Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 1234 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP sài gòn hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 97)

2.3.2.1. Những hạn chế

- Cơ chế quản lý vốn phân tán theo mô hình cũ gây nên sự không hiệu quả trong quản lý rủi ro lãi suất.

78

Việc quản lý rủi ro lãi suất tập trung tại Hội sở chính chỉ được chính thức thực hiện từ tháng 08/2011 bởi thời gian này, SHB mới áp dụng cơ chế điều chuyển vốn tập trung. Trước đó, theo cơ chế điều chuyển vốn cũ, các chi nhánh tự cân đối vốn và tự chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro lãi suất. Vì vậy mà nhu cầu về vốn của các chi nhánh thừa vốn và các chi nhánh thiếu vốn không được gặp nhau, gây nên sự lãng phí trong việc sử dụng vốn và không hiệu quả trong việc quản lý rủi ro lãi suất do không phải chi nhánh nào cũng chú trọng trong việc quản lý loại rủi ro này.

- Phương pháp đo lường RRLS chưa xác định được trạng thái RRLS của Ngân hàng trong những trường hợp bất lợi

Mặc dù SHB đã quan tâm đến việc phải kiểm tra sức chịu đựng rủi ro của Ngân hàng trong tình huống cực đoan nhưng trên thực tế, SHB chưa xây dựng được phương pháp khoa học xác định mức độ biến động của TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất trong những tình huống bất lợi xảy ra trên thị trường. Việc làm này mới chỉ dựa vào kinh nghiệm và cảm quan của các nhà lãnh đạo của Ngân hàng.

- SHB chưa dự đoán được tỷ lệ tác động của một số nhân tố có khả năng phá vỡ các giả định trong mô hình đo lường RRLS của Ngân hàng

SHB chưa dự đoán được sự ảnh hưởng theo một tỷ lệ nhất định nào đó của một số nhân tố đến trạng thái rủi ro lãi suất của Ngân hàng như: tỷ lệ % tiền gửi rút trước hạn, tỷ lệ % dư nợ trả trước hạn... Nếu dự đoán được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến trạng thái rủi ro lãi suất của Ngân hàng với một độ tin cậy nào đó thì việc đo lường rủi ro lãi suất của Ngân hàng sẽ được chính xác hơn.

- SHB chưa thực hiện đo lường RRLS từ việc giảm giá danh mục đầu tư của mình khi lãi suất thị trường biến động

Do trước đây quy mô vốn của SHB chưa lớn nên hoạt động đầu tư của SHB vào các loại trái phiếu chưa nhiều. Vì thế SHB chưa thực sự quan tâm đến việc giảm giá danh mục đầu tư của mình khi lãi suất thị trường biến động. Năm 2012, sau khi sát nhập với Habubank, SHB trở thành một trong mười Ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam và hoạt động đầu tư của SHB cũng sẽ có nhiều khởi sắc hơn.

79

Vì thế, trong thời gian tới SHB nên xây dựng phương pháp đo lường RRLS cho các danh mục đầu tư của mình.

- SHB chưa xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm RRLS dựa trên các nhân tố ngoại sinh

Các nhân tố ngoại sinh như: CPI, tỷ giá, thị trường chứng khoán, thị trường vàng... là các nhân tố có khả năng tác động gián tiếp sự biến động lãi suất thị trường cũng như sự biến đổi trong cơ cấu kỳ hạn của TSC và TSN. Tuy nhiên SHB chưa lường được vấn đề này trong việc cảnh báo RRLS. Vì vậy SHB cần có một bộ phận chuyên trách trong việc nghiên cứu các biến số vĩ mô và vi mô để xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm RRLS. Từ đó giúp các nhà quản trị Ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến RRLS của Ngân hàng.

- SHB chưa sử dụng công cụ tài chính phái sinh vào nghiệp vụ phòng ngừa, hạn chế RRLS

SHB chưa thực hiện toàn diện các biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Cụ thể, về các biện pháp nội bảng, chủ yếu SHB mới dừng lại ở việc áp dụng chính sách lãi suất thả nổi cho những khoản vay và các biện pháp để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN. Về các biện pháp ngoại bảng, cho đến nay ngân hàng hoàn toàn chưa áp dụng các nghiệp vụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

- SHB chưa xây dựng được cơ sở xác định lãi suất trong kinh doanh

Việc xác định các lãi suất kinh doanh của SHB chưa dựa trên một cơ sở khoa học hay một cách tính cụ thể nào mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của ban lãnh đạo và tham khảo lãi suất của các Ngân hàng đối thủ trên địa bàn. Việc này dễ dẫn đến việc lãi suất kinh doanh của SHB luôn chạy theo xu hướng trên thị trường, gây nên sự biến động lãi suất trong kinh doanh và tiềm ẩn RRLS cho Ngân hàng.

- Trong quy trình quản lý rủi ro lãi suất, bộ phận đo lường và bộ phận giám sát rủi ro là một nên đôi khi tạo ra sự không khách quan và hiệu quả trong kết quả đo lường rủi ro lãi suất.

80

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- Chưa có cơ quan dự báo sự thay đổi của lãi suất

Ý nghĩa của việc đo lường rủi ro lãi suất không chỉ là đánh giá những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu trong quá khứ mà quan trọng hơn là giúp các ngân hàng dự tính được những thiệt hại có thể phát sinh trong tương lai, qua đó giúp ngân hàng lựa chọn những giải pháp phòng ngừa một cách có hiệu quả những rủi ro này. Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm thực hiện dự báo xu hướng biến động của những biến số vĩ mô quan trọng , trong đó có lãi suất. Đây cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các ngân hàng trong việc lượng hóa rủi ro lãi suất một cách chính xác.

- Chưa có quy định trong các văn bản pháp lý về việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM

Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa có văn bản nào quy định về việc quản lý, đo lường rủi ro lãi suất tại các NHTM. Một khi cơ quan quản lý chưa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chưa thể nhận thức được đầy đủ sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện việc đo lường, phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất. Mặt khác, các văn bản pháp lý về các nghiệp vụ phái sinh cũng chưa được hoàn thiện. Hiện tại, NHNN mới chỉ ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ, đối với nghiệp vụ phái sinh lãi suất mới chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003, sửa đổi bổ sung bằng Quyết định 62/2007/QĐ-NHNN. Còn các nghiệp vụ phái sinh về lãi suất khác như kỳ hạn tiền gửi (FFD), kỳ hạn lãi suất (FRA), các nghiệp vụ quyền chọn chưa có văn bản pháp lý nào ban hành hướng dẫn thực hiện.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Do SHB là Ngân hàng mới chuyển đổi từ mô hình nông thôn sang mô hình NHTM cổ phần đô thị vào năm 2007 nên kinh nghiệm trong quản trị rủi ro còn non nớt và nhiều yếu kém.

81

- SHB chưa có cán bộ nhân viên am hiểu toàn diện về rủi ro lãi suất

Hiện nay, vấn đề rủi ro lãi suất tuy đã được lưu ý song vẫn còn khá mới mẻ với cán bộ nhân viên Ngân hàng SHB. Do còn hạn chế về sự hiểu biết và nghiên cứu về rủi ro lãi suất nên Ngân hàng thường bỏ ngỏ những bước quan trọng. Trên thực tế, muốn biết được mức độ tổn thất của rủi ro lãi suất để có biện pháp phòng ngừa hạn chế thì các ngân hàng cần tính toán được rủi ro lãi suất tác động như thế nào đến thu nhập ròng cũng như giá trị tài sản của ngân hàng. Để xác định một cách chính xác những tác động này đòi hỏi cán bộ Ngân hàng phải thực sự am hiểu về TSN-TSC của Ngân hàng, đồng thời phải có kiến thức nhất định về tài chính để nắm vững những kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng các mô hình. Đối với Ngân hàng thì đây là vấn đề tương đối mới nên phần lớn các cán bộ nhân viên đều chưa được trang bị những kiến thức này.

Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết của cán bộ Ngân hàng về các nghiệp vụ phái sinh như giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn...vẫn còn hạn chế. SHB chưa có đội ngũ nhân viên am hiểu kiến thức về tài chính, pháp lý, về thị trường giao dịch, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh, và đây chính là một trong những nguyên nhân gây trở ngại trong việc triển khai các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất tại Ngân hàng.

- Khả năng nhận biết và dự báo xu hướng biến động lãi suất của Ngân hàng còn nhiều hạn chế

Việc dự báo sự biến động lãi suất là rất quan trọng trong công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất của Chi nhánh. Muốn dự báo đúng thì cần phải có những thông tin cập nhật và chính xác về thị trường. Tuy nhiên khả năng nhận biết và dự báo xu hướng biến động lãi suất của Ngân hàng còn nhiều hạn chế. SHB còn thiếu thông tin về tình hình kinh tế các nước trên thế giới, tình hình kinh tế toàn cầu, thiếu thông tin về hoạt động của các ngành kinh tế quốc dân, những dự báo kinh tế, các thông tin có liên quan đến tình hình cung cầu vốn trên thị trường trong nước và quốc tế.

82

- Hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng còn nhiều hạn chế

Bộ phận kiểm toán được coi là cánh tay đắc lực của ban Giám đốc trong việc kiểm soát các quy trình nghiệp vụ trong hoạt đông kinh doanh của ngân hàng, từ đó phát hiện ra các sai phạm nhằm giúp cho hoạt động điều hành của ban giám đốc được thông suốt, an toàn và đúng pháp luật. Đối với SHB, việc thực hiện kiểm toán hiện nay mới chỉ thực hiện được một phần của việc kiểm tra tính chính xác của những con số về tài sản có, tài sản nợ cũng như lợi tức và chi tiêu của ngân hàng, việc kiểm toán mức độ tuân thủ của hệ thống quản trị rủi ro lãi suất chưa được phản ánh một cách rõ ràng hay việc tư vấn nâng cao hiệu quả hoạt động cũng chưa được phát huy trong quá trình hoạt động. Điều này gây khó khăn cho việc phòng ngừa rủi ro lãi suất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Những xu hướng biến động thường xuyên và bất lợi của lãi suất thị trường cùng với sự không cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN của các NHTM là nguyên nhân cơ bản phát sinh rủi ro lãi suất cho các ngân hàng.

Trong chương 2, tác giả tập trung tính toán và phân tích thực trạng rủi ro lãi suất bằng việc lựa chọn và sử dụng mô hình định giá lại để lượng hóa rủi ro lãi suất dựa trên những giả định phù hợp với tình hình thực tế, xác định mức độ thiệt hại của ngân hàng. Ngoài ra tác giả cũng nêu lên thực trạng trong công tác quản trị RRLS của SHB.

Qua thực tế làm việc và nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế, phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu chương 2 sẽ tạo tiền đề để cân nhắc, đề xuất các giải pháp trong chương 3 nhằm giúp ngân hàng tăng cường năng lực quản trị rủi ro lãi suất trong thời gian tới.

83

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 1234 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP sài gòn hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 97)