Thực trạng công tác quản trị rủi ro lãisuất tại Ngân hàng Thương mại cổ

Một phần của tài liệu 1234 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP sài gòn hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 89)

phần Sài Gòn - Hà Nội

2.2.2.1. Thực trạng áp dụng chính sách lãi suất và chính sách quản lý vốn

a. Thực trạng áp dụng chính sách lãi suất

- Ve cách quản lý lãi suất: lãi suất kinh doanh do Hội sở thông báo và áp dụng thống nhất cho toàn hệ thống. Hội sở quy định lãi suất tiền gửi tối đa và lãi suất cho vay bình quân tối thiểu. Các chi nhánh có thể tự thỏa thuận lãi suất với khách hàng sao cho lãi suất huy động không quá trần quy định và lãi suất cho vay không được thấp hơn mức bình quân tối thiểu.

- Về phương thức quản lý lãi suất: lãi suất tiền gửi được cố định hoàn toàn trong suốt kì hạn tiền gửi; lãi suất tiền vay có thể cố định hoặc định kỳ thay đổi 3, 6 tháng một lần.

- Về cách xác định lãi suất trong kinh doanh: SHB xác định lãi suất tiền gửi và tiền vay theo định hướng của NHNN trong từng thời kì. Tuy nhiên, cả lãi suất tiền gửi và tiền vay chưa được xác định dựa trên một cơ sở khoa học rõ ràng mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và tham khảo lãi suất của các NHTM trên địa bàn.

b. Thực trạng chính sách quản lý vốn

Trước ngày 25/7/2011, SHB quản lý vốn theo phương pháp phân tán: các chi nhánh tự cân đối vốn của mình, nếu thừa vốn chi nhánh sẽ gửi về Hội sở, còn thiếu vốn sẽ vay của Hội sở chính. Việc để các chi nhánh tự cân đối vốn của mình cũng tức là các chi nhánh tự chịu rủi ro lãi suất. Tình trạng này gây nên hiện tượng có những chi nhánh rất tốt về khả năng thanh khoản thậm chí thừa vốn, không có đầu

67

ra, ngược lại có những chi nhánh đang lâm vào tình trạng thâm hụt thanh khoản nghiêm trọng, phải vay lại từ ngân hàng hoặc tổ chức khác với lãi suất cao. Vì vậ y mà việc quản lý rủi ro lãi suất và quản lý vốn của Ngân hàng chưa thực sự hiệu quả.

Trước tình trạng trên, Ban điều hành đã gấp rút nghiên cứu mô hình quản lý vốn tập trung và đưa vào áp dụng từ ngày 25/7/2011. Theo đó, Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản nợ của chi nhánh và bán toàn bộ tài sản có cho chi nhánh. Như vậy, cơ chế gửi - vay vốn chuyển sang thành cơ chế mua - bán vốn và rủi ro lãi suất tập trung về Hội sở chính.

Mô hình quản lý tập trung nguồn vốn của toàn hệ thống đã đáp ứng cho các mục tiêu sử dụng vốn, phù hợp với định hướng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an toàn theo quy định, kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng.

2.2.2.2. Thực trạng hệ thống quản trị rủi ro lãi suất

Hệ thống quản lý rủi ro lãi suất của SHB được phát triển để phù hợp với bản chất, quy mô và sự đa dạng của tùng thời kì hoạt động kinh doanh. Hệ thống quản lý rủi ro lãi suất bao gồm nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát, gồm:

- Hội đồng quản trị

- Hội đồng quản lý Tài sản nợ và Tài sản có (Hội đồng ALCO) và Ban điều hành

- Các Phòng Ban chức năng tham gia vào quy trình quản trị rủi ro lãi suất - Các chính sách và quy trình về quản lý rủi ro lãi suất

- Các quy định để nhận diện, các công cụ đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất

- Kiểm soát nội bộ và kiểm toán

68

a. Thực trạng việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo, các đơn vị trong việc quản trị rủi ro lãi suất

- Định kỳ hàng năm, Hội đồng quản trị phê duyệt các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro và các giới hạn rủi ro.

- Tổng Giám đốc chỉ đạo các trưởng phòng chức năng triển khai các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro đã được HĐQT phê duyệt.

- Phòng Quản lý rủi ro:

■ Chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển và tổ chức triển khai các chính sách, quy trình, phương pháp đo lường rủi ro lãi suất thích hợp.

■ Thực hiện đo lường rủi ro lãi suất

■ Thực hiện giám sát tuân thủ việc vi phạm hạn mức rủi ro lãi suất

■ Độc lập định kỳ báo cáo trạng thái rủi ro lãi suất cho Tổng giám đốc và Ủy ban Quản lý rủi ro

- Khối Nguồn vốn:

■ Thực hiện các biện pháp để đưa trạng thái RRLS về trong hạn mức cho phép khi được Phòng Quản lý rủi ro lãi suất thông báo có trường hợp bị vi phạm hạn mức

■ Lập kế hoạch dự phòng vốn cho những trường hợp bất ngờ

■ Cung cấp số liệu cần thiết cho Phòng Quản lý rủi ro để phục vụ công tác quản lý rủi ro lãi suất.

b. Thực trạng áp dụng các mô hình đo lường rủi ro lãi suất

* Mô hình đo lường lựa chọn: Mô hình chênh lệch tái định giá là mô hình đo lường rủi ro lãi suất của SHB.

* Phương pháp đo lường:

Bảng khe hở lãi suất được xây dựng trên cơ sở ghi nhận các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn và các tài sản ngoại bảng “nhạy cảm với lãi suất” theo từng kỳ hạn thay đổi lãi suất. Phương pháp đo lường thực hiện như sau:

69

Bước 1: xác định các tài sản, nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất và đưa vào từng kỳ thay đổi lãi suất theo nguyên tắc sau:

- Tài sản có lãi suất cố định có kỳ thay đổi lãi suất là thời gian còn lại cho đến khi đáo hạn của tài sản còn tài sản có lãi suất thả nổi sẽ có kỳ thay đổi lãi suất là thời gian còn lại cho đến kỳ thay đổi lãi suất áp dụng tiếp theo cho tài sản đó.

- Bảng này được xây dựng cho từng loại tiền khác nhau gồm : VND, USD và EUR

- Đối với các tài sản và nguồn vốn có xác định kỳ trả gốc thì coi như là nhiều tài sản nhỏ có kỳ hạn là kỳ trả gốc và giá trị dòng tiền là dòng tiền gốc được trả/nhận tương ứng.

- Các giao dịch nội bộ không đưa vào bảng khe hở lãi suất

- Phân chia các kỳ thay đổi lãi suất như sau: 1 ngày, 2-7 ngày, 8-15 ngày, 16-30 ngày, 1-2 tháng, 2-3 tháng,..., 12-24 tháng, 24 tháng, trên 24 tháng.

Bước 2: Tính tổng khe hở lãi suất theo từng kỳ thay đổi lãi suất của các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn và tài sản ngoại bảng

Bước 3: Tính tổng khe hở lãi suất ròng theo từng ỳ thay đổi lãi suất

Tổng khe hở lãi suất ròng = Tổng khe hở lãi suất tài sản — tổng khe hở lãi suất nguồn vốn + tổng khe hở lãi suất của tài sản ngoại bảng

Bước 4: Phân tích tác động của sự thay đổi lãi suất lên thu nhập ròng của Ngân hàng trong 1 năm. Thực hiện như sau:

- Dựa vào bảng khe hở lãi suất, xác định dòng tiền cho các chỉ tiêu:

■ Huy động từ khách hàng (mang giá trị âm)

■ Cho vay khách hàng

■ Huy động từ liên ngân hàng = “tiền gửi và vay từ các TCTD hác”+ “Vay từ NHNN và chính phủ” (mang giá trị âm)

■ Cho vay liên ngân hàng = “Tiền gửi và cho vay các TCTD” + “ Đầu tư chứng khoán” + “cho vay đồng tài trợ và ủy thác đầu tư” và “đặt cọc mua trái phiếu”.

70

- Sau đó xác định thời gian tác động trung bình theo ngày của từng kỳ thay đổi lãi suất: Ti= (ti-1 + ti)∕2

Trong đó: ti-1: là điểm đầu của kỳ thay đối lãi suất ti :điểm cuối của kỳ thay đối lãi suất

Ví dụ : kỳ thay đổi lãi suất từ 1 -2 tháng sẽ có thời gian tác động trung bình là 45 ngày.

- Tỷ lệ tác động được xác định theo công thức với thời gian tác động phân tích là 1 năm tương đương 365 ngày: Ri = (365 - Ti) /365

- Giá trị thay đổi của thu nhập từ lãi (kí hiệu NI) khi lãi suất tăng 1% được xác định theo công thức:

NIi = NGi *R, * 0,01 NI = ∑ NIi

Trong đó:

NGi: là khe hở lãi suất ròng theo kỳ thay đổi lãi suất thứ i

NIi: là giá trị thay đổi của thu nhập từ lãi của kỳ thay đối lãi suất thứ i

2.2.2.3. Thực trạng áp dụng các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro lãi suất

Để kiểm soát rủi ro lãi suất, SHB đã và đang hoàn thiện một số các giải pháp sau:

- SHB quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng, sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro: biểu đồ lệch kỳ hạn, giá trị của tài sản nợ và tài sản có, hệ số nhạy cảm,...

- Phân loại tín dụng, thực hiện kiểm soát, trích lập dự phòng tín dụng cho từng loại theo từng thời kỳ. Tuân thủ chặt chẽ quy định của NHNN về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Đồng thời theo dõi và giám sát, quản lý tài sản công nợ thông qua việc giám sát kỳ hạn lãi suất cho các kỳ hạn kế tiếp nhau.

- Các kỳ hạn này được tính toán bằng cách áp đặt những tình huống biến động lãi suất khác nhau để đảm bảo lợi nhuận thu từ chênh lệch lãi suất dịch chuyển trong giới hạn cho phép bởi Uỷ ban quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO). ALCO chịu

71

trách nhiệm quản lý rủi ro lãi suất và ban hành các chính sách, quy định và xác lập mức độ chịu rủi ro cho phép của toàn hệ thống.

- Xây dựng hệ thống báo cáo điều hành và quản lý xuyên suốt, khoa học từ cấp quản lý, điều hành, từng phòng ban ngân hàng và hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch. Do vậy, mỗi biến động của thị trường đều được SHB xử lý kịp thời và phù hợp. Ngoài ra, SHB triển khai chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn nơi có chi nhánh trực thuộc nhằm phát huy khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

- Ngân hàng cũng từng bước hoàn thiện hệ thống điều hành lãi suất, sử dụng tốt các nguồn vốn huy động, xây dựng mô hình, chỉ số quản lý rủi ro,... nhằm phát hiện kịp thời và xử lý những rủi ro lãi suất tiềm tàng.

- Thực hiện cho vay với lãi suất thả nổi, điều này cho phép SHB có những thay đổi tương ứng với lãi suất cho vay phù hợp với những biến động của thị trường.

- Duy trì, cân đối các khoản nhạy cảm với lãi suất bên tài sản nợ và tài sản có, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, sử dụng các công cụ tài chính để hạn chế rủi ro về lãi suất.

2.2.2.4. Thực trạng áp dụng quy trình quản trị rủi ro lãi suất Quy trình quản trị rủi ro lãi suất của SHB gồm 6 bước : - Bước 1: Xác định rủi ro

Để xác định rủi ro lãi suất, Phòng Quản lý rủi ro SHB căn cứ vào các nội dung sau ( các nội dung này do Khối nguồn vốn cung cấp):

■ Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn hiện tại

■ Kế hoạch huy động vốn trong thời gian tới

■ Nhu cầu vốn sử dụng vốn kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn

■ Thông tin thị trường: sự biến động về lãi suất VND và USD - Bước 2: Đo lường rủi ro

Bộ phận quản lý rủi ro thị trường thực hiện các báo cáo đo lường trạng thái thị trường của ngân hàng theo định kỳ hàng tháng. Việc thực hiện đo lường rủi ro lãi suất được tiến hành thông qua việc kiểm soát báo cáo khe hở lãi suất.

72

- Bước 3: Kiểm soát rủi ro:

Việc kiểm soát rủi ro lãi suất được thực hiện thông qua việc thiết lập hạn mức khe hở lãi suất GAP.

■ Quy trình thiết lập hạn mức: Trưởng phòng Quản lý tài sản nợ - tài sản có đề xuất hạn mức cho Ủy ban ALCO phê duyệt.

■ Tiêu chí xây dựng hạn mức: Việc xây dựng hạn mức GAP được dựa trên: hạn mức năm trước, kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận, điều kiện thị trường, mức độ rủi ro Ngân hàng có thể và sẵn sàng chấp nhận, kết quả kiểm tra - tuân thủ.

■ Định kì phê duyệt hạn mức GAP là hàng quý hoặc khi có sự biến động lớn trên thị trường theo yêu cầu của Phòng Quản lý tài sản nợ - tài sản có và bộ phận quản lý rủi ro thị trường.

- Bước 4: Giám sát quản lý rủi ro

Việc giám sát rủi ro lãi suất được thực hiện thông qua việc giám sát hạn mức GAP có bị vi phạm hay không. Bất cứ khi nào hạn mức vi phạm cũng phải được báo cáo cho Tổng giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bộ phận chịu trách nhiệm giám sát hạn mức GAP hàng ngày và chịu trách nhiệm báo cáo hạn mức b ị vi phạm là Phòng Quản lý rủi ro.

- Bước 5: Báo cáo rủi ro

Định kỳ hàng quý, báo cáo rủi ro lãi suất cho Ban điều hành và Hội đồng ALCO. Báo cáo hàng quý gồm các nội dụng sau:

■ Báo cáo tình hình thị trường

■ Báo cáo khe hở lãi suất

■ Bảng phân tích kiểm tra độ chịu đựng rủi ro của SHB trong những tình huống bất lợi

- Bước 6: Xem xét, đánh giá lại

Một năm một lần, mô hình được sử dụng trong việc đo lường và giám sát rủi ro lãi suất phải được thử nghiệm và kiểm chứng độc lập. Bộ phận kiểm chứng mô hình là kiểm toán nội bộ và Phòng Quản lý rủi ro.

73

2.2.2.5. Thực trạng tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro theo Basel II

Giám sát của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc đối với rủi ro lãi suất

- Nguyên tắc 1: Định kỳ hàng năm, HĐQT SHB thực hiện phê duyệt các chiến lược và chính sách quản lý rủi ro lãi suất và giao cho Tổng giám đốc tổ chức triển khai các chính sách này đến các bộ phận chức năng. Hàng tháng, Tổng giám đốc được Phòng Quản lý rủi ro báo cáo về trạng thái RRLS của Ngân hàng do đó có thể kiểm soát được rủi ro này theo các chiến lược và chính sách đã được phê duyệt. Tuy nhiên, hàng quý Tổng giám đốc mới thực hiện báo cáo cho HĐQT về RRLS của Ngân hàng nên mức độ kiểm soát RRLS của HĐQT SHB chưa được cao. Như vậy có thể thấy được SHB đã tuân thủ được nguyên tắc 1 của Basel II.

- Nguyên tắc 2: Tổng giám đốc SHB là người trực tiếp chỉ đạo các phòng ban triển khai chính sách quản trị RRLS; thiết lập bộ phận quản lý rủi ro thị trường trực thuộc Tổng giám đốc; giao cho Phòng Quản lý rủi ro xây dựng quy trình quản trị RRLS và trực tiếp ký ban hành các quy định, thủ tục quản lý rủi ro thị trường. Với thực trạng này, có thể coi SHB đã tuân thủ được nguyên tắc 2 của Basel II.

- Nguyên tắc 3: Trong chính sách quản lý rủi ro thị trường đã ban hành, SHB đã quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các Ủy ban và phòng chức năng tham gia vào quản lý rủi ro lãi suất. Phòng Quản lý rủi ro - độc lập với các bộ phận kinh doanh khác và là đơn vị đo lường, theo dõi và báo cáo rủi ro trực tiếp cho Tổng Giám đốc. Như vậy, nguyên tắc số 3 của Basel II, SHB cũng đã tuân thủ.

Có đầy đủ các chính sách và thủ tục quản lý rủi ro

- Nguyên tắc 4: Các chính sách và thủ tục quản lý RRLS được SHB xây dựng trên cơ sở phù hợp với mức độ, bản chất, quy mô và sự phức tạp của các sản phẩm và hoạt động kinh doanh giao dịch tại SHB. SHB quản lý RRLS tập trung tại Hội sở chính nên khi triển khai các chính sách này, SHB luôn đảm bảo thống nhất trên toàn hệ thống. Vì vậy, nguyên tắc số 4 của Basel II SHB đã tuân thủ.

- Nguyên tắc 5: Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các sản phẩm dịch vụ mới lên trạng thái RRLS của Ngân hàng đã được giao cho Phòng Quản lý rủi ro thực

74

hiện. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy, trước khi ban hành sản phẩm mới, Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm không phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro để Phòng Quản lý rủi ro thực hiện chức năng này của mình. Vì thế, nguyên tắc số 5 của Basel II SHB chưa thực hiện được.

Các bộ phận đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu 1234 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP sài gòn hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 89)