Các giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu 1205 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 107 - 108)

Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát triển, đánh giá và hạn chế

kịp thời rủi ro nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những

rủi ro từ thiên tai, dịch hoạ, những rủi ro hệ thống không thể đa dạng hoá được thuộc về

bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định là hạn chế, vì vậy chỉ có thể nâng cao hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả. Một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhưng con người cụ thể vận hành mô hình

đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt

hại, tổn thất tín dụng. Một số nội dung trong giải pháp này là:

+ Lựa chọn những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố

trí vào bộ phận quan hệ khách hàng. Trong các công việc ngân hàng, tín dụng là công

việc đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm cao và luôn

có những cạm bẫy về tài chính nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó, cần

tiêu chuẩn hoá cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hoá và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong

một môi trường rủi ro. Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng yêu cầu về mở rộng mạng lưới, quy mô kinh doanh của LPB trong tương lai.

+ Bố trí nhân sự và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách hiệu quả.

+ Tăng cường công tác đào tào, tái đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường

xuyên nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ

thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Đào

tạo theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng ngày, đào tạo nâng cao cho cán bộ chủ chốt và đã được quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này.

+ Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng

và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Một điều khá tế nhị theo công tác bố trí

nhân sự đặc biệt là bổ nhiệm cán bộ trong nghiệp vụ tín dụng là những cán bộ theo dây

của lãnh đạo cấp cao thường ít khi trái lời trong việc cấp vốn vay đối với những khách

hàng có vấn đề thì lại thường được bổ nhiệm. Do đó, không thể tạo lập và phân định rõ

ràng và có trách nhiệm tách bạch giữa thẩm định và quyết định cho vay, không có khả

năng thẩm định khách quan và trung thực. Các quy định về khen thưởng và kỷ luật phải

được sự thống nhất trong toàn hệ thống và phải được thực hiện nghiêm túc triệt để. + Ngoài ra có hiện tượng cán bổ chủ chốt hoặc được đào tạo bài bản có xu hướng sang ngân hàng khác để thăng chức hoặc lên lương. Tiêu chí của Ngân hàng Liên Việt là nhân viên “ sống bằng lương, giàu bằng thưởng” tuy nhiên đến thời điểm

hiện tại mặt bằng lương chung của LPB thấp hơn so với các ngân hàng khác. Do đó LPB cần có lộ trình thăng tiến cho nhân viên rõ ràng, cơ chế thu nhập và đãi ngộ cho nhân viên hợp lý để tạo động lực cho nhân viên gắn bó lâu dài với ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1205 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w