Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 1209 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 97)

- Tạo lập và hoàn thiện khung pháp lý nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.

Bất cứ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế - xã hội đều tác động tới hoạt động của các tổ chức, cá nhân và kế hoạch phát triển trong tương lai. Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ chưa hoàn thiện, thường xuyên có những thay đổi, thiếu tính ổn định dẫn đến các doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động, chuyển hướng hoạt động có thể gây nên thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành liên quan và có sự định hướng lâu

dài, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định; các thay đổi trong chính sách cần được

công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian nhất định để các tổ chức, cá nhân có thể chuyển đổi hoạt động cho phù hợp.

Hiện nay, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được lập dựa trên 26 chuẩn mực kế toán được bộ tài chính ban hành, cùng với đó, hoạt động kiểm toán tuân thủ theo 37 chuẩn mực kiểm toán. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong khung pháp lý trên, vẫn còn nhiều chuẩn mực quốc tế chưa có chuẩn mực Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện việc kiểm toán độc lập... Do đó, Chính phủ cũng cần xem xét và hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về tài chính nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc áp dụng của tổ chức, cá nhân, cũng như việc

- Xây dựng các hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

Việc tiếp cận thông tin để đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng hiện gặp nhiều khó khăn. Các chỉ số, thông tin về triển vọng kinh doanh ngành, các chỉ số tài chính trung bình ngành... hiện rất khó tiếp cận và hầu nhu không tiếp cận đuợc. Vì vậy, Chính phủ cần giao cho các cơ quan ban ngành phối hợp để thực hiện việc ban hành các chỉ tiêu trung bình ngành kinh tế. Đây là thông tin quan trọng để thực hiện việc đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành, triển vọng kinh doanh để đánh giá đúng về khả năng tài chính, kế hoạch phát triển của khách hàng. Trên cơ sở đó sẽ có những quyết định tín dụng hợp lý.

- Có cơ chế, chế tài chặt chẽ để quản lý thị truờngbất động sản

Hiện tại, đa phần tài sản thế chấp tại các ngân hàng đều là bất động sản. Trong thời kỳ truớc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, thị truờng bất động sản Việt Nam tăng truởng rất nóng, giá bất động sản liên tục tăng cao. Do đó, khi thị truờng sụt giảm vào thời gian khủng hoảng, thanh khoản thị truờng đi xuống, giá nhà đất đi xuống. Điều này đã tạo khó khăn cho ngân hàng trong việc thanh lý các tài sản bảo đảm là bất động sản để thu hồi vốn tín dụng. Do đó, trong tuơng lai cần có các biện pháp thích hợp để quản lý thị truờng bất động sản tốt hơn, vừa giúp cho đại bộ phận dân cu có thể sở hữu nhà, đồng thời đua giá trị bất động sản về giá trị thực của nó, vừa đảm bảo an toàn đồi với ngân hàng xét theo một góc độ nhất định.

Một phần của tài liệu 1209 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w