Thứ nhất, về mô hình tổ chức:
NHCT nên tiến hành chuyên môn hóa công việc đối với các phòng khách hàng vì số lượng khách hàng ngày càng tăng. Cường độ làm việc của cán bộ QHKH rất cao, áp lực chỉ tiêu lớn khiến cho cán bộ không có thời gian tập trung chuyên môn hoàn toàn vào một mảng công việc nhất định. Để tăng tính chuyên môn hóa cho các phòng ban, NHCT nên có cụ thể hóa phân công công việc trong mô hình tổ chức quản lý RRTD: bộ phận QHKH tập trung phát triển kinh doanh và kiểm tra giám sát khoản tín dụng; bộ phận thẩm định đảm nhiệm nhiệm vụ thẩm định; bộ phận quản lý nợ đảm nhiệm chức năng xử lý nợ có vấn đề và thực hiện công việc báo cáo.
Việc chuyên môn hóa sẽ giúp cho công tác thẩm định có sự đánh giá chính xác hơn, giúp hạn chế RRTD, nâng cao hiệu quả hoạt động cho NHCT.
Thứ hai, NHCT nên nới lỏng quy chế tuyển dụng nhân sự dựa trên chỉ tiêu hoàn thành của chi nhánh.
Việc xét chỉ tiêu nhân sự dựa vào các số liệu về dư nợ, nguồn huy động không thật sự phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Lý do là việc phát triển mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đi kèm theo đó xuất hiện ngày càng nhiều các thủ đoạn lừa đảo tinh vi đến từ phía khách hàng do công nghệ thông tin ngày một phát triển, dẫn đến phát sinh những công việc không tên mà cán bộ QHKH phải làm ngày một nhiều lên, không phải chỉ đơn thuần là uản lý số dư nợ cho vay, huy động vốn như trước đây.
Thứ ba, NHCT cần nâng cấp, cập nhật hệ thống nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất và được áp dụng trên toàn hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch mà trong đó quy trình cho vay phân rõ trách nhiệm từng khâu nhiệm vụ để có thể nhận biết được rủi ro ngay từ những khâu đầu tiên. Đồng thời, mỗi phòng ban trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động cấp tín dụng (tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, số lượng khách hàng, nhóm danh mục khách hàng, mức tăng trưởng dư nợ...), các giải pháp thực hiện các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng giữa các bộ phận, giúp cho các quyết định cho vay mang tính chất khách quan hơn, công tác kiểm soát RRTD được thực hiện thường xuyên liên tục, đảm bảo cho sự ổn định trong phát triển hoạt động tín dụng tại các chi nhánh.
Thứ tư, NHCT cần thiết lập hệ thống thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, nhận dạng, theo dõi và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin về RRTD đối với DN, từng bước hoàn thiện quy trình tín dụng: Các ứng dụng của công nghệ thông tin, cụ thể là công cụ khai phá dữ liệu ứng dụng trong lĩnh vực quản trị RRTD đối với DN được triển khai góp phần quan trọng trong công tác quản trị RRTD đối với DN tại các NHTM. Tại các bước nếu như công cụ khai phá dữ liệu được ứng dụng hợp lý thì RRTD đối với
DN sẽ được phát hiện và ngăn chặn. Khi áp dụng kỹ thuật khai phá dữ liệu vào việc quản trị RRTD đối với DN, hoạt động ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Nâng cao công tác chấm điểm xếp hạng khách hàng bằng việc nâng cấp hệ thống XHTDNB, hệ thống cánh báo sớm EWS, trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác kiểm soát rủi ro của cán bộ.
Thứ năm, cải thiện các chính sách, quy trình quy định về cấp tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể, cấp tín dụng đối với các sản phẩm cụ thể.
Để có được quy trình cho vay phù hợp, NHCT cần thiết phải thiết lập những tiêu chí cho vay, cơ chế phân cấp thẩm quyền phù hợp, phản ánh khẩu vị rủi ro của NHCT. Đẩy mạnh thủ tục quy trình cấp tín dụng gọn nhẹ. Với một quy trình thủ tục rườm rà sẽ làm tiến độ cấp tín dụng cho khách hàng chậm hơn, làm giảm sự hài lòng của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Do đó, NHCT cần xây dựng quy trình cấp tín dụng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu quản trị RRTD hiệu quả.
Thứ sáu, xác định hạn mức cho từng ngành hàng.
Việc xây dựng hạn mức ngành trước hết phải dựa trên những báo cáo phân tích rủi ro ngành. Hiện tại, bộ phận QLRR của NHCT cũng đã thực hiện phân tích một số ngành hàng tiêu biểu theo định kỳ hàng năm chẳng hạn: bất động sản, cho vay kinh doanh thép, cho vay thuỷ hải sản... Tuy nhiên, một số bất cập vẫn tồn tại như: chỉ một số ngành hàng được phân tích chứ không phải toàn bộ các ngành hàng trên danh mục dư nợ của NH; các phân tích mới chỉ đưa ra những cảnh báo của riêng từng ngành chứ chưa được phân tích trên mối tương quan với những ngành khác trong danh mục; hạn mức cụ thể của từng ngành chưa được xác định rõ. Do đó, vấn đề là cần thiết phải có bộ phận chuyên nghiên cứu ngành trong khối rủi ro để có thể đưa ra những báo cáo phân tích cho toàn bộ ngành trong danh mục cho vay của ngân hàng. Trên cơ sở đó, hạn mức tín dụng, tỷ trọng của từng ngành trong toàn bộ danh mục cần thiết phải được thiết lập. Việc phân tích và thiết lập hạn mức này được thực hiện hàng năm. Song, trong trường hợp thị trường có những biến
động lớn, cần thiết phải có những phân tích và đưa ra những khuyến nghị kịp thời về việc mở rộng hoặc thu hẹp dư nợ của các ngành.
Thứ bảy, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay.
Trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều quy định hạn chế, NHCT chỉ đạo các chi nhánh không được chủ quan hay lơ là trong công tác kiểm tra và giám sát sau cho vay. Tránh những trường hợp khách hàng lợi dụng nguyên nhân khách quan liên quan đến dịch bệnh để chây ỳ trong việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, hoặc lợi dụng cơ chế chính sách miễn giảm lãi của NHNN để đưa ra nhiều yêu cầu miễn giảm lãi trong khi khách hàng hoàn toàn không gặp khó khăn,...
Công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay của các phòng ban KTKSNB, các phòng ban khác của trụ sở chính cần được lên kế hoạch cụ thể. Mỗi phòng ban kiểm tra những chuyên đề khác nhau, lựa chọn mẫu khách hàng tránh trùng lặp. Muốn như vậy NHCT nên xây dựng một hệ thống báo cáo kiểm tra, giám sát sau và các phòng ban KTKSNB thường xuyên cập nhật báo cáo kiểm tra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung chương 3 được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực trạng phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài. Chương 3 bao gồm ba nội dung chính là định hướng hoạt động quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài; giải pháp hoàn thiện công tác qản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh và những kiến nghị từ tác giả.
Trong nội dung định hướng hoạt động quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài, tác giả đưa ra bối cảnh tổng quan tình hình thế giới và trong nước; các vấn đề về định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh đến năm 2025 đồng thời đưa ra những định hướng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài gắn liền với tình hình thực tiễn của chi nhánh và bối cảnh chung của nền kinh tế hiện nay. Từ những nguyên nhân chủ quan được nêu ở chương 2, tác giả đã có những đánh giá và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài. Đối với những nguyên nhân khách quan, tác giả cũng đã đề xuất những kiến nghị đến các cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD cho toàn hàng.
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi đối với tất cả các ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài nói riêng. Ngành ngân hàng đã phải đối mặt với những thách thức do nguyên nhân bất khả kháng đến từ đại dịch Covid-19. Với tình hình trên đòi hỏi các NHTM phải có biện pháp quản lý rủi ro tín dụng bằng những phương pháp phù hợp mà vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro ấy đòi hỏi nhà quản lý phải có quy trình quản lý rủi ro tín dụng hoàn thiện sao cho rủi ro tín dụng vẫn ở mức cho phép.
Với những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, Vietinbank - Chi nhánh KCN Phú Tài cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng quy trình quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ nhân viên tín dụng... để hạn chế ở mức cho phép rủi ro tín dụng. Đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Phú Tài” đã đưa ra một khung lý thuyết và thực tế mà Vietinbank - Chi nhánh KCN Phú Tài đang vận hành về hoạt động tín dụng, rủi ro và cách quản lý nó. Hy vọng những đóng góp trên sẽ có giá trị thực tiễn giúp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh KCN Phú Tài, góp phần mở rộng hoạt động tín dụng theo hướng an toàn hơn, hiệu quả và bền vững.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiềng Việt
1. Hồ Diệu (2011), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.
2. Nguyễn Như Dương (2018), Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án tiễn sĩ, Học viện tài chính.
3. Nguyễn Thị Thanh Hương (2016), Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Thu Hà (2020), Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm, luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Lê Thị Hạnh (2017), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
6. Nguyễn Thị Thu Hoài (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Bắc Sài Gòn, luận văn thạc sỹ, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn Thùy Linh (2020), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn kỹ thương Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
9. Bùi Thanh Nam (2019), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
STT Hạng Ý nghĩa xếp hạng
AAA: Hạng tối ưu
Khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng được xếp hạng tốt nhất trong các hạng khách hàng
^2 AA+: Hạng ưu
Khách hàng có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng trả nợ của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.
^3 AA: Hạng
Khách hàng có tiềm năng trả nợ kém hơn khách hàng hạng AA+. Khả năng trả nợ rất tốt.
10. Lê Thị Thu Phương (2017), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Ba Đình, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN,
ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013). Thông tư số 02/2013/TT - NHNN,
ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016). Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh KCN Phú Tài (2019),
Báo cáo thường niên 2018, Bình Định.
15. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh KCN Phú Tài (2020),
Báo cáo thường niên 2019, Bình Định
16. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh KCN Phú Tài (2021),
Báo cáo thường niên 2020, Bình Định.
17. Nguyễn Phương Thảo (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thăng Long, Luận văn thạc sỹ, Đại học Ngoại thương.
18. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.
PHỤ LỤC 01
THANG XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG THEO HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CỦA VIETIBANK
A. Khách hàng thuộc phân khúc khách hàng doanh nghiệp, khách hàng bán lẻ
Hạng tương đối
trả nợ đảm bảo. Khách hàng có khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài, có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
^4 BBB: Hạng khá
Khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ nhưng nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài làm khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
^5 BB: Hạng trung bình khá
Khách hàng ít có nguy cơ mất khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ nhưng nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài làm khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
~6 B: Hạng trung bình
Là khách hàng cần chú ý, có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng hạng BB. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và
dưới trung bình
năng trả nợ phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả được nợ
CC: Hạng yếu
Là khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết về trả nợ. Khách hàng đang bị suy giảm khả năng trả nợ.
^9 C: Hạng kém
Là khách hàng rất yếu, thua lỗ và rất ít có khả năng phục hồi. Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.
lõ D: Hạng rất kém
Là khách hàng đặc biệt yếu kém, khách hàng mất khả năng trả nợ. Không xếp hạng D cho khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ chỉ là dự kiến.
STT Hạng Ý nghĩa xếp hạng
AAA: Hạng tối ưu
Khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng được xếp hạng tốt nhất trong các hạng khách hàng
^2 AA: Hạng
Khách hàng năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng