Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu 1205 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 110 - 112)

Với chính phủ - môi trường hoạt động trực tiếp của các khu vực kinh tế cần hoàn thiện môi trường quản lý vĩ mô.

Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện nay cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo

Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành nghề kinh doanh... vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau,

có ảnh hưởng đến công tác quản lý RRTD. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế RRTD, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng

Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những vấn đề còn hạn chế, tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã được phân tích ở chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Đông thời luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước nhằm không ngừng cải tiến, đổi mới hỗ trợ cho Doanh nghiệp và Ngân hàng hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn hiệu quả, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế đât nước.

KẾT LUẬN

Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của cuộc sống con nguời, là những tình huống xảy ra mà con nguời không thể luờng hết đuợc dẫn đến tổn thất. Và trong hoạt động tín dụng, nguy cơ không thu hồi đuợc nợ, xác suất khách hàng không trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn là tất yếu khách quan. Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất luợng tín dụng của Ngân hàng TMCP Liên Việt cũng chịu tác dộng không nhỏ. Do đó nâng cao chất luợng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của LPB trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về bản chất, đặc trung, các loại hình biểu hiện và mối tuơng quan của rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của LPB. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng đuợc phân tích nhằm làm nổi bật nguyên nhân rủi ro trong mối quan hệ với các chủ thể liên quan trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở đó đua ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng cho dù xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì cũng không thể nào loại bỏ hoàn toàn đuợc. Ngân hàng chỉ có thể áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng để kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng, tránh những tổn thất to lớn khi có phát sinh

Với lòng đam mê công tác quản lý rủi ro tín dụng, tác giả đã nghiên cứu và trình

bầy các nội dung cơ bản của đề tài,trong khuôn khổ một khóa luận thạc sỹ không tránh

khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong thầy cô và những nguời quan tâm và các bạn đồng nghiệp góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện trong tuơng lai.

Cuối cùng cho phép em bày tỏ lời cảm ơn các thầy cô giáo Truờng Học viện Ngân hàng đã giúp em tích lũy thêm đuợc rất nhiều kiến thức bổ ích cho quá trình công

tác, cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt, các anh chị và các bạn đồng nghiệp. Cảm ơn sự tận tình huớng dẫn của TS.Truơng Quốc Cuờng đã giúp

em hoàn thành Luân văn tốt nghiệp của mình. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS.Hồ Diệu, 2003, Tín dụng ngân hàng, TP.HCM, Nhà xuất bản thống kê 2. TS Phan Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002, Giáo trình Ngân hàng

Thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê.

3. PGS. TS Luu Thị Huơng (chủ biên), 2004, Giáo trình Thẩm định dự án đầu

tư, NXB Tài chính

4. Frederic S.Mishkin,1995, tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kĩ thuật.

5. Tài liệu về Hiệp uớc Basel I, Basel II, Basel III

6. Peter Rose, 2001, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

7. Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt, báo cáo tài chính (2010, 2011,2012). 8. Peter.S.Rose, 2004, Quản trị ngân hàng thương mại, Hà Nội, Nhà xuất bản tài chính

9. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thông kê

10. .TS. Lê Thị Hiệp Thuơng, TS.Hồ Diệu, Th.S Bùi Diệu Anh(2009), Nghiệp vụ

tín dụng Ngân hàng, NXB Phuơng Đông

11. Văn bản pháp luật:

> Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.

> Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, luật sửa đổi bổ sung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.

> Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam, Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD (ban hành kèm theo thông tu 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của thống đốc NHNN Việt Nam và thông tu 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 của Thống đốc NHNN Việt Nam)

> Luật Các tổ chức tín dụng của Quốc hội, số 47/2010/QH12. Cơ quanban

Một phần của tài liệu 1205 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w