Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 1205 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 84)

- Một là thúc đẩy tăng trưởng dư nợ tín dụng và thu về dịch vụ

Trong những năm đầu thành lập LPB luôn đặt nhiệm vụ phát triển tín dụng theo cả chất luợng và số luợng. Nhiều biện pháp và chiến luợc phát triển đuợc chỉ đạo nghiêm ngặt từ Hội sở đến chi nhánh để tăng cuờng công tác chỉ đạo tín dụng và kiểm tra chặt chẽ từng khoản cấp tín dụng. Đồng thời, các chỉ tiêu về du nợ thu lãi tín dụng và thu về hoạt động tín dụng tăng cao qua các năm thu về lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

- Hai là, tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có dấu hiệu rủi ro.

Khi phát sinh nợ xấu do ảnh huởng của tập đoàn Vinashin và Công ty cho thuê tài chính 1, 2 đã thành lập ngay tổ xử lý nợ chuyên trách có phó chủ tịch HĐQT đứng đầu để xử lý các khoản nợ. Đối với các khoản nợ khách hàng khác thành lập tổ xử lý nợ ở từng đơn vị kinh doanh xây dựng nhiều phuơng án chính sách cuơng quyết giải quyết, cơ bản nhu sau:

+ Định kỳ hàng tháng các đơn vị có báo cáo đánh giá tình tình thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, nêu các nguyên nhân vuớng mắc đề ra kế hoạch và các buớc thực hiện kế hoạch

+ Trong các cuộc họp giao ban của HĐQT, tổng giám đốc khối quản lý rủi ro thông báo tình hình nợ xấu, kế hoạch đạt đuợc, tỷ lệ nợ xấu của từng đơn vị kinh doanh

+ LPB hàng quý đều trích lập đầy đủ dự phòng.

+ Đơn vị kinh doanh phối hợp chặt chẽ với Phòng pháp chế Hội sở chính để giải đuợc hỗ trợ các vấn đề pháp lý thực hiện giải quyết nợ xấu theo đúng trình tự và quy định pháp luật hiện hành.

- Ba là, thực hiện phân loại tài sản đánh giá lại tài sản bảo đảm thường xuyên và liên tục

+ Thực hiện đánh giá lại tài sản là bất động sản 01năm/1 lần hoặc khi có biến động bất thuờng trên thị truờng. Đánh giá lại tài sản là xe ô tô 06tháng/ lần. Các loại hàng hoá thực hiện kiểm tra 15 ngày /1lần, đổi hàng mới 06 tháng/lần đối với hàng hoá.

+ Kiểm tra thuờng xuyên tỷ lệ du nợ không có tài sản bảo đảm trên tổng du nợ, tỷ lệ du nợ của từng ngành hàng trên tổng du nợ.

+ Giá trị TSĐB nội ngoại bảng phân theo từng loại tài sản: động sản, bất động sản, giấy tờ có giá, tài sản khác. Từ đó xem xét khả năng phát mại tài sản: dễ phát mại, bình thuờng, khó phát mại, không phát mại đuợc để xem xét hạn chế nhận loại tài sản bảo đảm nào.

- Bốn là, đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của LPB hoạt động tuơng đối ổn định. 06tháng/1lần tiến hành xếp hạng tín dụng lại đối với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Làm cơ sở để LPB có thể kiểm soát và đo luờng chính xác mức độ rủi ro của danh mục tín dụng. Dựa vào đó để LPB hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín dụng qua đó nâng cao chất luợng tín dụng của toàn hệ thống. đánh giá thống nhất suốt quá trình thẩm định khách hàng và ra quyết định tín dụng.

- Năm là, từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức tín dụng trong quản lý rủi ro

tín dụng

cơ cấu tổ chức, cơ cấu bộ máy cho vay điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho hoạt động tín dụng của LPB khoa học hơn, tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro.

Hoạt động bộ máy tín dụng tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hoạt động kinh doanh giúp LPB nâng cao chất luợng hiệu quả hoạt động, hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu 1205 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w