Để hạn chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như:
Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố không có lợi, ngăn chặn các tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm rộng. Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân hàng. Đây là quá trình logic chặt chẽ. Do đó, cần có quản trị để đảm bảo tính thống nhất.
Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Trong ngân hàng, nhân viên có suy nghĩ và hành động khác, có thể trái ngược hoặc cản trở nhau. Vì vậy, cần phải có quản lý để mọi người hành động một cách thống nhất.
Quản lý đề ra những mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúng hướng. Phải có kế hoạch hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra.
Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng có vai trò rất quan trọng, điều này thể hiện:
- Thứ nhất, quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng tốt góp phần giảm thiểu chi phí hoạt động, giảm tổn thất cho chính bản thân ngân hàng.
Do phần lớn thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, trong khi đó rủi
ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và thường xuyên trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, quản lý
rủi ro tín dụng tốt, có hiệu quả là mục tiêu là sự sống còn của các ngân hàng.
Chi phí cho việc trích lập, dự phòng và xử lý các khoản rủi ro tín dụng là rất lớn. Theo quy định của Thông tin số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 yêu cầu các ngân hàng phải trích lập đủ dự phòng cho các khoản rủi ro, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng.
- Thứ hai, quản lý rủi ro tốt góp phần tạo điều kiện làm lạnh mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, cũng như gia tăng năng lực tài chính của các ngân hàng trong quá trình thực hiện các cam kết về việc gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
- Thứ ba, quản trị rủi ro tốt góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nước, khu vực. Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và bền vững, tạo lòng tin vững chắc từ công chúng và khách hàng của các ngân hàng cũng như tạo niềm tin và gia tăng mức độ tín nhiệm đối với cộng đồng, các tổ chức Quốc tế.