THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI MHB HÀ

Một phần của tài liệu 1358 thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại NHTM CP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 71)

gian qua. Có một phần nguyên nhân từ kết quả công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại MHB Hà Nội.

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI MHBHÀ NỘI HÀ NỘI

2.2.1 Tổ chức thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại MHB Hà Nội

Trên cơ sở các qui định của Pháp luật đầu tư nói chung, qui định của NHNN Việt Nam về hoạt động tín dụng, MHB nói chung và MHB Hà Nội nói riêng tiến hành tổ chức thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay theo 3 nội dung chính

là: phân giao nhiệm vụ và đội ngũ CBTĐ, qui trình thẩm định, các căn cứ và phương tiện thẩm định.

2.2.1.1 Phân giao nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ thẩm định

a. về phân giao nhiệm vụ

Phòng Doanh nghiệp lớn và Định chế tài chính Hội sở MHB là đơn vị chuyên quản thực hiện quản lý về hoạt động hoạt động cho vay đầu tư dự án của MHB. Trong công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn MHB, Phòng Doanh nghiệp lớn và Định chế tài chính có nhiệm vụ như sau:

- Trực tiếp thẩm định các dự án vay vốn mà theo quyết định của Tổng Giám đốc MHB, Hội đồng quản trị MHB, Phòng Doanh nghiệp lớn và Định chế tài chính phải thực hiện thẩm định trực tiếp, chỉ đưa về chi nhánh của MHB để thực hiện giải ngân và theo dõi thu nợ.

- Tái thẩm định đối với các dự án vay vốn vượt mức uỷ quyền phán quyết cho

vay của các chi nhánh MHB.

Tại chi nhánh MHB Hà Nội, công tác thẩm định dự án vay vốn được phân công cụ thể như sau:

- Trường hợp khách hàng của chi nhánh thì Phòng Kinh doanh và Phòng

Quản lý rủi ro trực tiếp tham gia thẩm định.

- Trường hợp khách hàng của các Phòng giao dịch (PGD) thì PGD và Phòng

Quản lý rủi ro trực tiếp tham gia thẩm định, trong trường hợp cần thiết Ban lãnh đạo chi nhánh có thể yêu cầu Phòng Kinh doanh cùng tham gia thẩm định.

Phòng Kinh doanh hoặc PGD chịu trách nhiệm thẩm định dự án vay vốn và lập báo cáo thẩm định. Sau đó, Phòng Quản lý rủi ro sẽ có trách nhiệm x em xét, đánh giá lại các nội dung thẩm định của Phòng Kinh doanh hoặc PGD, đặc biệt lưu ý nội dung đánh giá rủi ro của khoản vay trong đó có các yếu tố rủi ro của dự án đầu tư. Phòng Quản lý rủi ro sẽ lập báo cáo quản lý rủi ro trình Ban lãnh đạo Chi nhánh tiếp tục xem xét và đưa ra quyết định đối với dự án vay vốn.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân giao nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư

(Nguồn: Bảng phân công nhiệm vụ năm 2013 của Giám đốc MHB Hà Nội) b. Đội ngũ cán bộ thực hiện

Cán bộ thực hiện thẩm định dự án tại MHB Hà Nội nói riêng và MHB nói chung là CBTĐ (cán bộ kinh doanh và cán bộ quản lý rủi ro tại Chi nhánh MHB)

Tại MHB Hà Nội, cán bộ kinh doanh và cán bộ quản lý rủi ro thực hiện theo phân giao nhiệm của Phòng Kinh doanh và Phòng Quản lý rủi ro đã đề cập ở phần trên.

Hiện tại, đội ngũ CBTĐ tại chi nhánh Hà Nội là 78 người, chiếm gần 1/3 đội ngũ lao động của chi nhánh. Số CBTĐ thực hiện công tác thẩm định dự án chiếm gần 30% tổng số CBTĐ của chi nhánh. 100% số CBTĐ dự án đầu tư có trình độ đại học, trong đó khoảng 10% cán bộ có trình độ sau đại học. Tuy

nhiên, CBTĐ được đào tạo về chuyên ngành tài chính, ngân hàng chỉ chiếm 50% và theo đánh giá của tác giả, đội ngũ cán bộ hiện còn thiếu chuyên nghiệp và chưa được đào tạo bài bản về kĩ năng thẩm định, phân tích dự án đầu tư. Trong thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư tại MHB Hà Nội, các CBTĐ chủ yếu là tự nghiên cứu và triển khai bằng kinh nghiệm thực tiễn bản thân, do vậy chuyên môn và nghiệp vụ chưa bài bản và thành thục. Điều này đặt ra đòi hỏi cấp thiết phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ CBTĐ dự án vay vốn ở MHB Hà Nội.

2.2.1.2 Qui trình thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại MHB

Trong giai đoạn từ 2000 đến nay, qui định về qui trình tín dụng của MHB đã trải qua 03 lần thay đổi.

Trước ngày 01/7/2005, qui trình cho vay nói chung và cho vay đầu tư dự án nói riêng của MHB được thực hiện theo qui trình tín dụng ban hành theo Quyết định số 12/2002/QĐ-NHN ngày 20/3/2002 của Tổng Giám đốc MHB.

Từ ngày 01/7/2005 đến 28/12/2007, qui trình cho vay nói chung và cho vay đầu tư dự án nói riêng của MHB được thực hiện theo qui trình tín dụng số 319/QTTD-NHN do Tổng Giám đốc MHB ban hành ngày 27/5/2005. Điểm mới cơ bản của qui trình tín dụng này so với Quy trình tín dụng cũ là sự tách bạch giữa

nhiệm vụ của CBTD khách hàng và CBTD thẩm định trong toàn bộ qui trình xét

duyệt cho vay, cho vay và quản lý khách hàng nhằm tách bạch giữa khâu tiếp xúc, thẩm định và quản lý khách hàng để giảm thiểu rủi ro phát sinh.

Sau một thời gian thực hiện qui trình tín dụng nói trên, chất lượng tín dụng của MHB đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng tín dụng của MHB, ngày 28/12/2007, Tổng Giám đốc MHB đã ban hành qui trình tín dụng số 1821/NHN-TD, có hiệu lực từ ngày 01/01/2008, cụ thể:

Bước 1: Cán bộ kinh doanh (cán bộ thẩm định) hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ.

(ghi rõ ý kiến đề xuất cho vay/không cho vay) trình Lãnh đạo Phòng Kinh doanh.

Bước 3: Quyết định cho vay

Nếu Lãnh đạo Phòng Kinh doanh đồng ý cho vay, Cán bộ kinh doanh chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn và tờ trình thẩm định sang Phòng quản lý rủi ro để Cán bộ quản lý rủi ro thẩm định và lập báo cáo đánh giá rủi ro, trình Trưởng Phòng Quản lý rủi ro có ý kiến trình Giám đốc hoặc người được ủy quyền phê duyệt. Nếu vượt mức phán quyết cho vay thì trình tiếp cấp thẩm quyền theo qui định về ủy quyền phán quyết cho vay hiện hành của MHB.

Bước 4: Phòng Kinh doanh phối hợp cùng Phòng Hỗ trợ kinh doanh thực hiện hoàn chỉnh thủ tục, lập và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có).

Bước 5: Giải ngân - kiểm soát sau khi cho vay - thu nợ - xử lý nợ (nếu có) - thanh lý Hợp đồng tín dụng. Bước này chủ yếu do Phòng Kinh doanh và Hỗ trợ kinh doanh phối hợp thực hiện. Phòng Quản lý rủi ro sẽ tham gia nếu khoản nợ nảy sinh vấn đề xấu cần xử lý.

Ngày 21/12/2009, Tổng Giám đốc MHB đã ban hành qui trình tín dụng số 76/QĐ-NHN, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, tuy nhiên quy trình này chỉ mang tính chất sửa đổi và bổ sung phần công việc của Phòng Hỗ trợ kinh doanh trong quá trình nhập số liệu trên hệ thống Intellect, lưu trữ hồ sơ vay vốn.

Công tác thẩm định dự án trong hoạt động cho vay tại MHB được thực hiện theo qui trình sau:

Sơ đô 2.2: Qui trình thâm định dự án đâu tư tại MHB

2.2.1.3 Các căn cứ và phương tiện thẩm định

a. Căn cứ thẩm định dự án vay vốn

Bên cạnh hệ thống các văn bản Pháp luật về quản lý đầu tu, xây dựng, các tiêu chuẩn, định mức, qui phạm của từng ngành nghề đuợc Nhà nuớc và các Bộ ngành liên quan ban hành chính thức, CBTĐ của MHB Hà Nội thực hiện thẩm định dự án vay vốn dựa trên cơ sở hệ thống các văn bản qui định, huớng dẫn của MHB về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay theo dự án đầu tu nói riêng. Hệ thống các văn bản còn hiệu lực do MHB ban hành mà CB TĐ dự án vay vốn MHB phải tuân thủ bao gồm:

- Huớng dẫn thẩm định đầu tu tín dụng đối với doanh nghiệp số 126/CV-

NHN ngày 17/7/2000 do Tổng Giám đốc MHB ban hành.

- Văn bản 370/HD-NHN-TD do Tổng Giám đốc MHB ban hành ngày

07/05/2007 và văn bản sửa đổi bổ sung số 813.

- Quy chế tín dụng đối với khách hàng số 74/QĐ-NHN ngày 21/12/2009 do

Hội đồng Quản trị MHB ban hành.

- Quy trình tín dụng số 76/QĐ-NHN ngày 21/12/2009 do Tổng Giám đốc

MHB ban hành.

- Văn bản số 919/NHN-QLRR ngày 25/05/2011 và văn bản sửa đổi bổ sung

số 1070 ngày 23/06/2011.

b. Phương tiện thẩm định dự án vay vốn

Hiện nay, hệ thống máy tính của MHB Hà Nội 100% đã đuợc nối mạng Internet, tạo điều kiện thuận lợi cho CBTĐ trong việc khai thác thông tin. Hội sở MHB đã thành lập Trung tâm thông tin tín dụng Hội sở (CIH) có chức năng luu trữ, theo dõi và cập nhật thông tin về tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng với MHB cũng nhu quan hệ tín dụng với các Tổ chức tín dụng khác (thông qua liên kết thông tin với Trung tâm Thông tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam - CIC). Khi thẩm định một khách hàng xin vay vốn, CBTĐ phải thẩm định về uy tín, năng lực của chủ đầu tu. CIH sẽ cung cấp cho CBTĐ các thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng của chủ đầu tu đó với MHB và các tổ chức tín dụng khác.

Ngoài ra, các phần mềm chấm điểm, xếp hạng khách hàng, phần mềm tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án (hiện tại là phần mềm Excel) đã được các CBTĐ của MHB Hà Nội khai thác. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng công cụ tính toán chỉ tiêu tài chính dự án ở phần mềm Excel còn hạn chế, chỉ tập trung ở Phòng Kinh doanh và Phòng Quản lý rủi ro của chi nhánh.

2.2.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư

Hiện tại, hoạt động cho vay đầu tư dự án tại MHB thực hiện theo văn bản hướng dẫn số 126/NHN-HD do Tổng Giám đốc MHB ban hành ngày 17/7/2000. Theo đó, các nội dung thẩm định đối với một dự án đầu tư bao gồm:

- Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn (bao gồm cả thẩm định và đánh giá về tư cách, uy tín của người lãnh đạo doanh nghiệp vay vốn)

- Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng vay vốn

- Thẩm định dự án vay vốn

- Thẩm định tài sản bảo đảm cho khoản vay

Nội dung thẩm định tư cách pháp lý và tình hình tài chính, thẩm định dự án đầu tư của khách hàng vay vốn và thẩm định tài sản bảo đảm theo qui định tại hướng dẫn số 126/NHN-HD về cơ bản thống nhất với nội dung thẩm định tư cách pháp lý và tình hình tài chính DAĐT tài sản bảo đảm nêu tại Chương 1.

2.2.2.1 Thẩm định tính pháp lý của một dự án đầu tư

Tính pháp lý của DAĐT có vai trò vô cùng to lớn đối với công tác thẩm định DAĐT tại ngân hàng. Nếu một DAĐT không có tính pháp lý hoặc không có đẩy đủ tính pháp lý thì ngân hàng sẽ trả lại hồ sơ và ra quyết định không cho vay. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư có thể đưa ra được đầy đủ các chứng từ chứng minh được việc thực hiện DAĐT là hợp pháp thì ngân hàng mới tiến hành các bước thẩm định tiếp theo. Căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất để chứng minh tính pháp lý của DAĐT là “Giấy chứng nhận đầu tư” do các cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại dự án khác nhau mà CBTĐ có thể yêu cầu khách hàng cung cấp các văn bản cần thiết khác như:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với dự án chủ đầu tu đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc văn bản giới thiệu địa điểm, thỏa thuận cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án chủ đầu tu chua có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);

- Các văn bản thỏa thuận về đền bù giải phóng mặt bằng, phuơng án tái định cu (đối với các dự án có yêu cầu tái định cu);

- Các thỏa thuận, các hợp đồng, các hiệp định, các văn bản khác liên quan đến

dự án.

Nhu vậy, trong quá trình thẩm định tính pháp lý của DAĐT thì CBTĐ phải đánh giá xem dự án đầu tu có đuợc lập và đáp ứng đầy đủ các quy định của Pháp luật đặc biệt là các quy định tại Luật đầu tu 2005 và các văn bản huớng dẫn thi hành Luật đầu tu hay không? Nhìn chung, thẩm định nội dung này đuợc thực hiện tuơng đối tốt trong công tác thẩm định dự án vay vốn của MHB Hà Nội.

2.2.2.2 Thẩm định tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn đầu tư

a. Tổng chi phí đầu tư dự án:

CBTĐ xác định vốn cố định và vốn luu động ban đầu của dự án đầu tu: Vốn cố định gồm vốn thiết bị, vốn xây lắp, giá trị thuê đất đã trả truớc (nếu có), dự phòng phí và các chi phí khác nhu lãi vay phải trả trong thời gian xây dựng cơ bản, chi phí lập dự án, thiết kế...; Vốn luu động ban đầu bao gồm số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho việc dự trữ các tài sản luu động nhằm đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của dự án trong chu kỳ sản xuất đầu tiên.

b. Nguồn vốn đầu tư

CBTĐ phải xác định nguồn vốn đầu tu dự án: Vốn tự có của chủ đầu tu, vốn ngân sách cấp, vốn khác (vốn góp liên doanh, cổ phần), vốn vay (vay nuớc ngoài hoặc trả chậm thiết bị, vay tổ chức tín dụng khác, vay MHB, vay cán bộ công nhân viên). Với từng loại vốn, CBTĐ phải xác định số tiền (xác định cụ thể vốn bằng tiền và vốn bằng hiện vật), tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng dự toán.

2.2.2.3 Phân tích tính khả thi của dự án

a. Nhu cầu và mục đích vay

CBTĐ xem xét nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp cho dự án, xem xét số vốn vay đó dùng cho hạng mục nào?

b. Nguyên, nhiên vật liệu

Các nội dung mà CBTĐ cần xem xét là: Vấn đề dự trù nguyên nhiên vật liệu; Nguồn cung cấp, khả năng cung cấp cho dự án; Nguồn năng luợng: điện, than...; Vị trí xa, gần nơi xây dựng dự án, điều kiện giao thông, phuơng thức vận chuyển; Vấn đề sử dụng nguyên nhiên vật liệu thay thế; Tính mùa vụ của nguồn cung cấp; Tính ổn định của giá cả nguyên nhiên vật liệu; Chất luợng nguyên nhiên vật liệu; Yêu cầu dự trữ nguyên nhiên vật liệu.

c. Phân tích công nghệ và thiết bị

CBTĐ cần tìm hiểu xem quy trình công nghệ của dự án đơn giản hay phức tạp, máy móc thiết bị cần phải phù hợp với công nghệ đó (nếu quá hiện đại sẽ tốn chi phí đầu tu, nếu lạc hậu thì công suất sẽ thấp và giá thành sẽ cao). Đối với các thiết bị nhập khẩu là thiết bị cũ (secondhand) cần thuê công ty giám định xác định chất luợng giá cả, công nghệ,...

d. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

CBTĐ phải giới thiệu những điểm cơ bản về sản phẩm, dịch vụ trong đó nêu lên đuợc những uu điểm nổi bật, đánh giá nhu cầu thị truờng hiện tại thông qua phân tích thị truờng trong và ngoài nuớc; xác định nhu cầu thị truờng tiêu thụ trong tuơng lai khi dự án đi vào hoạt động. Đồng thời, CBTĐ phải xem xét đến yếu tố cung, cụ thể là xác định khả năng cung cấp hàng hoá hiện tại và trong tuơng lai; thẩm định hệ thống và phuơng thức bán hàng, các biện pháp phòng chống rủi ro.

e. Tổ chức, quản lý sản xuất và lao động

Nội dung cuối cùng trong thẩm định tính khả thi của dự án là CBTĐ cần xem

Một phần của tài liệu 1358 thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại NHTM CP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w