Trong thời gian tới, theo dự báo của nhiều cơ quan chức năng cũng như các tổ chức quốc tế, nền kinh tế Việt Nam sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn cần giải quyết song có xu hướng được cải thiện hơn. Trước khó khăn chung đó, tập thể BIDV - CN HBT xác định phấn đấu trở thành một Chi nhánh có chất lượng và hiệu quả kinh doanh tốt trên địa bàn, có uy tín với khách hàng, đáp ứng các sản phẩm dịch vụ và tiện ích tốt cho khách hàng, chi phí thấp, khả năng sinh lời cao, giá cả hợp lý tạo nền tảng phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu mà Hội sở chính giao trong năm 2013.
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kinh doanh chính của BIDV - CN HBT năm 2014
(1) Thúc đẩy tăng trưởng có hiệu quả tín dụng ngắn, trung và dài hạn,
ưu tiên tín dụng đồng Việt Nam nhằm thúc đẩy mạnh và gia tăng hiệu quả công tác cho vay
- Tập trung tăng trưởng các khách hàng tốt, trong đó ưu tiên tiếp thị các khách hàng doanh nghiệp xếp hạng A trở lên, không có nợ gốc, nợ lãi quá hạn tại thời điểm cấp tín dụng, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng trả nợ và nhiều tiềm năng trong quan hệ hợp tác.
- Thực hiện kiểm soát chặt chẽ với khách hàng có dư nợ lớn, nhóm khách hàng liên quan; đảm bảo quy mô dư nợ của một khách hàng, nhóm khách hàng liên quan không vượt quá 35%/tổng dư nợ của Chi nhánh.
- Ưu tiên cho vay đối với các ngành then chốt được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và BIDV khuyến khích phát triển như kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế, sản xuất và xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(2) Kiểm soát tỷ trọng, cơ cấu tín dụng trung dài hạn và tín dụng ngoại tệ cũng như lãi suất cho vay
- Kiểm soát cơ cấu tín dụng trung, dài hạn theo kế hoạch đã đuợc Hội sở chính giao năm 2014.
- Kiểm soát cho vay trung dài hạn, thực hiện giải ngân đối với các hợp đồng tín dụng trung dài hạn đã ký kết với khách hàng, đã và đang giải ngân mà đuợc đánh giá có hiệu quả, uu tiên hỗ trợ dự án đang đi vào giai đoạn hoàn thành; uu tiên các dự án nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp và các sản phẩm tín dụng bán lẻ.
- Cho vay ngoại tệ đúng đối tuợng theo chính sách của BIDV và Ngân hàng Nhà nuớc.
- Thực hiện về lãi suất cho vay theo các chỉ đạo hiện hành của Chi nhánh trên cơ sở phù hợp với quy định của NHNN, BIDV, đảm bảo tính cạnh tranh, hiệu quả, an toàn hoạt động tín dụng.
(3) về quản lý dòng tiền
- Trong quá trình cho vay, yêu cầu các phòng thực hiện định kỳ hạn trả nợ gốc, lãi phù hợp với dòng tiền của khách hàng, tăng cuờng quản lý chặt chẽ dòng tiền của khách hàng thông qua việc phân tích đánh giá hiệu quả phuơng án vay tại thời điểm đề xuất, tổ chức kiểm tra định kỳ hàng tháng/quý hoặc đột xuất theo qui định để tiến hành thu nợ, thu lãi theo cam kết của khách hàng, đảm bảo kế hoạch lợi nhuận của Chi nhánh.
- Các phòng chủ động thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo của khách hàng đang còn du nợ tín dụng; rà soát và hoàn thiện các thủ tục pháp lý (công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, mua bảo hiểm tài sản,....) đối với các hợp đồng đảm bảo tiền vay đã ký với khách hàng; rà soát đảm bảo việc đáp ứng các điều kiện tài sản bảo đảm theo chính sách cấp tín dụng của BIDV và theo công văn ủy nhiệm của Trụ sở chính. Khuyến khích khách hàng bổ sung tối đa tài sản đảm bảo. Truờng hợp thực hiện thay thế, rút bớt, giải chấp tài sản bảo đảm đối với khách hàng thực hiện theo quy định của BIDV.
- Với tài sản bảo đảm là hàng hóa trong kho: các phòng thực hiện theo chỉ đạo của NHNN tại văn bản số 107/TTGSNH1 ngày 10/01/2014, các quy định hiện hành của BIDV và Pháp luật khi nhận tài sản là hàng hóa trong kho làm tài sản bảo đảm.
(4) Kiểm soát nợ xấu, xử lý nợ và thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng
- Các phòng/bộ phận quản lý khách hàng thực hiện rà soát, đánh giá nền khách hàng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 theo chỉ đạo hiện hành của BIDV, chú trọng các khách hàng nợ nhóm 1,2 đang có nợ quá hạn, nợ cơ cấu sẽ phải chuyển nhóm nợ xấu (theo số liệu đến hết ngày 31/01/2014) để có phương án xử lý và lập báo cáo gửi về phòng Quản lý rủi ro chậm nhất ngày 22/02/2014. Phòng Quản lý rủi ro đầu mối tổng hợp báo cáo Giám đốc và Hội sở chính theo quy định.
- Các Phòng nghiên cứu đầy đủ chính sách của BIDV, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế nợ xấu gia tăng, đẩy mạnh xử lý nợ xấu thông qua dự phòng rủi ro, bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo và các hình thức xử lý nợ xấu khác theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở tình hình tài chính cụ thể của Chi nhánh, Chi nhánh sẽ tăng cường thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Đối với các khách hàng đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định, Bộ phận Quan hệ khách hàng phối hợp với Phòng quản lý rủi ro hoàn thiện hồ sơ theo quy định để trình Hội sở chính xem xét phê duyệt xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng.
- Tập trung nguồn lực, quyết liệt thực hiện toàn diện các biện pháp, phương án (bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo, hỗ trợ khách hàng tìm kiếm đối tác mua lại tài sản bảo đảm,...) để thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng.
- Bám sát và có báo cáo kịp thời tình hình thu hồi nợ xấu với tổ xử lý nợ xấu, Giám đốc để có biện pháp ứng xử phù hợp.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍNDỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU Tư VÀ PHÁT