Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1209 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 100)

- Ban hành khung xây dựng hệ thống tín dụng nội bộ khách hàng

Hiện tại, các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng đã và đang xây dựng hệ thống tín dụng nội bộ theo các mô hình của các NHTM nuớc ngoài. Việc áp dụng trực tiếp các mô hình này vào Việt Nam có thể không mang lại đuợc các kết quả nhu mong đợi. NHNN nên nghiên cứu và cân nhắc thực hiện

việc ban hành khung cơ bản về việc xây dựng hệ thống tín dụng nội bộ và yêu cầu định kỳ rà soát lại hệ thống tín dụng nội bộ nhằm đảm bảo phù hợp với sự biến động của nền kinh tế.

- Nâng cao chất luợng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC Các thông tin mà ngân hàng có thể sử dụng trên website của trung tâm thông tin tín dụng CIC là rất hạn chế, chủ yếu mới chỉ là tình hình quan hệ tín dụng (danh sách tổ chức tín dụng quan hệ, diễn biến du nợ trong kỳ, nợ không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp). Chính vì vậy, CIC không những cần thiết phải mở rộng quy mô thông tin, mà chất luợng thông tin cũng cần đuợc cải thiện. Thông tu 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đã đuợc lùi thời hạn áp dụng từ 01/06/2013 về 01/06/2014. Theo quy định tại thông tu, tổ chức tín dụng sẽ phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đồng thời sử dụng kết quả xếp hạng trên CIC để tham chiếu, và nếu kết quả xếp hạng rủi ro khách hàng tại ngân hàng hay CIC cao hơn thì nợ của khách hàng sẽ phải đuợc xếp hạng theo nhóm cao hơn đó. Do đó, việc nâng cao chất luợng hoạt động của trung tâm CIC là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo cho chính sách của NHNN đuợc thực thi có hiệu quả nhu mong đợi, đồng thời giảm thiểu đuợc rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Hoàn thiện mô hình hoạt động công ty quản lý tài sản VAMC

Nghị định 53/2013/NĐ-CP quy định công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chịu sự quản lý nhà nuớc, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nuớc. Theo PGS.TS Tô Ngọc Hung (năm 2013) để đảm bảo Công ty quản lý tài sản hoạt động có hiệu quả theo các mục tiêu mà Chính phủ và NHNN đề ra, cần phải tạo dựng một khuôn khổ pháp lý, một môi truờng xử lý nợ xấu với sự tham gia của các bên có liên quan, những điều kiện hỗ trợ về nguồn lực, cũng nhu sự đồng thuận của toàn xã hội.

về tiêu chí lựa chọn các khoản nợ xấu là: VAMC chỉ mua những khoản nợ xấu mà VAMC có thể xử lý hiệu quả hơn là để tự các ngân hàng xử lý; nên tập trung vào xử lý các khoản nợ xấu của tu nhân hơn là các khoản nợ xấu của các DNNN; và các khoản nợ xấu của một doanh nghiệp, cá nhân tại các ngân hàng khác nhau cần đuợc đánh giá và xử lý đồng thời, bất kể truờng hợp khoản nợ tại một hoặc một số ngân hàng không đuợc phân loại vào nhóm nợ xấu. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện để thực hiện tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp, bảo đảm xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu về bản chất.

Vềgiá mua các khoản nợ xấu: Việc mua các khoản nợ xấu của VAMC theo giá thị truờng và sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua lại khoản nợ xấu theo giá gốc đồng thời yêu cầu các TCTD trích lập dự phòng rủi ro cho các trái phiếu này là một phuơng án phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay cũng nhu mục đích của NHNN về tái cơ cấu hệ thống TCTD gắn với tái cơ cấu các doanh nghiệp, hỗ trợ tăng truởng kinh tế. Trong truờng hợp giữa VAMC và các ngân hàng không đi đến một thỏa thuận về giá thị truờng của các khoản nợ xấu, một tổ chức độc lập sẽ có trách nhiệm đánh giá khách quan khoản nợ xấu này, và hai bên phải chấp nhận mức giá do tổ chức độc lập đua ra. Ngoài ra, VAMC và các ngân hàng có thể thỏa thuận với một mức giá bằng bình quân mức giá các khoản nợ xấu tuơng tự đã đuợc mua theo giá thị truờng, đi kèm với một cam kết khi thực hiện xử lý xong, các khoản lãi, hoặc lỗ từ việc xử lý sẽ đuợc phân chia lại theo một tỷ lệ nhất định. Điều này là cần thiết nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ xấu.

Về nguồn vốn:Toàn bộ nguồn tài trợ cho AMC thuộc sở hữu của Chính phủ không nên chỉ huy động từ mỗi ngân sách, đặc biệt là khi các quy mô của các khoản nợ xấu là tuơng đối lớn. Trong điều kiện ngân sách gặp khó khăn hiện nay và trên nguyên tắc gắn trách nhiệm xử lý nợ xấu với nguồn gốc phát sinh nợ xấu, VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt để mua lại nợ xấu từ phía các NHTM là một giải pháp hoàn toàn phù hợp.

về xử lý các khoản nợ xấu đã được chuyển giao:Một khi VAMC mua các khoản nợ xấu từ các ngân hàng, việc làm đầu tiên là phân loại các khoản nợ xấu vào các nhóm khác nhau nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý cũng như xử lý các khoản nợ này. về mặt hoạt động, các nhân viên của AMC nên được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là nhóm đánh giá xem các khoản nợ xấu có thể tiếp tục duy trì tín dụng hay không. Trong trường hợp khoản vay có khả năng phục hồi thì nhóm thứ nhất sẽ tiến hành các biện pháp như điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ, thay đổi mức lãi suất, thậm chí miễn giảm một phần hay toàn bộ lãi, bán lại khoản nợ đã mua cho một ngân hàng khác, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần... Trường hợp khoản nợ không thể duy trì được, nhóm thứ hai sẽ đề xuất thỏa thuận với các bên liên quan để xử lý TSBĐ, hoặc nếu không đạt được thỏa thuận thì TSBĐ sẽ được đem ra bán đấu giá. Ngoài ra, nhằm đạt được tỷ lệ thu hồi vốn tối đa, AMC cần phải xử lý khoản nợ xấu phù hợp với các điều kiện thị trường. Trong trường hợp khoản vay đang trong giai đoạn thực hiện và giá trị tài sản nếu được xử lý ngay sẽ mang lại hiệu quả sinh lời thấp, các NHTM và VAMC có thể tạo điều kiện tiếp tục cấp vốn cho dự án này để khi thực hiện xử lý tài sản, đem lại hiệu quả cao nhất

- Khẩn trương hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu 1209 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w