1.2.4.1. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn càng cao chứng tỏ khả năng rủi ro tín dụng càng lớn, quản trị rủi ro của ngân hàng là yếu. Ngoài chỉ tiêu tuyệt đối về nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn cũng được xem xét như một chỉ tiêu phản ánh chất lượng rủi ro của ngân hàng.
Phương trình (1.1.1):
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ * 100%
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn và chưa thu hồi được tại thời điểm tính toán. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh số dư nợ quá hạn mà không phản ánh quy mô của toàn bộ món nợ. Để khắc phục nhược điểm này, chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ quá hạn thường được áp dụng.
Phương trình (1.1.2):
rτ,, , λ , , λ Tổng dư nợ có nợ quá hạn a λ ^^n,
Tỷ lệ dư nợ quá hạn = Tổngdư nợ * 100%
1.2.4.2. Tỷ trọng nợ xấu
Theo quy định tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tức là các khoản nợdưới tiêu chuẩn,nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp, rủi ro tín dụng là cao.
Chỉ tiêu tương đối tỷ lệ nợ xấu phản ánh chính xác hơn số nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng.
Phương trình (1.2): Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = mʌɪ ^c * 100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu.Quy định tại khoản 3, điều 16, mục 4thông tư số 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng phải đảm bảo có tỷ lệ nợ xấu (NPL) từ 3% trở xuống, nghĩa là trong 100 đồng cho vay, thì nợ xấu tối đa được phép là 3 đồng.
1.2.4.3. Hệ số rủi ro tín dụng
Phương trình (1.3):
Tổng dư nợ cho vay
Hệ số rủi ro tín dụng = —,pLrt .2∙7 '■ r * 100% Tổng tài sản có
Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn, nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng cao.
1.2.4.4. Chỉ tiêu về trích lập dự phòng
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ được phân loại từ Nhóm 1 đến 5 có mức trích lập dự phòng cụ thể từ 0% đến 100% của Giá trị khoản nợ trừ đi (-) Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo.Ngoài ra, các ngân hàng được yêu cầu trích dự phòng chung ở mức 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ Nhóm 1 đến 4. Ngân hàng trích lập dự phòng càng lớn chứng tỏ rằngrủi ro dự tính của các khoản nợ càng cao, chất lượng của các khoản tín dụng đã cấp là xấu, rủi ro tín dụng cao.
Phương trình (1.4):
... 1. '. „ , DPRR tín dụng trích lập
Tỷ lệ trích lập dự plràng I⅛i ro tto dụng = Dư nợ bình quân
Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp.Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đủ theo quy định.
1.2.4.5. Chỉ tiêu sinh lợi từ hoạt động tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ truyền thống và thường chiếm tỷ trọng cao trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cũng thường chiếm phần lớn trên tổng lợi nhuận của ngân hàng. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng lớn chứng tỏ hoạt động tín dụng đang mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Để đánh giá sinh lợi từ hoạt động tín dụng, ta thường sử dụng chỉ tiêu sau:
Phương trình (1.5.1):
Lợi nhuận từ tín dụng
Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng = Tônglợinhuâ^^ * 100%
Phương trình (1.5.2):
Lợi nhuận từ tín dụng Tỷ lệ sinh lời của tín dụng = rʃ ɪj 'ɪ/ɛ,ɪ * 100%
■ ∙ g Tổng dư nợ bình quân
Xét trên một khía cạnh nào đó, tỷ lệ sinh lời của tín dụng càng cao càng chứng tỏ chất lượng tín dụng tốt, rủi ro tín dụng đang được kiểm soát.