Ngân hàng TMCP Công thường Việt Nam — Chi nhánh KCNPhú Tài
3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Nen kinh tế toàn cầu năm 2020 có phần kém tươi sáng do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) bùng phát mạnh và diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Dù các nền kinh tế đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong quý 3/2020, tuy nhiên con đường trở lại bình thường vẫn còn mong manh khi vắc-xin ngừa Covid-19 đã được phân phối tại nhiều quốc gia, nhưng số ca mắc mới vẫn gia tăng vào dịp cuối năm, đặc biệt khi xuất hiện biến thể của Covid-19 - chủng Delta. Hầu hết các tổ chức quốc tế đều có chung nhận định, kinh tế toàn cầu khó có thể phục hồi trong ngắn hạn mà sẽ phải mất nhiều năm.
Theo số liệu nghiên cứu kinh tế trên thế giới, mức độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020 giảm từ 5-7% so với mức độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới trong các năm trước và kinh tế thế giới cần thời gian ít nhất từ 2-3 năm, hoặc có thể lâu hơn để khôi phục lại được nhịp độ tăng trưởng ở thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát. Những nền kinh tế lâu nay chưa giải quyết được các vấn đề và bất cập mang tính cơ cấu cũng như phụ thuộc nhiều nhất vào các ngành dịch vụ thì đều bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Điểm sáng cuối năm 2020 khi các nhà nghiên cứu trên thế giới lần lượt cho ra đời các loại vắc-xin. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế thế giới phục hồi sau những chuỗi ngày ảm đạm. Kết quả là những tháng đầu năm 2021, tình hình
kinh tế thế giới khá khởi sắc, việc triển khai tiêm phòng vắc-xin nhanh chóng đã giúp giảm nhanh số ca lây nhiễm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tăng trưởng của các nền kinh tế cho thấy sự khác biệt do tốc độ triển khai vắc-xin và hỗ trợ chính sách khác nhau ở các quốc gia. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giữ nguyên dự báo kinh tế toàn cầu, với mức tăng trưởng 6,0% năm 2021. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế thế giới đang đối mặt với những rủi ro và yếu tố phi kinh tế như: rào cản hậu cần trong việc mua sắm và phân phối vắc xin; tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi có thể sẽ không như kỳ vọng khi các điều kiện tài chính bị thắt chặt đột ngột, làm gia tăng đứt gãy trong quá trình phục hồi toàn cầu; bất ổn xã hội, căng thẳng địa chính trị, các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng, hoặc thiên tai ngày càng tăng về tần suất và cường độ do biến đổi khí hậu có thể tiếp tục gây áp lực lên phục hồi kinh tế toàn cầu. Tất cả những vấn đề trên đang cho thấy nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thể khôi phục ổn định như thời điểm trước đại dịch, đem lại thách thức vô cùng lớn cho toàn bộ nền kinh tế thế giới
3.1.1.2. Bối cảnh trong nước
Cho dù bối cảnh toàn cầu có nhiều thách thức, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 vẫn giữ được mức tăng GDP dương, ước tính tăng 2,91% so với năm trước, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao trên thế giới.
Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ tiếp nối thành quả của năm 2020. Tuy nhiên do lượng cung vắc-xin còn khan hiếm, nền kinh tế sẽ cần những bước đi thận trọng hơn do Việt Nam là một thị trường có độ mở cao, dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ còn hạn chế, rất dễ bị tác động nếu dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại. Các NHTM cần phải theo sát tình hình diễn biến của dịch bệnh, các thay đổi trong chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ cũng như đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với ngành ngân hàng trong bối cảnh hiện nay để đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.