Thực hiện nhiều biện pháp xử lý các khoản nợ xấu

Một phần của tài liệu 1205 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 105 - 107)

Khi khoản vay bị chuyển nợ xấu tuỳ theo mức độ thiện chí trong việc trả nợ, LPB có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Biện pháp khắc phục.

+ Yêu cầu bổ sung, đổi tài sản: Việc bổ sung tài sản bảo đảm là cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho khoản vay, ngân hàng xem xét lại tính hợp pháp của tài sản thế chất. Xem xét mức độ khả mại và mức giá ước định của tài sản bảo đảm.Cần chú ý việc làm này không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn.

+ Xác định lại phương án cơ cấu lại nợ: đối với các khách hàng do một lý do nào đó mà lâm vào tính trạng khó khăn tài chính không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Khách hàng vẫn có thiện chí trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ tín dụng với khách hàng bằng biện pháp cơ cấu lại nợ ( giãn nợ/ gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) Các khoản nợ trên bị phân vào các nhóm nợ thấp hơn được kiểm soát chặt chẽ hơn của ngân hàng nhưng khách hàng vẫn có thiện chí và khả năng trả được nợ.

+ Thu hồi nợ: khi rà soát và kết luận khoản vay không thể phục hồi đuợc thì ngân hàng phải quyết định chiến luợc thu hồi nợ, nhằm đạt đuợc các mục tiêu nhu: tận thu vốn ở mức tối thiểu, giảm thiểu chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi nợ, giảm thiểu sự phản ứng của khách hàng.

- Biện pháp xử lý

+ Sử dụng các biện pháp khuyến khích trả nợ: miễn giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, không tính lãi phạt. Những truờng hợp này áp dụng cho khách hàng có thiện chí trả nợ.

LPB chỉ miễn giảm lãi cho khách hàng thực sự có khó khăn về tình hình tài chsinh do nguyên nhân khách quan để giúp đỡ bên vay khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh và phải cam kết trả nợ LPB đúng theo điều kiện đuợc phê duyệt tại tờ trình miễn giảm lãi. Việc giảm miễn lãi cho khách hàng có thể tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh và tăng thêm khả năng thu hồi nợ quá hạn.

+ Trả nợ thay: yêu cầu bảo lãnh thứ 3 thực hiện trả nợ thay nghĩa vụ của khách hàng vay vốn.

+ Phát mại tài sản: sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà không thu hồi đuợc nợ thì ngân hàng thực hiện các biện pháp sau:

Đối với các khoản nợ quá hạn có tài sản thế chấp, cầm cố:

+ Khuyến khích khách hàng tự bán tài sản, đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình bảo quản và bán tài sản của khách hàng để có thể thu hồi nợ ngay khi khách hàng nhận đựơc tiền.

+ Các tài sản mà LPB đã xiết nợ hoặc đuợc gián nợ có đầy đủ hồ sơ và quyền sở hữu hợp pháp thì LPB tiến hành làm việc với trung tâm bán đấu giá tài sản để thực hiện việc phát mại tài sản nhằm thu hồi nợ.

Đối với các khoản nợ tình hình tài chính của khách hàng bình thuờng nhung lại cố tình chây ỳ không chịu trả nợ, hoặc có dấu hiệu lừa đảo thì LPB có thông báo đến các cấp có thẩm quyền để đôn đốc và dùng biện pháp cuống chế thu hồi nợ. Các biện pháp xử dụng nhu sau:

+ Khởi kiện: trong trường hợp cần thiết, ngân hàng phải khẩn trương hoàn thiện ngay các thủ tục pháp cần thiết để khởi kiện khách hàng.

+ Sử dụng quỹ DPRR: biện pháp này chỉ áp dụng đối với các khoản nợ xấu sau khi đã áp dụng hết các biện pháp khắc phục mà vẫn không thu hồi được nợ hoặc các khoản nợ đã phát mại hết tìa sản những vẫn còn âm gốc lãi không thể khắc phục được. Các khoản nợ được xử lý bằng DPRR sẽ được chuyển ra ngoại bảng để theo dõi tận thu, ngân hàng vẫn phải cso biện phsp xử lý và khắc phục để thu hồi nợ. Số tiền thu hồi được từ những rủi ro đã được xử lý bằng dự phòng rui ro sau khi trừ đi các chi phí liên quan và thuế được hạch toán vào thu nhập bất thường của LPB.

+ Ngoài các biện pháp khắc phục nêu trên, dựa trên mức độ rủi ro và thiếu xót từ phía cán bộ cần có chế tài hợp lý như giữ lương, truy cứu trách nhiệm, bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu 1205 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w