Rủi ro tín dụng được chia thành hai nhóm chính: Rủi ro giao dịch và rủi ro danh

Một phần của tài liệu 1284 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 26 - 31)

rủi

ro danh mục

Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng

a. Rủi ro giao dịch

Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm: rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ.

- Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến việc đánh giá và phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết

định cho vay.

- Rủi ro đảm bảo: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm

bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

- Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật

Rủi ro danh mục là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

- Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động

hoặc đặc điểm sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung cho vay đối với một số khách hàng, hoặc tập trung cho vay trên một ngành nghề, lĩnh vực kinh tế hoặc

trong cùng một vùng địa lý nhất định,...

Rủi ro danh mục có liên quan chặt chẽ với rủi ro giao dịch. Rủi ro giao dịch lớn sẽ dẫn đến rủi ro danh mục gia tăng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là rủi ro giao dịch thấp thì rủi ro danh mục sẽ thấp vì rủi ro danh mục còn phụ thuộc vào danh mục cho vay của ngân hàng có đa dạng hay chỉ tập trung chủ yếu vào một số ngành nghề, lĩnh vực kinh tế nào đó.

1.2.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

RRTD có nhiều nguyên nhân cả về khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân khách quan chủ yếu đến từ các yếu tố môi trường bên ngoài. Nguyên nhân chủ quan đến từ những sai sót trong nội bộ ngân hàng hoặc đến từ chính những khách hàng vay vốn. Ta có thể phân chia nguyên nhân phát sinh RRTD thành ba nhóm nguyên nhân chính đó là: Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài, nguyên nhân từ phía khách hàng và nguyên nhân từ phía ngân hàng.

1.2.3.1. Yếu tố vĩ mô

- Môi trường kinh tế không ổn định.

Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng gồm: tính chu kỳ của nền kinh tế; các biến số kinh tế vĩ mô như: lãi suất, lạm phát, tỷ giá; các chính sách kinh tế của Chính phủ như: tiền lương, đầu tư công, ưu tiên đầu tư, miễn giảm thuế, xuất nhập khẩu... Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, vững mạnh, các chính sách kinh tế thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng vay kinh doanh có hiệu

cao, tình trạng thất nghiệp gia tăng, tựu chung lại khiến cho tình hình tài chính của khách hàng thiếu ổn định, gặp nhiều khó khăn, có thể dẫn đến phá sản, mất khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng, làm gia tăng RRTD.

- Môi trường tự nhiên biến đổi nhanh chóng.

Môi trường tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, các nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng,... Môi trường tự nhiên ảnh hưởng to lớn đến mọi hoạt động của đời sống xã hội, nó còn là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành nghề như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải,... Trong nhiều trường hợp thì yếu tố tự nhiên là điều kiện thuận lời hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó thì các yếu tố môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh,... có thể xảy ra bất cứ lúc nào, là nguyên nhân bất khả kháng tác động tới khách hàng vay. Rủi ro cho vay là rất lớn và khó kiểm soát hiệu quả được, khả năng không thu hồi được nợ cao.

- Môi trường chính trị.

Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm để phân tích, dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất kinh doanh.

Môi trường chính trị ổn định hay biến động là những tín hiệu ban đầu để các doanh nghiệp nhận diện cơ hội hay nguy cơ sau đó đưa ra các quyết định đầu tư. Nếu môi trường chính trị bất ổn, bị cấm vận về kinh tế, tệ nạn xã hội gia tăng thì doanh nghiệp luôn phải đặt ra những quyết định đầu tư dè chừng, thu hẹp thậm chí ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời hạn, tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ, khiến rủi ro cho vay của các NHTM tăng cao khi không thu hồi được nợ, mặt khác chất lượng và hiệu quả danh mục đầu tư của chính NHTM cũng khó có thể đạt như kỳ vọng, gây tổn thất nguồn vốn và thậm chí dẫn đến phá sản.

- Môi trường pháp lý.

Môi trường pháp lý đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Chính sách, quy định, luật lệ là

những công cụ không thể thiếu để điều hành nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển công bằng, hiệu quả và bền vững. Khi hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập và hạn chế sẽ gây khó khăn trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ vay của các ngân hàng. Không những vậy, môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở dễ bị các đối tượng lợi dụng để lách luật, trốn thuế, lừa đảo, rửa tiền, tham ô chiếm đoạt tài sản,... dẫn đến nền kinh tế xã hội kém ổn định, ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của các NHTM, đặc biệt là rủi ro tăng cao khi cho vay.

1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng không hợp lý.

Chính sách tín dụng của ngân hàng định hướng mục tiêu hoạt động tín dụng của ngân hàng theo từng thời kỳ sao cho phù hợp với tình hình kinh tế chung, là khung chỉ dẫn để các nhà quản lý và cán bộ đưa ra các quyết định tín dụng phù hợp. Nếu chính sách tín dụng thiếu hợp lý, không chặt chẽ có thể dẫn đến rủi ro về tín dụng.

- Công tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo.

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra của ngân hàng Nhà nước ở tính thời gian vì có thể tiếp cận nhanh chóng ngay khi vừa phát sinh vấn đề. Đồng thời người kiểm tra là người nội bộ trong ngân hàng, nắm vững các quy trình quy định, luôn thực hiện việc kiểm tra nội bộ thường xuyên, sâu sát mọi bộ phận. Họ chính là các “bác sĩ” có thể chỉ ra những vấn đề, phát hiện kịp thời rủi ro và cảnh báo đến ban lãnh đạo thực hiện việc cấp tín dụng, sớm tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Nếu công tác kiểm tra nội bộ không được tiến hành thường xuyên sẽ bỏ sót những vấn đề có thể phát sinh RRTD cho ngân hàng.

- Năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng.

Để đảm bảo công tác tín dụng đạt được những mục tiêu đã đề ra thì năng lực chuyên môn và đạo đức cán bộ là yếu tố rất quan trọng. Do tính phức tạp trong quy trình thẩm định, việc đánh giá các phương án, dự án đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, có sự am hiểu về lĩnh vực ngành nghề,

am hiểu về khách hàng và các phương diện khác liên quan đến việc sử dụng vốn tín dụng. Nếu một cán bộ không đủ năng lực chuyên môn, không ý thức được trách nhiệm của bản thân, có những hành động vi phạm đạo đức, lợi dụng quy trình quy định để gian lận trục lợi sẽ là nguyên nhân dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng.

- Thiếu sự quản lý và giám sát sau cho vay.

Các ngân hàng thường chỉ tập trung vào khâu thẩm định trước khi cho vay mà thường buông lỏng việc giám sát sau cho vay. Việc theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng sau cho vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn, cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn là trách nhiệm quan trọng của cán bộ tín dụng. Nếu việc giám sát sau khi cho vay không được thực hiện dễ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng như khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng không trả nợ đúng hạn.

- Không sẵn có những thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định tín dụng.

Chất lượng của thông tin có tác động trực tiếp đến tính chính xác của những quyết định tín dụng được đưa ra. Cơ sở dữ liệu nghèo nàn về khách hàng và môi trường kinh doanh của khách hàng có thể đưa ngân hàng đến những quyết định sai lầm trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, chậm phát hiện rủi ro hoặc biện pháp xử lý rủi ro (XLRR) không phù hợp.

- Ngân hàng chỉ tập trung cho vay trên một đối tượng khách hàng, lĩnh vực ngành nghề nhất định.

Việc các ngân hàng quá tập trung cho vay trên một đối tượng khách hàng (hoặc một nhóm khách hàng), một lĩnh vực ngành nghề hoặc một khu vực địa lý làm giảm khả năng phân tán rủi ro cho ngân hàng. Các đối tượng trên có mức độ tập trung cao, một khi xảy ra biến động sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn cho ngân hàng.

1.2.3.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay.

Đây là vấn đề liên quan đến đạo đức của khách hàng. Sự thiếu thiện chí trong quá trình vay vốn được biểu hiện như cố tình sử dụng vốn sai mục đích, lợi dụng kẽ

hở để lừa đảo, chiếm đoạt vốn từ ngân hàng, hoặc có thể có những hành vi gián tiếp ảnh hưởng đến khoản tín dụng tại ngân hàng như kinh doanh trái pháp luật, vi phạm pháp luật, có hành vi lừa đảo đối tác,... Việc thẩm định một khách hàng cố tình lừa đảo sẽ khó khăn hơn một khách hàng có nhu cầu vay vốn thực sự bởi vì những khách hàng này sẽ che đậy tinh vi các dấu hiệu lừa đảo, dễ dàng tạo được niềm tin với ngân hàng. Để có thể đề phòng rủi ro lừa đảo từ phía khách hàng không chỉ đòi hỏi sự nhạy bén của cán bộ tín dụng mà còn cần một quy trình cấp tín dụng và quản lý giám sát sau tín dụng chặt chẽ từ ngân hàng.

- Sử dụng vốn sai mục đích.

Ngân hàng cấp tín dụng dựa trên việc thẩm định phương án vay vốn của khách hàng. Nếu khách hàng cố ý sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến nguồn tiền để trả nợ không đến từ phương án đã được thẩm định mà đến từ những nguồn khác. Điều này dẫn đến hậu quả ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền của khách hàng, làm gia tăng RRTD cho ngân hàng.

- Năng lực tài chính của khách hàng không tốt, thiếu minh bạch.

Đối với khách hàng cá nhân khi tỷ lệ nợ trên tổng thu nhập cao và đối với khách hàng doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao sẽ làm gia tăng RRTD cho ngân hàng một khi cấp tín dụng cho các khách hàng này. Ngoài ra việc khách hàng không cung cấp được đầy đủ, rõ ràng, chính xác sổ sách kế toán, không phản ánh thực tế tình trạng kinh doanh hay thu nhập thực của khách hàng sẽ dẫn đến việc thẩm định, phân tích tín dụng của ngân hàng không còn nhiều ý nghĩa, dẫn đến rủi ro cho phía ngân hàng.

Tóm lại, dù nguyên nhân dẫn đến RRTD đến từ phía ngân hàng, khách hàng hay vì những lý do bất khả kháng thì đều gây nên hậu quả là khách hàng không thể hoàn trả được nợ vay. Do vậy việc nghiên cứu nguyên nhân gây ra RRTD có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các ngân hàng đưa ra những giải pháp để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro xảy ra cho hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu 1284 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w