- Xây dựng chiến lược chính sách kinh doanh phù hợp với lợi thế của VCB. Xây dựng danh mục đầu tư, giá trị cấp tín dụng đối với từng ngành, từng lĩnh vực để các Chi nhánh có định hướng cấp tín dụng cụ thể. Đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa khách hàng, mở rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro.
- Cần hoàn thiện hệ thống XHTDNB. Mỗi khách hàng, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng khác nhau vì vậy cần phải xây dựng một hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng với mục tiêu linh hoạt, được bổ sung và phát triển nhằm đảm bảo tính thực tế cao và việc đánh giá cũng như hiệu chỉnh hệ thống cần được tiến hành định kỳ nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định cho vay, phân loại nợ, tạo lập và quản lý danh mục tín dụng.
- Tiếp tục kiến nghị trình Chính phủ và các Bộ có liên quan về những bất cập trong văn bản pháp lý, quy định, hướng dẫn,. là cơ sở cho việc xử lý nợ có vấn đề để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát sinh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong việc quản lý và xử lý nợ xấu, làm rõ trách nhiệm phát sinh nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ do nguyên nhân chủ quan để có hướng xử lý.
- Chú trọng và đẩy nhanh hơn nữa công tác xử lý thu hồi nợ trực tiếp, thường xuyên rà soát lại các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để triển khai các biện pháp thu hồi nợ.
- Cần xây dựng chính sách đào tạo nghiệp vụ mới cho cán bộ bằng cách: đãi ngộ trực tiếp cán bộ làm công tác tín dụng, khuyến khích các cán bộ đã và đang theo học trên đại học; cử cán bộ đi học, mở những lớp trao đổi kinh nghiệp học tập lẫn nhau.
Ket luân Chương 3
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt đông tín dụng nói riêng thì việc ngân hàng đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi.Từ thực trạng hoạt động tín dụng của VCB Chương Dương trong thời gian vừa qua, trên cơ sở định hướng công tác quản lý rủi ro tín dụng của VCB trong thời gian tới, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VCB Chương Dương. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, NHNN và Chính phủ, các cơ quan ban ngành ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn trong hoạt động tín dụng.
KẾT LUẬN
Lợi nhuận và rủi ro là hai hiện tượng luôn đi song hành với nhau, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao đó là một nguyên tắc luôn luôn đúng với mọi hoạt động của chủ thể kinh doanh trong đó có ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại nhiều lợi nhuận nhất, nhưng nó cũng là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra - đó chính là nhiệm vụ của công tác Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng.
Với bề dày 14 năm phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương đã có những bước phát triển ổn định và đã khẳng định được vai trò của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Nợ xấu của VCB Chương Dương có thể khiến ngân hàng đứng trước rủi ro, nguy cơ mất vốn. Do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của VCB Chương Dương trong giai đoạn hiện nay.
Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VCB Chương Dương, chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục. Từ đó tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan ban ngành; ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn trong hoạt động tín dụng.
Đề tài được viết dựa trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng của tác giả. Tuy nhiên do hạn chế về mặt kiến thức và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế - thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các anh, chị, em đồng nghiệp để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Đông (2012) iiNang cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập" Luận án Tiến sỹ, Hà Nội.
2. Đinh Xuân Hạng (2012), Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.
3. Nguyễn Thị Minh Hiền (2011), Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản Học viện Ngân hàng.
4. Tô Ngọc Hung (2012), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê. 5. Nguyễn Minh Kiều (2013), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà
xuất bản Tài chính, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Tiến (2014), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
7. Quốc hội nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 , Luật các tổ chức tín dụng, NXB Dân trí, Hà Nội.
8. Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam (2016), Thông tu số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 ban hành quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đối với khách hàng.
9. Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam (2013), Thông tu số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài.
10. Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam - Chi nhánh Chuơng Duơng (2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam - Chi nhánh Chuơng Duơng.
11. Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam, Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam.
* http://www.gso.gov.vn . Trang web của Tổng cục thống kê. * http://www.mof.gov.nv . Trang web của Bộ Tài chính
* http://www.sbv.gov.vn. Trang web của Ngân hàng nhà nước Việt Nam * http://www.tapchiketoan.com. Trang web của tạp chí kế toán