Một bộ phận xử lý nợ hoạt động có hiệu quả là vô cùng quan trọng. Khi những nhân viên xử lý nợ có kinh nghiệm được tập hợp lại làm việc trong cùng một bộ phận, những biện pháp khắc phục có thể được tiến hành một cách khách quan, sử dụng các kiến thức pháp lý, đánh giá, đàm phán và các kỹ năng khác đã được áp dụng trong những tình huống xảy ra trước đó. Những khoản cho vay được chuyển sang cho Bộ phận xử lý nợ giải quyết cũng cho phép các cán bộ tín dụng tập trung vào mối quan hệ với những khách hàng vay đáng tin cậy hơn và với những khoản tín dụng mới. Điểm quan trọng nhất trong đối với việc xử lý nợ hoặc tịch thu tài sản bảo đảm là việc phát hiện và hành động kịp thời. Hành động kịp thời chỉ có thể được thực hiện nếu có được sự cảnh báo đủ sớm về những khoản cho vay cần được giám sát cẩn thận hơn. Cần có những tiêu chí rõ ràng để chuyển các khoản nằm trong “danh sách giám sát “ của Hệ thống cảnh báo sớm từ cán bộ tín dụng sang cho
Bộ phận xử lý nợ. Những tiêu chí đó bao gồm: số tháng khoản nợ đó nằm trong “danh sách giám sát”. những khoản cho vay giữ nguyên giá trị và quá hạn hơn 90 ngày. và những khoản cho vay trong các ngành kinh tế gặp khó khăn.
Khi xác định một khoản nợ nằm trong “danh sách giám sát” là có vấn đề, các hành động có thể tiến hành là:
+ Chuyển trách nhiệm quản lý nợ sang cho Bộ phận xử lý nợ. Cán bộ tín dụng cần cung cấp mọi thông tin cần thiết cho nhân viên Bộ phận xử lý nợ và trả lời những câu hỏi về tình trạng của khách hàng vay.
+ Bộ phận xử lý nợ xem xết hồ sơ tín dụng của khách hàng vay và tất cả các tài liệu liên quan tới khoản cho vay, đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm và đánh giá những khả năng xử lý có thể thực hiện.
+ Bộ phận xử lý nợ sau đó cần đánh giá khoản tín dụng và rủi ro của khách hàng. Khi có thể, Bộ phận xử lý nợ cần thảo luận với bộ phận pháp lý của ngân hàng và những chuyên gia khác.
+ Quyết định liệu có cần hành động tức thời để giảm thiểu những thiệt hại cho ngân hàng.
Những biện pháp mà Bộ phận xử lý nợ có thể thực hiện là
+ Tiến hành đàm phán lại/tái cơ cấu các điều khoản cho vay bằng cách thay đổi hoặc đua ra lãi suất, thời hạn thanh toán và yêu cầu thế chấp mới.
+ Yêu cầu trả nợ. Điều này thuờng sẽ dẫn tới việc thuơng luợng lại về thời hạn và các điều kiện cho vay, hoặc cần tới việc thuơng luợng thanh toán thông qua việc bán tài sản thế chấp.
+ Tịch thu tài sản bảo đảm hoặc tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan tới các tài sản khác.
+ Chuyển đổi khoản nợ của khách hàng vay thành vốn cổ phần.
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và sử dụng các công cụ đolường rủi ro tín dụng