Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 1284 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 79 - 81)

Nhờ những nỗ lực trong công tác điều hành cũng như quản trị rủi ro tín dụng, VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài đã đạt được những kết quả nhất định:

Thứ nhất, hoạt động cho vay tại chi nhánh diễn ra sôi nổi, dư nợ cho vay các năm qua tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, đem lại lợi nhuận lớn cho chi nhánh. Điều này đã góp phần tích cực vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước cũng như thực hiện được các chỉ tiêu kinh doanh mà NHCT giao.

Thứ hai, theo phân tích cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo, hầu hết dư nợ cho vay của chi nhánh đều được đảm bảo bằng tài sản thế chấp và chiếm khoảng 98% so với tổng dư nợ cho vay. Con số này được cải thiện qua hàng năm từ 86% năm 2018 lên 98% trong quý 2/2021. Đây là một cơ sở để đảm bảo cho việc thu nợ của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo. Với tỷ lệ khoản vay có đảm bảo bằng tài sản chiếm trên 98%, hoạt động tín dụng của chi nhánh sẽ ít rủi ro hơn, khả năng thu hồi nợ từ cho vay sẽ cao hơn.

Thứ ba, cơ cấu cho vay tại chi nhánh có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng cho vay ngắn hạn; tăng tỷ trọng cho với đối với nhóm KHBL; tăng tỷ trọng cho vay có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản; giảm tỷ trọng cho vay bằng đồng ngoại tệ; và chuyển hướng cơ cấu ngành nghề sang những ngành có xu hướng ổn định hơn.

Thứ tư, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh giai đoạn 2018 - 2020 luôn giữ ở mức thấp (không quá 0,2%), thường chỉ xuất hiện ở một vài khách hàng. Điều này đến từ nỗ lực theo dõi, kiểm soát RRTD từ cán bộ QHKH, các phòng ban nghiệp vụ và ban lãnh đạo chi nhánh. Việc xuất hiện các khoản vay quá hạn không nhiều và tốc độ tăng trưởng dư nợ tốt góp phần làm cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh luôn ở mức thấp trong giai đoạn 2018 -2020.

Thứ năm, chi nhánh đã thực hiện biện pháp chuyển giao rủi ro. Cụ thể ở đây, chi nhánh tuân thủ việc nhận tài sản bảo đảm là những tài sản có rủi ro cao bắt buộc phải được mua bảo hiểm như: phương tiện giao thông, chung cư thương mại, khách sạn nhà hàng, xưởng sản xuất kinh doanh, các cây xăng dầu,... Bên cạnh đó chi nhánh cũng khuyến khích người vay sử dụng bảo hiểm người vay vốn để phòng ngừa rủi ro. Nhiều khoản vay xảy ra những trường hợp như người vay đột ngột qua đời, mất tích trong những cuộc đi biển, chìm tàu,... đã được xử lý kịp thời nhờ có những khoản chi trả từ bảo hiểm.

Thứ sáu, chi nhánh ứng dụng hệ thống cảnh báo sớm tương đối hiệu quả trong công tác theo dõi RRTD. Việc thực hiện cảnh báo sớm luôn được phòng Tổng hợp thực hiện hàng ngày, khi có bất ký dấu hiệu rủi ro nào, phòng Tổng hợp tiến hành cảnh báo đến phòng khách hàng và báo cáo với ban giám đốc để có biện pháp ứng xử kịp thời.

Thứ sáu, công tác phân loại nợ tại chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời dựa trên hệ thống XHTDNB. Công tác trích lập dự phòng RRTD cũng được chi nhánh thực hiện nghiêm túc bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo đúng quy định của NHNN và NHCT, góp phần xử lý RRTD, ổn định chất lượng tín dụng.

Thứ bảy, công tác phòng ngừa rủi ro liên quan đến cán bộ được chi nhánh thực hiện tuân thủ theo quy định của NHCT về việc luân chuyển định kỳ địa điểm làm việc của cán bộ. Trung bình từ 2 đến 3 năm, mỗi cán bộ nhân viên và lãnh đạo phòng khách hàng đều phải thực hiện luân chuyển đến phòng ban khác. Việc này hạn chế các cán bộ ngồi tại một vị trí quá lâu, dễ nảy sinh những rủi ro về mặt đạo đức, dẫn đến những hành vi vi phạm lỗi trọng yếu, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1284 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w