2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1.1 Khái lược về Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằngsông Cửu Long chi nhánh Hà Nội sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành lập năm 1997 theo quyết định 769/TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998 với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, cho vay hỗ trợ sắp xếp, chỉnh trang lại khu dân cư, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới để cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân. Đến năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 160/2001/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu MHB nhằm xây dựng MHB thành một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, đóng vai trò chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động an toàn, hiệu quả. MHB cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tài chính của một ngân hàng hiện đại. Cho đến nay, MHB đã nhận được sự tín nhiệm rất lớn từ khách hàng.
Ngày 20/7/2011, Ngân hàng MHB đã tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thành công với 17,74 triệu cổ phần được đấu giá với 3.744 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham gia. Ngân hàng MHB được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm những tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, ổn định, an toàn và được cấp phép đạt mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong năm 2012. Năm 2012, cũng là năm thứ 5 liên tiếp MHB vinh dự nhận giải Thương hiệu mạnh tại Việt Nam.
2014
nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau gần 17 năm hoạt động, tính
đến năm 2014, tổng tài sản của MHB đạt gần 50.000 tỷ đồng (tương đương 2,3
tỷ USD), tăng gấp 160 lần so với ngày đầu thành lập.
Tính đến cuối năm 2013, MHB là một trong tám ngân hàng có mạng lưới rộng nhất tại Việt Nam với 230 chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc hoạt động ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (MHB Hà Nội) được thành lập ngày 04/07/2003, trụ sở tại số 41A Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội theo Quyết định số 46/2003/QĐ -NHN- HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng MHB ngày 04/07/2003 về việc thành lập Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 16/10/2003. Đây là chi nhánh đầu tiên được thành lập ở khu vực phía Bắc. Đến tháng 8/2008, chi nhánh chuyển sang trụ sở mới tại số 56 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại hơn, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
MHB Hà Nội là ngân hàng hoạt động đa năng, chuyên sâu về lĩnh vực cho vay và phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng. Đối tượng cho vay đa dạng bao gồm cả các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, cá nhân hộ gia đình. Tuy nhiên, hiện nay MHB Hà Nội đang tập trung phát triển cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu.
Tính đến ngày 31/12/2013 MHB Hà Nội có tổng số 243 cán bộ, nhân viên; 07 phòng nghiệp vụ và 18 phòng giao dịch trực thuộc. Trong đó, các phòng giao dịch cung cấp đa dạng các dịch vụ như một ngân hàng thu nhỏ với các nghiệp vụ chủ yếu: huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, phát hành thẻ.
Với mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, MHB sẽ xây dựng và cơ cấu lại mô hình tổ chức và phương thức quản trị theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng nguồn nhân lực,
đẩy mạnh đầu tư công nghệ, tạo điều kiện cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ tiện ích trong môi trường hội nhập quốc tế và cạnh tranh.
Cũng như hầu hết các NHTM khác, hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của MHB Hà Nội gồm:
- Huy động vốn dưới các hình thức: tiền gửi tiết kiệm; tiền gửi của các tổ chức
kinh tế, xã hội; phát hành giấy tờ có giá, vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.
- Tín dụng và đầu tư: cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp,
hộ gia đình, cho vay đầu tư dự án.
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng: chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế,
chuyển tiền biên mậu, phát hành thẻ ATM.
MHB Hà Nội gồm các phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý hoạt động của trụ sở cũng như các PGD trực thuộc, đưa ra các quyết định quan trọng đối với các hợp đồng và các vấn đề vượt ra khỏi thẩm quyền, chức năng của PGD, đề ra các định hướng phát triển cho toàn hệ thống trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.1.1.2 Kết quả hoạt động
a. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1 Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2011-Tháng 6/2014
9 5
Huy động thị trường 2 8Ĩ
Õ"
Tổng nguồn vốn huy động 2.86
6-2014 Du nợ ngắn hạn 76 9 772 1.06 2 1123 %/Tổng dư nợ 56 % 53% 68% 74% Du nợ trung dài hạn 60 4 684 500 395 %/Tổng dư nợ 44 % 47% 32% 26% Tổng dư nợ 1.37 3 1.456 2 1.56 1.518
(Nguồn: Phòng nguồn vốn MHB Hà Nội)
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của MHB Hà Nội có xu hướng giảm. Sự sụt giảm về vốn này xảy ra chủ yếu ở thị trường 2. Trước năm 2012, MHB Hà Nội là một trong hai chi nhánh cấp 1 được Tổng
39
giám đốc MHB ủy quyền huy động vốn trên thị truờng 2 duới sự giám sát của Ban Quản lý Nguồn vốn Hội sở. Ke từ năm 2012, tuân thủ quy định của Ngân hàng nhà nuớc, chi nhánh MHB Hà Nội đã không thực hiện huy động vốn trên thị truờng này.
Nguồn huy động thị truờng một không ổn định, trong năm 2012 tổng nguồn vốn huy động tại thị truờng một tăng 650 tỷ đồng so với năm 2011, tuy nhiên sang năm 2013 và 2014 thì tổng số vốn huy động tại thị truờng một đang có xu huớng giảm xuống. Nguyên nhân dẫn đến kết quả huy động vốn trên thị truờng một của MHB Hà Nội không đuợc nhu mong đợi là do:
Nguyên nhân khách quan: Giai đoạn năm 2011- tháng 6/2014 là giai đoạn khó khăn nền kinh tế nuớc ta cũng nhu của thị truờng tài chính cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của những tổ chức tín dụng trong và ngoài nuớc.
Nguyên nhân chủ quan: Đó là do thuơng hiệu MHB đối với khu vực Hà Nội còn chua mạnh, dân chúng và các tổ chức kinh tế xã hội chua đuợc biết đến nhiều.
b. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.2 Dư nợ phân theo kỳ hạn của giai đoạn 2011-tháng 6/2014
Năm 2011, đánh dấu bước chuyển đổi mạnh mẽ về chất và lượng trong hoạt động cho vay của MHB Hà Nội. Tổng dự nợ cho vay vào thời điểm cuối năm 2011 của MHB Hà Nội là 1.373 tỷ đồng, tăng 545 tỷ đồng so với năm 2010 (tương ứng tốc độ tăng trưởng là 65,8%). Tiếp đà tăng trưởng của năm 2011, năm 2012 và 2013 dư nợ cho vay của chi nhánh Hà Nội tiếp tục tăng trưởng với mức tăng tương ứng là 33,1% và 10,2%. Tuy nhiên, trong sáu tháng đầu năm 2014, dư nợ cho vay của MHB Hà Nội giảm 5,4% xuống mức 1.904 tỷ đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tổng dư nợ của chi nhánh bị giảm sụt trong năm 2014, nhưng chủ yếu là nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của những khách hàng hiện tại, cũng như ảnh hưởng tới hoạt động tìm kiếm khách hàng mới của MHB Hà Nội. Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân cũng đến từ chính sách sàng lọc khách hàng hiện tại của MHB Hà Nội.
Trong năm 2011 và 2012, dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm trên 40% tổng dư nợ thì sang năm 2013 và 2014 tỷ lệ này giảm xuống còn 32% và 26%. Sự giảm sút dư nợ trung và dài hạn trong hai năm gần đây của MHB Hà Nội là do các nguyên nhân sau: Thị trường bất động sản đóng băng nên MHB Hà Nội đã thận trọng hơn trong việc tài trợ cho vay đối với các dự án xây dựng mới; Các khoản vay trung và dài hạn tuy đem lại lợi nhuận cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn hiện nay. Vì vậy, MHB Hà Nội đã hướng hoạt động cho vay của mình sang các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.
c. Hoạt động khác
Bên cạnh hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, MHB Hà Nội còn cung cấp đa dạng các dịch vụ: dịch vụ chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, chiết khấu chứng từ, kinh doanh ngoại tệ. Việc mở rộng các hoạt động dịch vụ ngày càng được chú trọng hơn bên cạnh các hoạt động truyền thống do xu thế hội nhập, công nghệ ngân hàng ngày càng phát triển và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên khốc liệt hơn.
2011 2012 2013 6-2014
Số dự án đầu tư MHB Hà Nội cho vay trong năm
5 8 6 3
Doanh số cho vay (tỷ VND) 22
0 250 110 56
Doanh số cho vay bình quân một dự án (tỷ VND)
44 31.25 18.33 18.67
Dư nợ tại 31/12/200X (tỷ VND) 29
4 395 350 282
%/Tổng dư nợ trung dài hạn tại 31/12/200X
72% 67% 81% 83%
d. Lợi nhuận của ngân hàng
Đơn vị: tỷ đồng
B Lợi nhuận lũy kế
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng 2014
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận của MHB Hà Nội qua các năm
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán cuối năm MHB Hà Nội)
Có thể thấy lợi nhuận của MHB Hà Nội không ổn định qua các năm. Năm
2012, mặc dù nguồn vốn thị trường 1 của chi nhánh tăng rõ rệt song không còn nguồn vốn thị trường 2 hoàn toàn không còn, tổng tài sản giảm tác động làm giảm lợi nhuận. Năm 2013, nguồn vốn huy động giảm so với năm 2012, tổng tài sản giảm tuy nhiên lợi nhuận MHB Hà Nội tăng là do lãi suất cho vay năm 2013 khá cao, khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay được nới rộng. Neu tiếp tục duy trì tình hình kinh doanh như 6 tháng đầu năm thì đến cuối năm 2014, lợi nhuận lũy kế chi nhánh đạt được là 44 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2013. Nguyên nhân là do năm 2014, chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động giảm, đồng thời nợ xấu gia tăng ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình kinh doanh của chi nhánh.