Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Ch

Một phần của tài liệu 1284 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 64 - 70)

Nợ nhóm 1 4.730, 6 99, 8 5.042,7 99,87 5.707,99 99,89 5.816,15 96,7 Nợ nhóm 2 2,2 1 5 0,0 5 4,0 0,08 5- 0,1 0,003 5,78 0,4 Nợ nhóm 3 0, 5 0,0 1 0 ^^ 0^^ 4,4 0,08 0 0 Nợ nhóm 4 0 0 0 0 0^ 0 0,4 0,007 Nợ nhóm 5 68 1 4 0,1 3 2, 5 0,0 7^ 1,8 0,03 8 194,0 3,23 Nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) 7,3 1 5 0,1 3 2, 0,05 6,27 0,11 8 194,4 3,23 Nợ quá hạn 9,5 2 0,2^ 6,3 5 0,13 6,42 0,11 200,2 6 3,33

(Nguồn: Phòng Tông hợp, VietinBank - Chi nhánh KCNPhú Tài)

Tỷ trọng dư nợ cho vay không có bảo đảm tại chi nhánh giảm rõ rệt trong giai đoạn 2018 - 2020, thể hiện quyết tâm tái cơ cấu của ban lãnh đạo chi nhánh, đặt điều kiện tài sản bảo đảm lên hàng đầu trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn. Tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn chưa đến 2% trong năm 2020, giảm 11,66% so với cách đây 2 năm. Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo tương ứng cũng tăng lên đến 98%, một con số đem lại sự an toàn cao cho chi nhánh trong việc thu hồi nợ.

2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Chi nhánh KCN Phủ Tài

2.2.3.1. Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu

Trong những năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng tại VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài không ngừng tăng lên cả về quy mô lẫn tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng của chi

nhánh đã và đang được kiểm soát đúng định hướng của ban lãnh đạo đề ra. Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh và đồng thời cũng đôn đốc xử lý những khoản nợ xấu còn tồn đọng.

Bảng 2.7. Tình hình phân loại nợ tại chi nhánh giai đoạn 2018 - quý 2/2021

cho thấy nợ nhóm 1 vẫn luôn ổn định trong giai đoạn 2018 - 2020 khi chiếm 99% tổng dư nợ. Nhìn chung các năm từ 2018 - 2020 chi nhánh thực hiện việc kiểm soát chất lượng tín dụng tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu không vượt quá 0,2%, các khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh đều được xử lý kịp thời. Tuy nhiên cần lưu ý tại thời điểm 30/06/2021, nợ xấu tại chi nhánh đã tăng đột biến từ 6,27 tỷ đồng năm 2020 lên đến 194,48 tỷ (tăng gấp 31 lần), tỷ lệ nợ xấu quý 2/2021 cũng chiếm 3,23% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Đây là con số cần lưu tâm vì trong 5 năm trở lại đây, chi nhánh luôn kiểm soát nợ xấu với tỷ lệ thấp không vượt quá 0,2%.

15 010 0 50

0 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Quý 2-2021 VietinBank - Chi nhánh KCN

Phú Tài

7.31 2.3 6.27 194.48 Khu vực 52.46 39.47 72.49 99.89 Toàn hàng 77.68 68.15 58.91 89.06

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2018 - quý 2/2021

(Nguồn: Phòng Tổng hợp, VietinBank - Chi nhánh KCNPhú Tài)

Nhìn vào biểu đồ 2.5, ta có thể thấy xu hướng thay đổi của tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh giai đoạn 2018 - quý 2/2021. Trong giai đoạn trước đó, nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam nói chung phát triển mạnh mẽ và tương đối ổn định. Do vậy tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng cả về quy mô lẫn chất lượng nợ, với tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ổn định ở mức thấp và rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên chỉ sau hơn 1 năm trải qua nhiều làn sóng dịch bệnh của đại dịch toàn cầu Covid-19, khiến cho mọi hoạt động kinh tế đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các doanh nghiệp, người lao động trong nước cũng chịu nhiều tác động tiêu cực do khủng hoảng y tế, những biện pháp tăng cường giãn cách dẫn đến đình trệ lưu thông hàng hóa, các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, các dịch vụ vui chơi giải trí, hoạt động du lịch, vận tải,... đều bị ảnh hưởng sâu rộng. Và điều này cũng tác động tiêu cực đến chất lượng nợ tại các NHTM trong nước, trong đó có VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong quý 2/2021 lên đến 3,23%, vượt ngưỡng mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 3% mà NHNN đặt ra.

Trên thực tế, khoản tăng nợ xấu bất thường trên đến từ một khoản vay lớn của chi nhánh, tài trợ cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT của Công ty Cổ phần BOT Biên Cương. Dự án tài trợ vốn lên đến 8.866 tỷ đồng, thời hạn cho vay là 25 năm, dưới hình thức cho vay liên chi nhánh, với sự tham gia của 24 chi nhánh trong hệ thống ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài là một trong các chi nhánh thành viên, hạn mức dư nợ được chia sẻ là 200 tỷ đồng. Nợ xấu của khoản vay đến ngày 30/06/2021 là 193,24 tỷ đồng, chiếm 99,4% tổng nợ xấu của chi nhánh. Khoản vay này vẫn đang trong thời gian thử thách để trình phê duyệt cơ cấu phân loại nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nợ nhóm 1). Vì vậy VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài cũng như chi nhánh đầu mối và các chi nhánh thành viên khác luôn quan tâm sát sao, đốc thúc khách hàng hoàn thành các điều kiện cần và đủ để thực hiện cơ cấu nợ kịp thời.

Biểu đồ 2.6. So sánh số dư nợ xấu của chi nhánh với khu vực và toàn hàng giai đoạn 2018 - quý 2/2021

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Phòng Tổng hợp, VietinBank - Chi nhánh KCNPhú Tài)

Khoản cho vay tài trợ dự án trên đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh khi so sánh với số nợ xấu trung bình khu vực và toàn hàng.

Trong giai đoạn 2018 - 2020, chi nhánh luôn thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng rất tốt, không để phát sinh nợ xấu và góp phần cải thiện chất lượng tín dụng khu vực và toàn hàng. Số dư nợ xấu tăng đột biến trong nửa đầu năm 2021 khiến cho đồ thị của chi nhánh đi lên vượt khá xa so với trung bình khu vực và toàn hàng. Số dư nợ xấu tăng cao gấp đôi trung bình khu vực và toàn hàng chỉ trong thời gian ngắn phần nào cho thấy rủi ro tiềm ẩn trong những khoản vay tại chi nhánh, đặc biệt là các khoản vay lớn, tài trợ dự án có thời gian dài.

2.2.3.2. Dư nợ đã xử lý rủi ro

VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài trong những năm gần đây luôn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn ở mức thấp. Trước năm 2016 chi nhánh đã trải qua một giai đoạn rất khó khăn, tương ứng với tình hình chung của ngành ngân hàng lúc bấy giờ. Vì vậy nên ngoài dư nợ xấu chi nhánh ghi nhận nội bảng thì hiện tại chi nhánh vẫn còn một số dư nợ đã xử lý rủi ro tương đối lớn nằm ở khoản mục ngoại bảng, cụ thể:

Bảng 2.8. Dư nợ đã xử lý rủi ro tại VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài giai đoạn 2018 - quý 2/2021

3 0 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 26,1

%

141,7% 87,8%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp, VietinBank - Chi nhánh KCNPhú Tài)

Dư nợ đã xử lý rủi ro của chi nhánh trong những năm qua không có nhiều chuyển biến tích cực, mặc dù tỷ lệ nợ đã xử lý rủi ro trên tổng dư nợ giảm nhưng chủ yếu là do tổng dư nợ tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm thu hồi nợ xử lý rủi ro đến từ các nguyên nhân như tiến độ xử lý nợ còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan pháp luật, tài sản bảo đảm thi hành án là bất động sản (nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà xưởng) và máy móc thiết bị chuyên dùng rất khó chuyển nhượng, tài sản xử lý bán không đủ để thu hồi nợ, có nhiều tài sản thu được dưới 30% dư nợ gốc hoặc không còn tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó các khách hàng đa số không còn hoạt

động, không có nguồn thu, không hợp tác trong quá trình xử lý nợ, dẫn đến xử lý nợ kéo dài, gây rất nhiều khó khăn cho chi nhánh trong công tác thu hồi nợ XLRR.

Bảng 2.9. Tình hình thu hồi nợ đã xử lý rủi ro tại VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài giai đoạn 2018 - năm 2020

4

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro 0,9 %

0,79% 0,79% 1,94%

(Nguồn: Phòng Tông hợp, VietinBank - Chi nhánh KCNPhù Tài)

Từ bảng 2.9, ta có thể thấy một điểm tích cực là trong những năm gần đây, chi nhánh luôn cố gắng đẩy nhanh việc thu hồi nợ XLRR bằng các biện pháp mạnh, cụ thể: xử lý thu hồi nợ trên tinh thần chủ động phối hợp với khách hàng, với cơ quan pháp luật, bên cạnh đó đẩy mạnh việc xử lý thu hồi nợ thông qua khởi kiện, thi hành án, bán tài sản bảo đảm.

Để có thể tập trung thu hồi nợ XLRR, chi nhánh chỉ đạo thực hiện kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng: lập kế hoạch xử lý đối với từng khoản nợ có vấn đề, thực hiện các giải pháp quyết liệt kịp thời thu hồi nợ xấu mới phát sinh, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh để tập trung thu hồi các khoản nợ đã XLRR.

2.2.3.3. Trích lập dự phòng rủi ro

VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo các quy định hiện hành của NHNN và hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Đến thời điểm 30/06/2021, chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng RRTD theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 với tỷ lệ dự phòng chung là 0,75% tổng dư nợ của chi nhánh, mức dự phòng cụ thể căn cứ vào mức độ rủi ro của từng khoản vay, cụ thể:

Bảng 2.10. Trích lập rủi ro tín dụng tại VieitnBank - Chi nhánh KCN Phú Tài giai đoạn 2018 - quý 2/2021

chung chi nhánh luôn thực hiện nghiêm túc công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, đảm bảo hiệu quả hoạt động của chi nhánh, tránh các nguy cơ khi rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu 1284 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w