Định hướng, mục tiêu hoạt động tín dụng của ngân hàng Thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu 1205 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88 - 91)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

3.1.1. Định hướng, mục tiêu hoạt động tín dụng của ngân hàng Thươngmại cổ phần Bưu điện Liên Việt mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

về tăng trưởng tín dụng:

Theo quy định của NHNN LPB được phép tăng trưởng tín dụng tối đa 17% so với năm 2012. LPB đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp với cơ cấu tài sản có, đáp ứng đầy đủ yêu cầu kiểm soát an toàn.

- Định hướng đối tượng khách hàng: Duy trì tỷ lệ cho vay Nông nghiệp -

Nông thôn ở mức 30-40% để được hưởng ưu đãi về dự trữ bắt buộc. Do có tỷ lệ cho vay Nông nghiệp - Nông thôn năm 2012 chiếm ở mức 40% nên hiện tại LPB chịu tỷ lệ dự trữ bắt buộc rất thấp so với toàn ngành.

vụ trọn gói nhất là thanh toán, mua bán ngoại tệ, đồng thời phải đảm bảo có điều kiện ràng buộc trong hợp đồng để khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng.

Rà soát lại khách hàng, tập trung ưu tiên tái cấp tín dụng cho khách hàng cũ đã có quan hệ lâu lắm và uy tín với LPB. Mở rộng tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Tăng cường quản lý giới hạn tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực.

- Định hướng tín dụng theo tài sản bảo đảm

Hạn chế cho vay tín chấp và cho vay thế chấp hàng tồn kho luân chuyển đối với doanh nghiệp. Chỉ cho vay đối với những khách hàng doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng trở lên. Chỉ cho vay tín chấp tối đa bằng vốn điều lệ của pháp nhân, và chỉ cho vay ngắn hạn, hạn mức cho vay tín chấp tối đa bằng 30% tổng hạn mức được cấp tại LPB.

Đối với hàng hoá tồn kho luân chuyển: nên thuê bảo vệ độc lập bên thứ ba. Kiểm tra hợp đồng thuê kho chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên, a thẩm định năng lực của bên cho thuê kho, cần có sự độc lập giữa khách hàng, bên cho thuê kho và bên bảo vệ kho. Lập báo cáo hàng tồn kho định kỳ. Trong mọi trường hợp, chuyên viên cần xác định được rõ đâu là tài sản bảo đảm của ngân hàng trong kho hàng của doanh nghiệp bằng cách thường xuyên kiểm tra kho hàng và dán niêm. Khi kiểm tra kho hàng thường không nên thông báo trước quá 4 tiếng, đề phòng trường hợp khách hàng lấy hàng ở nơi khác không phải của mình để bù đắp lượng hàng thiếu nhằm qua mặt ngân hàng.

TSBĐ là hàng tồn kho cũng phải có bảo hiểm, người thụ hưởng là NH cho vay, giá trị bảo hiểm phải cao hơn hoặc bằng số tiền cho vay, thời hạn bảo hiểm phải dài hơn hoặc bằng thời hạn cho vay.

Hạn chế các tài sản loại D, E. Đối với tài sản là cổ phiếu phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động để có phương thức xử lý và hành động kịp thời khi cổ phiếu mất giá.

+ Định hướng tín dụng theo ngành hàng: Hạn chế cho vay đối với bất động sản, chứng khoán. Có hạn mức cho vay theo từng kỳ đối với các ngành hàng khác không vượt quá 5% -10% trên tổng dư nợ toàn hàng.

+ Định hướng tín dụng theo kỳ hạn vay vốn:

Ưu tiên các khoản vay ngắn hạn, quy mô vừa và nhỏ có tốc độ luân chuyển cao Tỷ trọng cho vay trung dài hạn không quá 30% tổng dư nợ cho vay toàn hàng. - Định hướng cho vay tín dụng theo ngoại tệ: ưu tiên phát triển cho vay đối

với các trường hợp vay vốn phục vụ mục đích xuất/ nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 1205 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w