Kiến nghị với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu 1234 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP sài gòn hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 116 - 119)

Hiệp hội Ngân hàng là tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng, tư vấn cho các NHTM giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ phát sinh trong thực tế. Với tư cách đó, nhằm phát triển hoạt động quản trị RRLS tại Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cần:

Thứ nhất, đứng ra tổ chức các buổi toạ đàm, Hội thảo nghiên cứu về hoạt động quản trị RRLS trong đó cần tập trung vào một số chuyên đề quan trọng như: sự phối hợp giữa các TCTD tham gia quản trị RRLS, hạn chế rủi ro trong hoạt động quản trị RRLS...

103

Thứ hai, làm đầu mối cho các NHTM Việt Nam cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình tìm kiếm đối tác, nghiên cứu triển khai hệ thống quản trị rủi ro lãi suất...

Thứ ba, tìm hiểu và nghiên cứu việc triển khai hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại các nước trên thế giới, qua đó có sự tư vấn kịp thời cho các Ngân hàng về vấn đề xây dựng và hoàn thiện quá trình quản trị RRLS, cụ thể như việc xây dựng Quy định quản trị RRLS đối với các NHTM, các Mau biểu áp dụng để đảm bảo tính khoa học, thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế..../.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản trị rủi ro lãi suất, từ việc xác định nguyên nhân rủi ro , sử dụng mô hình lượng hóa rủi ro đến việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong thời gian qua, chương 3 của khóa luận nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng SHB. Với một số giải pháp và kiến nghị được nêu, tác giả hi vọng sẽ góp phần giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội quản trị RRLS hiệu quả hơn, khắc phục những hạn chế trong phòng ngừa RRLS tại ngân hàng.

104

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu cùng với việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kính doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Sài Gòn - Hà Nội” đã giải quyết được một số nội dung quan trọng sau:

Một là, nêu rõ những cơ sở lý luận về lãi suất, rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM cùng với kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất của một số nước trên thế giới.

Hai là, đưa ra thực trạng RRLS, thực trạng công tác quản trị RRLS, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng SHB.

Ba là, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản trị RRLS tại SHB và có những đề xuất, kiến nghị đối với Chính Phủ, NHNN và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tạo những điều kiện thuận lợi cho SHB nói chung và NHTM nói riêng hạn chế những rủi ro lãi suất xảy ra đối với Ngân hàng mình.

Với những giải pháp tác giả đã đề xuất, có thể ứng dụng ngay vào thực tế, góp phần nâng cao năng lực của SHB nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung nhằm đảm bảo cho các Ngân hàng phát triển an toàn, bền vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên những vấn đề mà luận văn đưa ra sẽ còn tiếp tục nghiên cứu, phát triển và trao đổi thêm. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS Đinh Xuân Hạng, các đồng nghiệp tại Ngân hàng SHB cũng như rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, của các anh/chị và các bạn để đề tài này góp phần thiết thực cho sự phát triển bền vững của các NHTM Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu

1. Đỗ Thị Kim Hảo (2009), Tập bài giảng Quản trị Ngân hàng Thương mại, Học Viện Ngân hàng

2. Học viện Ngân hàng (2004), Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê

3. Học viện Ngân hàng (2010), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 4. Phạm Thị Hoa Nhàn (2012), Luận văn thạc sỹ kinh tế “Quản trị rủi ro lãi suất

trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Quảng Bình”, Đại học Đà Nang

5. Peter S.Rose (2001), Bản dịch tiếng Việt Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB tài chính

6. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê

7. Trịnh Quốc Trung (2000), “Một số phương pháp xác định mức lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, (3), tr.33-36 8. Bùi Thị Bích Vân (2012), Luận văn thạc sĩ kinh tế “ Hoàn thiện công tác quản

trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

9. Ủy ban Basel II về giám sát ngân hàng(2004) , bản dịch tiếng Việt “Các nguyên tắc về quản lý và giám sát rủi ro lãi suất”

10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Báo cáo thường niên các năm 2010, 2011, 2012

11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Bản cáo bạch năm 2009 106

Một phần của tài liệu 1234 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP sài gòn hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w