Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 1205 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 84 - 88)

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đuợc ở trên công tác quản lý rui ro tín dụng tại LPB vẫn còn hạn chế nhu sau

- Một là, việc xử lý nợ xấu - nợ quá hạn còn nhiều vướng mắc

Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc xử lý nợ xấu, nợ quá hạn tồn đọng xong vẫn còn những vuớng mắc trong quá trình thực thi. Chua có quy trình xử lý nợ quá hạn chuẩn, việc thành lập các tổ xử lý nợ đuợc thành lập sau khi khách hàng phát sinh và làm việc vẫn chua khoa học.

Một số biện pháp xử lý nợ xấu còn mang nặng tính hình thức nhu mời khách hàng lên làm việc, viết cam kết kế hoạch trả gốc lãi mà không có các biện pháp triệt để dẫn đến khách hàng không trả đuợc.

Một số khoản nợ xấu lớn của các công ty đóng tàu đuợc xử lý bằng cách chuyển nợ sang các công ty đóng tàu khác. Khoản nợ mới giải ngân đuợc chuyển về nhóm 1 tuy nhiên các khoản nợ này tiềm ẩn rủi ro rất lớn, việc xử lý nợ không thể giải quyết đuợc tận gốc.

Trong năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao cả về số tuyệt đối và số tuơng đối. Nợ nhóm 2 ở mức 3,12% nguy cơ chuyển nợ xấu là rất lớn. Do đó, việc tăng cuờng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại LPB là rất cần thiết là đảm bảo kiểm soát tốt hơn nữa chất luợng tín dụng.

- Hai là, chất lượng thẩm định chưa cao

LPB đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất luợng thẩm định nhu: bỏ qua một số buớc của quy trình thẩm định, chua hiểu thấu đáo trong công tác tìm hiểu thị truờng để có quyết định đúng khi cấp tín dụng, chua đi sâu sát trong việc

tìm hiểu thông tin khách hàng. Nhiều khoản vay duới áp lực tăng truởng, phục vụ khách hàng, khách LPB bị phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng và đuợc chỉ định từ cấp trên xuống mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định của cán bộ tín dụng khoản vay.

Đối với công tác thẩm định tài sản bảo đảm chia ra tổ thẩm định gồm Tổ truởng, cán bộ quản lý tín dụng, cán bộ tín dụng tuy nhiên nghiệp vụ thẩm định giá của các cán bộ còn thấp trong quá trình thẩm định không luờng hết những rủi ro liên quan đến việc nhận tài sản.

- Ba là, xác định giới hạn tín dụng

Giới hạn tín dụng là chính sách thời kỳ đuợc phê duyệt bởi Chủ tịch HĐQT. Do là chính sách của từng thời kỳ nên khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi buộc giới hạn tín dụng phải có điều chỉnh. Trong nhiều truờng hợp, chính sách chua kịp thay đổi, những định huớng cho vay theo ngành/ lĩnh vụ kinh tế không theo sát thực tế, việc cho vay tràn lan có thể rơi vào ngành có mức độ rủi ro cao. Việc xây dựng giới hạn tín dụng đòi hỏi phải có dữ liệu lịch sử theo dõi nợ xấu chi tiết theo từng danh mục của giới hạn tín dụng, Việc dự báo chính xác giới hạn tín dụng cho thời kỳ sau đang đặt ra những vấn đề trở ngại.

- Bốn là, định hướng khách hàng

Để thực hiện cấp tín dụng một cách chủ động có sự nghiên cứu kỹ càng, lựa chọn những thị truờng mục tiêu phù hợp với đặc thù của ngân hàng và ít rủi ro, cần phải xây dựng chiến luợc, kế hoạch tín dụng và định huớng thị truờng, khách hàng mục tiêu. Hiện nay, LPB vẫn chua xây dựng đuợc chiến lựơc rõ ràng cũng nhu định hình sự lựa chọn về phân khúc thị truờng nhất định cho từng khu vực, từng chi nhánh. Hoạt động đầu tu tín dụng còn mang tính thụ động khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro không đảm bảo.

- Năm là, việc phân loại nợ chưa thực hiện hoàn toàn đúng quy định

Tỷ lệ nợ xấu ảnh huởng tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đến trách nhiệm của nguời đứng đầu và nhân viên quản lý khoản vay, ảnh huởng tới khả năng tăng truởng tín dụng và mở rộng mạng luới của ngân hàng. Do đó, ngân hàng đã có

khoản vay chuyển từ nợ quá hạn sang nợ nhóm 1 khi chua đúng quy định. Hoặc không chuyển nợ khách hàng sang nhóm nợ cao hơn sau khi đã có thông tin nhóm nợ của khách hàng ở các tổ chức tín dụng khác cao hơn nhóm nợ tại ngân hàng. Việc phân loại nợ ở nhóm nợ thấp hơn giúp ngân hàng tăng đuợc lợi nhuận tại thời điểm hiện tại do giảm đuợc khoản dự phòng nhung lại mang tính rủi ro rất cao, dễ ảnh huởng tới hoạt động của ngân hàng trong tuơng lai.

- Sáu là,chính sách đãi ngộ và gắn kết nhân viên không cao.

Một trong những vấn đề mang tính chiến luợc lâu dài của công tác tín dụng và quản lý rủi ro là yếu tố con nguời. Hoạt động tín dụng đòi hỏi sự gắn kết cao giữa khách hàng và từng cán bộ phụ trách khoản vay. Chính vì vậy, khi có sự thay đổi nhân sẽ dãn tới sự khó tiếp cận của nhân sự mới và thay đổi giảm một luợng lớn khách hàng tiềm năng. Trong thời gian qua, tình hình nhân sự đặc biệt là cán bộ quan hệ khách hàng tại LPB có nhiều biến động, tác động xấu tới hoạt động tín dụng, công tác quản lý rủi ro tín dụng.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên

S Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, thiếu thông tin thực tế về khách hàng

Do thiếu thông tin cần thiết nên việc xét duyệt cho vay nhiều khi chua chính xác nhu: Không biết rõ tình hình thực tế của doanh nghiệp, các thông tin thuơng mai về tình hình giá cả, cung cầu biền động của thị truờng, sản xuất thua lỗ nhung vẫn cho vay. Nhu vậy trong điều kiện không nắm bắt đuợc đầy đủ, chính xác cá thông tin về khách hàng cũng nhu không nắm bắt đầy đủ các thông tin có liên quan thì rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi. Điều này xuất phát từ các lí do sau:

Hệ thống quản lý thông tin CIC còn nhiều hạn chế. Mặc dù, trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CIC của NHNN đã đuợc thành lập từ năm 1999 song vẫn chua đáp ứng đuợc nhu cầu tra cứu thông tin về khách hàng của các tổ

Thứ hai, nguyên nhân xuất phát từ sự gian lận của khách hàng vay vốn

Khách hàng thực hiện sai cam kết trong sử dụng vốn: Các ngân hàng sẽ quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận yếu tố liên quan đến tính chân thật của

người vay trong việc trả nợ. Tuy nhiên trong thực tế, tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi món cho vay đã được thực hiện. Rủi ro xảy ra khi khách hàng sử dụng món vay vào mục đích khác nhiều rủi ro hơn

Để được cấp vốn tín dụng, các khách hàng bắt buộc phải chứng minh với ngân hàng về các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi và cam kết sử dụng nguồn vốn vay vào đúng mục đích đã được cán bộ tín dụng thẩm định. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nguồn vốn vay, đặc biệt là trong hoàn cảnh ngân hàng không thực hiện giám sát sát sao nguồn vốn tín dụng, không ít khách hàng chỉ sử dụng một phần vốn vay thực sự vào dự án đã trình bày, phần khác dùng cho mục đích khác như: Đầu tư vào các dự án khác - có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro do chưa được thẩm định, đầu từ chứng khoán, vàng hoặc thậm chí sử dụng cho mục đích tiêu xài cá nhân, mua sắm vật dụng, không nhằm mục tiêu sinh lời...

Thứ ba, Hoạt động thanh tra ngân hàng còn hạn chế về chất lượng và thiếu khách quan

Hệ thống quản lý rủi ro của NHNN trong vài năm gần đây đã được quan tâm ở mức độ nhất định, nhưng do những hạn chế có tính cơ chế, kỹ thuật hệ thống này và năng lực cán bộ thanh tra chưa thể đáp ứng được đòi hỏi phức tạp của NHTM hiện đại hoạt động trong môi trường nhiều rủi ro và thiếu hoản chỉnh như Việt Nam.

Ý nghĩa của giám sát từ xa và kiểm toán nội bộ đối với hoạt động ngân hàng là ở chỗ tạo ra các thông tin, các hệ thống tín hiệu cảnh báo để ngăn chặn sớm giúp cho công tác thanh tra xử lý đúng trọng điểm, kịp thời và có hiệu quả thiết thực, không gây phiền toái cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hệ thống giám sát hoạt động của NHNN hiện nay quá coi trọng vào công tác thanh tra tại chỗ, xem nhẹ công tác thanh tra giám sát, phần lớn là giám sát dựa trên báo cáo hàng tháng, quý, năm của các NHTM. Nội dung và phương pháp thanh tra cũng chậm được đổi mới, chủ yếu theo phương pháp truyền thống chưa thật sự cải tiến theo hệ thống thông tin của các NHTM. Như vậy, thanh tra ngân hàng còn hoạt động thụ động theo kiểu cầm tay chỉ việc, ít có khả năng phát hiện và phòng ngừa rủi ro. NHNN chưa thực hiện đầy đủ vai trò hướng dẫn, điều tiết và giám sát hoạt động của ngành ngân hàng

Chỉ tiêu

Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng Tỷ lệ DTBB NHNN Thông báo 3% 1% Tỷ lệ DTBB áp dụng với LBP 0.60% 0.20% Việt Nam.

V Nguyên nhân chủ quan

- Yeu tố con người là yếu tố tác động lớn nhất về phía ngân hàng đến rủi ro của hoạt động tín dụng. Bộ phận tín dụng chính là nơi trực tiếp thẩm định dự án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp tiến hành kiểm tra, định giá tài sản thế chấp, giám sát quy trình giải ngân, kiểm tra sử dụng nguồn vốn tín dụng, là đầu mối trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Như vậy, việc đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ của ngân hàng còn chung chung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý rủi ro. Hơn nữa hiện tại, số lượng hồ sơ quá tải đối với một cán bộ tín dụng cũng là lý do khiến công tác quản lý rủi ro chưa hiệu quả.

- Sự chỉ đạo của ngân hàng đối với quản lý rủi ro mặc dù đã quán triệt yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng đến từng bộ phận tuy nhiên công tác giám sát của cấp quản lý chưa chặt chẽ. Việc thực hiện thẩm định khách hàng chỉ dựa trên cảm tính hay mối quan hệ khiến việc xử lý rủi ro khi có nợ xấu khó khăn hơn.

- Công tác phối hợp với cơ quan chức năng như Toà án, sở tài nguyên môi trường, cơ quan thanh tra các cấp. chưa phát huy hiệu quả tối đa. Thủ tục phức tạp, việc thanh lý tài sản để xử lý nợ diễn ra chậm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.

Từ việc phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại LPB, luận văn đã chỉ rõ được những kết quả đạt được, nguyên nhân. Đây là căn cứ quan trọng để đề xuất giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý tín dụng tại LPB trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu 1205 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w