Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu 1209 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 91)

Thẩm định tình hình tài chính, tính hiệu quả của các phương án, dự án đầu tư, nhu cầu vay vốn của khách hàng... là những yếu tố quan trọng quyết định tới việc nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về

thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án. Khi thẩm định dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau, cán bộ thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin về các dự án cùng lĩnh vực đầu tu để đưa ra các nhận định chính xác cũng như tìm hiểu lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật của dự án, phương án xin vay vốn của khách hàng. Những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc trong báo cáo tài chính, kế hoạch đầu tư, dự toán... cần được cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng sử dụng nghiệp vụ, các mối quan hệ, hỏi ý kiến khách hàng. để tìm hiểu thêm thông tin trước khi đề xuất báo cáo thẩm định. Đối với các dự án lớn, BIDV - CN HBT có thể xem xét thuê tổ chức tư vấn độc lập, có tư cách pháp nhân, có năng lực, uy tín thực hiện việc thẩm định, xác nhận độc lập song song với việc thẩm định của bộ phận thẩm định rủi ro của chi nhánh nhằm tham khảo cách tiếp cận thẩm định của các tổ chức độc lập, và sử dụng kết quả thẩm định đó để so sánh và đưa ra các quyết định phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Việc này có thể tăng chi phí cho ngân hàng nhưng đảm bảo an toàn khi ngân hàng quyết định cho vay bởi cán bộ thẩm định của ngân hàng tuy có kinh nghiệm nhưng chưa toàn diện nên việc đánh giá chính xác khách hàng và hiệu quả của dự án cho vay có thể chưa chính xác.

Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần lưu ý thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng, giúp ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính trước khi có quyết định đầu tư. Trên thực tế, cán bộ thẩm định thường thẩm định khả năng tài chính của khách hàng thông qua báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, tuy nhiên không phải báo cáo tài chính nào cũng trung thực và được kiểm toán đầy đủ.Một số khách hàng chủ ý cung cấp các báo cáo tài chính với thông tin sai lệch nhằm được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi từ phía ngân hàng. Điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kỹ năng để nhận biết những thông tin nào là hợp lý hay không hợp lý, cán bộ thẩm định cần yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các thông tin cần thiết để thực hiện việc

thẩm định khi thấy có nghi vấn về thông tin trước khi đưa ra những nhận định của mình.

Xây dựng tiêu chí thẩm định chuyên sâu cho các ngành nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực xây lắp nhằm hạn chế nợ xấu và phát huy hơn nữa thế mạnh của BIDV - CN HBT trong tài trợ vốn cho lĩnh vực này. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những đặc thù riêng về việc luân chuyển vốn, hàng tồn kho, nhu cầu vốn lưu động, hệ số nợ... Doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại sẽ khác với doanh nghiệp hoạt động chính là sản xuất, khác với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản về các tiêu chí trên. Do đó, việc xây dựng các tiêu chí thẩm định chuyên sâu hơn cho các ngành nghề rất quan trọng tới việc thẩm định tín dụng khách hàng. Qua đó ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng đối với chi nhánh. Doanh nghiệp xây lắp hiện là đối tượng khách hàng chiếm dư nợ cao nhất tại BIDV - CN HBT, do đó, cần thiết phải xây dựng trước tiên các tiêu chí thẩm định chuyên sâu trong lĩnh vực này để tận dụng được tối đa các khách hàng truyền thống, uy tín, và có năng lực tốt, đồng thời hạn chế được các khách hàng, dự án chưa đáp ứng được các tiêu chí nhằm đảm bảo an toàn và sinh lời cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu 1209 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w