Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 1209 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 39)

Nhận thức về sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng

Mặc dù thời gian gần đây, các NHTM tỏ ra rất năng động trong việc phát triển các dịch vụ ngoài lĩnh vực truyền thống là tín dụng, và ngày càng đưa thu nhập từ các dịch vụ phi truyền thống này lên cao, song hoạt động tín dụng chiếm phần lớn trong danh mục tài sản của các NHTM và vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chính và chủ yếu của các ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng vẫn chiếm trên 70% trong danh mục tài sản. Chính do đó, rủi ro tín dụng luôn là yếu tố thường trực đe dọa tới uy tín, lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, việc nhận thức được sự cần thiết của việc quản lý rủi ro tín dụng là đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng. Mới đây, theo khảo sát ngành ngân hàng Việt Nam lần đầu tiên được thực hiện bởi KPMG vào ngày 21-8-2013, hơn 90% ngân hàng được hỏi cho biết sẽ gia tăng chi phí dành cho xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tiên tiến hơn trong vòng 12 tháng tới. Điều này chứng tỏ rằng, công tác quản lý rủi ro tín dụng đang ngày càng được các ngân hàng quan tâm.

Sự phối hợp giữa các bộ phận trong hoạt động tín dụng

Mô hình tín dụng hiện đại, đòi hỏi sự độc lập giữa các chức năng trong việc tiếp xúc khách hàng, thẩm định, quản trị rủi ro... Tuy nhiên, đây không phải là sự độc lập hoàn toàn giữa các phòng ban chức năng, mà cần có sự phối hợp, cùng trao đổi thông tin giữa các phòng ban để có thể tháo gỡ các khó khăn cho các khách hàng vay vốn, thúc đẩy việc cấp tín dụng cho các khách hàng có “sức khỏe” tài chính tốt, đồng thời phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng, giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa trước, qua đó giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng

Phân tích hoạt động rủi ro tín dụng luôn dựa trên các thông tin định tính và định lượng về khách hàng. Chính do đó, độ tin cậy của các thông tin ảnh hưởng rất lớn tới kết quả phân tích, thông qua đó, ảnh hưởng tới các quyết định quan hệ tín dụng của ngân hàng với khách hàng.

Bên cạnh đó, các thông tin về báo cáo tín dụng của các khách hàng cũng cần được cập nhật, phân tích thường xuyên để các lãnh đạo ngân hàng có thể nắm bắt kịp thời về tình hình tín dụng của ngân hàng, qua đó, đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu tới hoạt động của ngân hàng.

Công nghệ

Công nghệ được áp dụng phù hợp, đồng bộ với toàn bộ hệ thống ngân hàng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế đóng góp không nhỏ vào hiệu quả của việc quản lý rủi ro tín dụng. Đơn cử, như việc sử dụng các ứng dụng công nghệ trong việc định lượng rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của Basel 2, sẽ giúp ngân hàng có thể có cái nhìn xác thực về rủi ro tín dụng hơn là việc định lượng rủi ro theo tuổi nợ mà đa số các ngân hàng đang áp dụng hiện nay.

Trình độ đội ngũ cán bộ

Đội ngũ cán bộ chính là điểm mấu chốt của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Việc phát hiện, nhận biết rủi ro tín dụng đòi hỏi cán bộ phân tích rủi ro tín dụng phải có khả năng phân tích, phán đoán tốt, cùng với đó kinh nghiêm nhận dạng rủi ro phải tốt. Cán bộ phân tích rủi ro, ước lượng được rủi ro tín dụng, thông qua đó đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng sẽ giúp ích ngân hàng rất nhiều trong việc quản lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu 1209 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w