3.2.1.1. Thực hiện đánh giá lại toàn diện năng lực quản lý rủi ro tín dụng
VCB Chuơng Duơng cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá lại năng lực quản trị rủi ro của mình. Đây đuợc xem là tiền đề quan trọng để xây dựng chiến luợc quản lý rủi ro tín dụng thích hợp. Việc đánh giá lại năng lực quản trị rủi ro theo những khía cạnh nhu:
- Đánh giá lại các cơ chế, quy trình nghiệp vụ đã, đang áp dụng hiện nay để kiến nghị với Hội sở chính sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, trong đó, đặc biệt chú trọng đến khía cạnh nhận dạng nguy cơ xảy ra rủi ro để chủ động phòng ngừa.
- Rà soát lại tất cả các khoản nợ hiện tại của VCB Chuơng Duơng, thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định hiện nay, trong đó, chú trọng đến tiêu chí phân loại theo định tính, từ đó, tìm kiếm các biện pháp xử lý dứt điểm nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính. Ngoài ra, cũng cần phải đánh giá lại tính chất và nguyên nhân phát sinh các khoản nợ xấu để đề xuất các công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu hơn.
- Thực hiện minh bạch, công khai hoá thông tin, xem đây là tiền đề giúp VCB Chương Dương đánh giá đúng năng lực quản lý rủi ro tín dụng, tăng năng lực tự giám sát và quản lý rủi ro tín dụng nội bộ. Việc minh bạch, công khai thông tin không chỉ thực hiện giữa ngân hàng với NHNN, trong nội bộ ngân hàng mà còn giữa NH với nhà đầu tư và công chúng.
- Đánh giá lại chất lượng của đội ngũ nhân sự bao gồm đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng trên cả 2 tiêu chí về năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp, sớm phát hiện, loại bỏ, thay thế những cán bộ không có năng lực, thiếu đạo đức và sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp với công việc.
3.2.1.2. Xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng hợp lý, linh hoạt
Chính sách tín dụng phải xác định rõ các tiêu chuẩn cho mỗi loại hình tín dụng và tỷ lệ của từng khoản mục cho vay theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, thành phần kinh tế mong muốn của VCB như: cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay sản xuất - xuất khẩu, cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, tiêu dùng, bất động sản, chứng khoán,... đồng thời đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng hợp lý cho từng thời kỳ.
Ban lãnh đạo VCB cần phải có trách nhiệm trong việc đánh giá, phê chuẩn và kiểm tra có định kỳ (tối thiểu là hằng năm) chính sách tín dụng và chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của VCB. Chính sách tín dụng phải được công khai, tránh trường hợp tăng trưởng tự phát, chạy theo thị trường.
3.2.1.3. Hoàn thiện công cụ quản lý rủi ro tín dụng
Hiện nay, có rất nhiều các công cụ phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng mà nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng. Các mô hình này nó là công cụ đắc lực cho nhà quản trị có những quyết sách đúng đắn khi quyết định cho vay. Hệ thống XHTDNB hiện nay là phương pháp đánh giá định lượng duy nhất trong xét duyệt cho vay tại VCB. Hệ thống chấm điểm tín dụng của ngân hàng tuy đã được xây dựng khá chi tiết và chính xác nhưng vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn cho cán bộ làm công tác tín dụng trong việc áp dụng do nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là do số liệu cung cấp bởi khách hàng là không chính xác. Trong quá trình áp dụng mô
hình việc cần thiết nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng chính sách đảm bảo tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng của từng khách hàng. xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản lý rủi ro tín dụng thông qua lượng hoá các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp.
3.2.1.4 Nâng cao chất lượng công tác phân tích - thẩm định khách hàng và phương án vay vốn
Trong khâu thẩm định khách hàng, Cán bộ làm công tác tín dụng phải luôn đặt các tiêu chí như thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực tài chính, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoàn trả nợ vay, uy tín của khách hàng đó là những thông tin được xếp vào vị trí quan trọng hàng đầu và phải được cán bộ làm công tác tín dụng tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình và thực hiện đúng tất cả các quy định đã đề ra khi thực hiện thẩm định khách hàng. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời hạn ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng. Giải quyết các đòi hỏi này cần thực hiện:
- Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để nhận thấy rủi ro của doanh nghiệp, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần phải làm tôt khâu chấm điểm và xếp hạng khách hàng thông qua hệ thống XHTDNB nhằm phát hiện những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó.
- Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án đó để giảm bớt thời gian xử
lý các giao dịch. Cần tập trung đến tính pháp lý của phương án vay; ngành hàng, mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ; nguồn cung cấp, thị trường tiêu thụ... Đồng thời, cần đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và kịch bản xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.
- Trong quá trình thẩm định dự án cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Trong thực tế, còn nhiều khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, trong khi công tác thẩm định này chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng. Thẩm định tài chính giúp cho ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư, chẳng hạn chỉ xét duyệt cho vay đối với các dự án khả thi và khách hàng có đủ nguồn vốn tự có tham gia như cam kết. sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng. Để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án đó để xem xét quyết định cho vay. Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho khách hàng trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất. Khi thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ làm công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác. Thẩm định dự án không chỉ thẩm định khi cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đã đầu tư, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn.
- VCB Chương Dương cần xây dựng thủ tục và quy trình kiểm tra chéo và kiểm tra đột xuất đối với những khách hàng vay và giữa các cán bộ làm công tác tín dụng với nhau.
- Ngoài ra còn có một số nhân tố cần được cán bộ làm công tác tín dụng quan tâm trong quá trình thẩm định. Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát, chỉ số tiêu dùng và các biến cố có thể dự đoán về nền kinh tế, chính trị, xã hội. Trên cơ sở những thông tin đó, các bộ tín dụng cần có ý kiến cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố trên trong chu trình thẩm định khách hàng.
3.2.1.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng vay
- Các điều kiện tín dụng thường thay đổi theo thời gian và ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay cũng như khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, do đó sau khi cho vay cần chú trọng nhiều hơn trong khâu kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng để nắm bắt kịp thời thực trạng chất lượng các khản vay đảm bảo cho vốn tín dụng phát huy được hiệu quả như mong muốn. Cán bộ ngân hàng thường xuyên thực hiện giám sát các hành vi của khách hàng vay, mục đích sử sử dụng tiền vay, quá trình hoạt động kinh doanh, quá trình trả nợ và giám sát các bảo đảm tín dụng nhằm tránh tình trạng khách hàng vay vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hạn chế cho vay tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng như tiền lương, cho vay thu mua nông lâm thủy sản của các hộ dân; chỉ áp dụng phương thức chuyển khoản, trả thẳng cho người thụ hưởng để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hang...
- Xây dựng nội dung kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng phải phù hợp với từng khách hàng vay và từng khoản cho vay. Do mỗi khách hàng vay, mỗi khoản vay có sự khác biệt nhất định nên cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Thực hiện việc kiểm tra vốn vay thường xuyên bảo đảm 3 tháng/lần đối với cho vay ngắn hạn và 6 tháng/lần đối với cho vay trung dài hạn. Trong kiểm tra sử dụng vốn vay cần tránh tình trạng thực hiện kiểm tra trên giấy tờ, kiểm tra một cách qua loa, chiếu lệ. Cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản đảm bảo của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bên cạnh việc kiểm tra vốn vay, cán bộ tín dụng cũng cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng, chủ đầu tư, người mua khi thanh toán chuyển khoản về tài khoản khách hàng tại ngân hàng để trả nợ tiền vay, không cho rút tiền mặt. Cán bộ tín dụng nên kiểm soát tiền gửi của khách hàng
và việc chi từ tài khoản tiền gửi cần có sự đồng ý của ngân hàng, tránh hiện tượng tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng trả.
Thông qua việc kiểm tra vốn vay, kịp thời phát hiện những khoản nợ có khả năng khó hoàn trả đúng hạn, trên cơ sở đó đôn đốc kịp thời, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay nhằm thu hồi nợ đúng kỳ hạn và nắm được khả năng thực tế của doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở cho việc quyết định có cho vay các khoản vay mới hay không.
3.2.1.6. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tín dụng
Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là điều cực kỳ quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện:
- Yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình (đối với các dự án đầu tư), bảo hiểm hàng hóa... Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra đã được cơ quản bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất. Đặc biệt đối với khách hàng cá nhân, không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố nhưng họ vẫn có nhu cầu vay vốn. Phần lớn các khoản cho vay tiêu dùng và cho vay bất động sản chỉ dựa vào thu nhập của khách hàng để xem xét cho vay. Thế nhưng, thu nhập thì hoàn toàn lệ thuộc vào tình hình việc làm của khách hàng. Những khách hàng nào có việc làm không mấy ổn định hoặc việc làm quá phụ thuộc vào tình trạng nền kinh tế không thể đảm bảo có thu nhập để trả nợ vay. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng thường cho khách hàng vay với điều kiện là khách hàng mua bảo hiểm tín dụng. Những khi khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp không có thu nhập trả nợ vay ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ trả. Đây cũng là biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cần quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hoạt động của VCB Chương Dương.
- Quan tâm đến khâu định giá tài sản một cách chuẩn xác và bảo đảm đầy đủ của những tài sản này. Ngoài ra, trong thời gian cho vay phải thực hiện kiểm tra trực tiếp tình trạng tài sản đảm bảo của khách hàng hoặc thông qua báo cáo của khách hàng về tình trạng của tài sản đảm bảo. Hợp đồng đảm bảo tài sản là căn cứ quan trọng để kiểm tra. Những nội dung kiểm tra nhu: kiểm tra giá trị các tài sản đảm bảo có sự suy giảm hay không; xem những yếu tố nhu phòng cháy, chống trộm cắp, điều kiện bảo quản,... Điều kiện quản lý có đủ đảm bảo an toàn cho tài sản hay không. Đối với tài sản thế chấp, VCB Chuong Duong cần kiểm tra xem việc sử dụng tài sản có hợp lý đúng nhu hợp đồng hay không. Việc lựa chọn danh mục tài sản đảm bảo cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng vì khi khách hàng vay không có khả năng thanh toán thì tài sản đảm bảo là nguồn thu duy nhất để bù đắp tổn thất nhung việc thu hồi này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhu: tính pháp lý của tài sản đảm bảo, khả năng chuyển đổi nhanh chóng của tài sản. Do đó lựa chọn tài sản nào làm tài sản đảm bảo là một vấn đề rất quan trọng nó quyết định rất lớn đến việc xử lý và thu hồi khi có rủi ro.
3.2.1.7. Nâng cao vai trò công tác kiểm tra nội bộ
Đồng thời với việc thiết lập co chế “giám sát song song” thông qua chức năng của Phòng Quản lý nợ, cần chú trọng công tác “hậu kiểm” của Bộ phận kiểm tra nội bộ để tăng cuờng khả năng kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng, giảm thiểu những rủi ro tín dụng. Do đó, cần thực hiện những biện pháp nhu: tăng cuờng những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho Bộ phận kiểm tra nội bộ. Trong quá trình kiểm tra, có thể tăng cuờng cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra. Thuờng xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ thuộc Bộ phận kiểm tra nội bộ. Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thuởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm