Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 1284 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 43 - 46)

thương

mại

1.3.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Chiến lược, kế hoạch quản trị RRTD.

Một NHTM cần có chiến lược và kế hoạch quản trị RRTD cụ thể cho từng thời kỳ. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro là xây dựng và thực thi các chính sách và biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững. Chiến lược quản trị RRTD phải đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đã được điều chỉnh rủi ro hoặc giảm tối đa chênh lệch giữa mức sinh lời thực tế và kỳ vọng của ngân hàng. Kế hoạch quản trị rủi ro là sự cụ thể hóa chiến lược quản trị rủi ro thành những công việc cụ thể để quản trị RRTD trong từng thời kỳ. Chiến lược và kế hoạch quản trị RRTD là yếu tố chủ quan hết sức quan trọng, thể hiện quan điểm và khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng.

cấp tín dụng cho từng đối tượng khách hàng hay lĩnh vực ngành nghề, thẩm quyền tín dụng, loại hình tín dụng, biện pháp bảo đảm, quy trình thực hiện cấp tín dụng, quy trình quản lý tín dụng, cơ chế lãi suất, ... Neu chính sách tín dụng được xây dựng và thực hiện một cách khoa học, đồng bộ và chặt chẽ sẽ đảm báo chất lượng tín dụng của ngân hàng đó. Ngược lại nếu việc xây dựng và thực hiện chính sách không hợp lý sẽ dẫn đến chất lượng tín dụng đi xuống, việc quản trị RRTD sẽ khó khăn hơn.

Quy trình tín dụng được xây dựng dựa trên chính sách tín dụng, quy định rõ ràng từng bước thực hiện cấp tín dụng cũng như chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận cán bộ, đơn vị có liên quan. Quy trình tín dụng chuẩn hóa sẽ giúp cán bộ thực hiện công việc một cách trơn tru, mang lại chất lượng phục vụ khách hàng và kiểm soát được rủi ro có thể xảy ra. Nếu quy trình tín dụng không thống nhất, đồng bộ sẽ làm cho công tác quản trị RRTD trở nên kém hiệu quả.

- Năng lực quản lý của ban lãnh đạo.

Ban lãnh đạo ngân hàng có đủ năng lực, có khả năng nhận thức tốt trong việc xác định tầm quan trọng cũng như có khả năng xây dựng một chiến lược và chính sách quản trị rủi ro phù hợp với đặc thù, quy mô hoạt động cho vay cũng như xu hướng phát triển của ngân hàng thì hoạt động quản trị RRTD sẽ đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó thì tầm nhìn, những dự báo của ban lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược quản trị RRTD trong từng thời kỳ.

- Nguồn nhân lực.

Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn đồng đều, am hiểu về nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm cao sẽ mang đến sự vận hành trơn tru cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời việc triển khai công tác quản trị RRTD cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh trình độ chuyên môn thì vấn đề đạo đức cán bộ cũng là vấn đề cần được quan tâm hiện nay đối với các ngân hàng, dễ dẫn đến rủi ro cao nếu không được lưu ý chặt chẽ, để cán bộ lợi dụng kẽ hở trục lợi cho bản thân.

Hệ thống thông tin cũng như trang thiết bị công nghệ hiện đại sẽ giúp NHTM dễ dàng tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời đưa ra những biện pháp ứng phó phù hợp. Không những vậy, công nghệ thông tin còn là yếu tố quan trọng giúp các NHTM xây dựng mô hình đo lường RRTD, mô hình quản trị RRTD , qua đó giúp công tác quản trị RRTD ngày càng phù hợp với chuẩn mực Quốc tế.

1.3.5.2. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD là những yếu tố xuất phát từ môi trường bên ngoài, như:

- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội,... biến động bất thường ngoài dự kiến.

Việc xây dựng chiến lược kinh doanh hay chiến lược quản trị rủi ro của một ngân hàng thường mang tính trung dài hạn, từ 5 đến 10 năm. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi sẽ làm thay đổi các yếu tố đầu vào của chiến lược quản trị RRTD tại các NHTM, làm cho chiến lược đó không còn phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Môi trường pháp lý chưa chặt chẽ, đầy đủ, kịp thời.

Môi trường pháp lý còn yếu kém sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược quản trị rủi ro của các NHTM. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật không được hướng dẫn đầy đủ dễ dẫn đến thi hành sai, gây hậu quả nghiêm trọng. Hoặc môi trường pháp lý không theo kịp tình hình thực tế, chậm cải tiến, đổi mới, cập nhật gây khó khăn cho công tác quản trị RRTD, nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, chứng khoán, ...

- Các thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Các NHTM xây dựng chiến lược quản trị RRTD dựa trên các chính sách của Chính phủ đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, theo từng thời kỳ nhất định. Việc thay đổi chính sách của Chính phủ phần nào sẽ có tác động đến NHTM, ví dụ như việc cắt giảm hỗ trợ lãi suất theo các gói ưu đãi đặc biệt của Chính phủ có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng, từ đó gây khó khăn cho công tác quản trị RRTD của NHTM.

Khách hàng là người lập phương án, dự án vay vốn, là người trực tiếp sử dụng vốn vào một mục đích nào đó, rủi ro từ phía khách hàng mang lại là vô cùng lớn. Do vậy yếu tố khách hàng luôn được các NHTM chú trọng đánh giá trong hoạt động quản trị RRTD. Việc đánh giá các rủi ro từ phía khách hàng giúp NHTM có những ứng xử phù hợp trong công tác quản trị rủi ro. Bởi vì khách hàng giao dịch với ngân hàng vô cùng đa dạng, nên những RRTD đi kèm cũng trở nên đa dạng và phức tạp, từ rủi ro về đạo đức khách hàng, rủi ro trong hoạt động kinh doanh, rủi ro về pháp lý,... gây nên nhiều trở ngại hơn cho NHTM trong công tác quản trị RRTD của mình.

Tóm lại, chúng ta thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Khi xây dựng chiến lược quản trị RRTD, chúng ta cần căn cứ vào tác động của các nhân tố để xây dựng hệ thống quản trị RRTD hiệu quả nhất.

1.4. Công tác quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương

mại

bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi

nhánh KCN Phú Tài

Một phần của tài liệu 1284 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w