thương mại
1.1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòng
ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM.
Nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro tín dụng
■ Tổ chức nghiên cứu, dự báo rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả ra sao,...
■ Hoạch định phương hướng tổ chức phòng chống rủi ro có khoa học, nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể chấp nhận được,.
■ Tham gia xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát - phòng chống rủi ro; phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên; lựa chọn các công cụ, kỹ thuật phòng chống rủi ro; xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả mà rủi ro gây ra một cách nghiêm túc.
■ Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, sai sót khi giao dịch,. Từ đó, đưa ra các biện pháp điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD.
Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng
Mục tiêu của quản trị RRTD là tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở giữa mức độ RRTD hoặc tổn thất tín dụng ở mức ngân hàng có thể chấp nhận, được kiểm soát và trong phạm vi nguồn lực tài chính của ngân hàng.
1.1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
Tùy theo quy mô hoạt động, hình thức sở hữu và chiến lược hoạt động, mỗi ngân hàng có một mô hình tổ chức riêng. Các ngân hàng lớn thường có nhiều chi nhánh, sở hữu nhiều công ty con, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, bộ máy tổ chức của các ngân hàng này thường mang tính chuyên môn hóa cao (có các phòng
nghiệp vụ chuyên sâu như: Phòng bán lẻ, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng thẩm định...).
Các ngân hàng nhỏ thường có ít, thậm chí không có chi nhánh, hoạt động trong phạm vi địa phương, nghiệp vụ kinh doanh kém đa dạng. Khác với ngân hàng lớn, bộ máy tổ chức của loại hình này cũng đơn giản hơn. Do đó, để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, mỗi ngân hàng cần căn cứ vào những đặc điểm, điều kiện riêng của mình và môi trường kinh doanh để tổ chức bộ máy quản lý thích hợp.
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của một Chi nhánh ngân hàng
Để đảm bảo hoạt động tín dụng của các NHTM phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro thì các ngân hàng cần xây dựng một cơ chế phân cấp ủy quyền phán quyết linh hoạt và năng động. Việc phân cấp ủy quyền trong phê duyệt tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc:
- Tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành, đảm bảo tuân thủ các chế độ quy định, phù hợp với quy mô, điều kiện của từng đơn vị, trình độ năng lực và phẩm chất của người được ủy quyền. Bảo đảm hiệu quả, an toàn, chất lượng của hoạt động tín dụng, tuân thủ đúng, đủ các quy trình đánh giá thẩm định và phê duyệt tín dụng. Tăng cường kiểm tra và giám sát việc thực hiện phân cấp ủy quyền. - Hội đồng quản trị không trực tiếp phê duyệt tín dụng, chỉ phê duyệt chính sách, các giới hạn tín dụng ở một số lĩnh vực và ngành nghề chủ yếu.
- Các cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng và ủy quyền phê duyệt tín dụng do Tổng giám đốc quyết định.
b) Nhận biết rủi ro tín dụng
Ngân hàng cần phải chủ động giám sát tín dụng để phát hiện rủi ro tiềm ẩn. Giám sát RRTD nhằm duy trì RRTD ở mức độ kỳ vọng, giảm thiểu tốn thất RRTD và không để ngân hàng rơi vào tình trạng đổ vỡ. Việc giám sát tín dụng được tiến hành định kỳ, một hay nhiều lần tùy theo mức độ an toàn của khoản vay. Trong cơ chế giám sát, ngân hàng thường thực hiện kiểm tra nhiều khía cạnh: việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, chất lượng và điều kiện của TSĐB, việc thực hiện kế hoạch trả nợ... Giám sát tín dụng giúp cho nhà quản trị phát hiện ra RRTD một cách nhanh chóng, sớm đánh giá được rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng sẽ gặp phải. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng một hệ thống theo dõi cảnh báo sớm những RRTD để đưa ra biện pháp kịp thời ngăn chặn RRTD có thể bùng phát.
Sau đây là một số dấu hiệu chung nhất để nhận biết RRTD của hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề:
-I- Từ báo cáo tài chính:
- Ngân hàng không nhận được cáo báo cáo tài chính từ người vay một cách kịp thời
Tiền mặt của khách hàng giảm
Khả năng thanh khoản/vốn lưu động giảm Những thay đổi nhanh chóng của tài sản cố định
- Xuất hiện những khoản nợ mà công ty vay hoặc cho vay cán bộ hoặc cổ đông của công ty.
Doanh số bán hàng giảm hoặc gia tăng một cách nhanh chóng Mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và doanh thu ròng Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm
Xuất hiện các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh
-I- Từ hoạt động kinh doanh:
- Mất những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp
- Mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc nhà cung ứng chính
- Sự thay đổi đáng kể về giá trị của đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mà có thể làm mất năng lực sản xuất hiện hành
-I- Những dấu hiệu liên quan đến giao dịch ngân hàng:
Số dư tài khoản tại ngân hàng giảm Xuất hiện khoản nợ quá hạn
Đặt niềm tin nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn Xin gia hạn nhiều lần hoặc đảo nợ nhiều lần
- Xuất hiện các khoản vay có nhiều nguồn trả nợ (như theo đề nghị vay vốn) nhưng không dễ dàng nhận thấy chúng.
- Công tác kế hoạch hoá tài chính cho các nhu cầu về tài sản cố định hoặc về vốn lưu động thể hiện sự đơn giản và kém cỏi.
-I- Những dấu hiệu liên quan đến quản trị công ty:
Báo cáo và quản lý tài chính kém cỏi
- Các chức năng điều hành và phân công xử lý công việc thể hiện một sự chắp vá
- Mong muốn hoặc khăng khăng đòi “đánh bạc” với kinh doanh có những rủi ro quá mức.
Đặt giá bán hàng hoá và dịch vụ một cách không thực tế
Những thay đổi trong quản lý, quyền sở hữu hoặc những nhân vật chủ chốt
- Chậm trễ trong việc phản ứng lại với sự đi xuống của thị trường hoặc các điều kiện kinh tế
-I- Những dấu hiệu phi tài chính khác:
- Những vấn đề về đạo đức, dáng vẻ của nhà kinh doanh; sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh; kho lưu trữ hàng hoá quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu.
c) Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng là việc tất cả các ngân hàng đều phải làm để lượng hóa rủi ro tín dụng trên cơ sở đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng bao gồm: Hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng; tỷ lệ nợ quá hạn; tỷ lệ nợ xấu; tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng; hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng; xác suất rủi ro tín dụng,...
-I- Hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng
Đây là hệ thống các tiêu chí chấm điểm đối với khách hàng, căn cứ vào mỗi mức điểm khác nhau, các ngân hàng sẽ đánh giá và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng. Việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng giúp ngân hàng đánh giá được mức độ rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng. Từ đó ngân hàng sẽ có những chính sách tín dụng phù hợp. Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những tiêu chí chấm điểm khác nhau.
-I- Tình hình nợ quá hạn
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =---x 100 Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) =---x 100 Tổng dư nợ
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn,
chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.
-I- Tình hình rủi ro mất vốn
Dự phòng rủi ro đã trích lập Tỷ lệ dự phòng rủi ro =---x 100
Dư nợ kì báo cáo
Dự phòng RRTD là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra được ngân hàng dự báo trước cho những khách hàng có khả năng không trả được nợ theo cam kết. Do đó quỹ dự phòng được thành lập nhằm mục đích bù đắp chi phí của ngân hàng khi rủi ro thực sự xảy ra. Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là dự phòng được trích lập càng nhiều, chất lượng tín dụng không tốt.
Số tiền mất vốn đã xóa cho kì báo cáo Tỷ lệ mất vốn =---x 100
Dư nợ trung bình kì báo cáo
Tỷ lệ này phản ánh tổn thất thực sự của ngân hàng, lượng mất vốn là số tiền ngân hàng thực sự phải trích lập và các nguồn khác để bù đắp, là khoản cho vay mà theo ý kiến chủ quan của ngân hàng là không có khả năng thu hồi.
-I- Khả năng bù đắp rủi ro
Dự phòng RRTD được trích lập Hệ số bù đắp các khoản CV bị mất =---x 100 Dư nợ bị thất thoát Dự phòng RRTD được trích lập Hệ số khả năng bù đắp RRTD = x 100 Nợ quá hạn khó đòi
Các hệ số này cho biết khả năng bù đắp RRTD của ngân hàng từ các khoản dự phòng đã được trích lập. Hệ số này càng cao càng tốt.
d) Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Chiến lược quản trị RRTD của ngân hàng là hệ thống các quan điểm, các mục đích và mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của NHTM nhằm đạt được các mục đích, mục tiêu đặt ra trong việc kiểm soát RRTD của ngân hàng.
Việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro rõ ràng, chính xác trong dự báo nhằm hướng tới mục tiêu an toàn và lợi nhuận cao trong hoạt động của NHTM, đòi hỏi các nhà quản trị cần có sự điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời, phù hợp với từng thời kỳ, những nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng hợp lý cần được xây dựng dựa trên những căn cứ sau:
Thứ nhất, căn cứ vào môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của NHTM cũng diễn ra trong một môi trường nhất định. Do đó, khi xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, ngân hàng cần phải xem xét tới tác động của các yếu tố:
Tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động của ngân hàng Đặc điểm và tính chất lĩnh vực mà ngân hàng cấp tín dụng Khả năng và mức độ cạnh tranh từ các ngân hàng khác
Thứ hai, căn cứ vào quy định của các cơ quan quản lý
Các quy định của cơ quan quản lý: Với các chính sách và văn bản pháp quy đã được ban hành, các ngân hàng phát triển theo hướng chủ động kinh doanh và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm trước những hoạt động của mình. Do đó các chiến lược quản trị rủi ro phải tuân theo quy định pháp lý của các cơ quan quản lý.
Thứ ba, căn cứ vào chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng cung cấp cho các cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng. Theo đó, tồn tại những vấn đề trong việc xây dựng chính sách tín dụng mà các NHTM cần chú trọng:
Mục đích của danh mục tín dụng ngân hàng (bao gồm các đặc điểm của một danh mục tín dụng tốt xét theo các tiêu chí: các loại tín dụng, những kỳ hạn tín dụng, các độ lớn tín dụng và chất lượng tín dụng).
Phân hạng thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ tín dụng và từng hợp đồng tín dụng.
Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định cho vay đối với khách hàng.
Hồ sơ bắt buộc đối với từng đơn xin vay và những tài liệu phải được lưu giữ tại ngân hàng (báo cáo tài chính, hợp đồng tín dụng, hồ sơ về tài sản bảo đảm...).
Phân cấp chịu trách nhiệm trong nội bộ ngân hàng, cụ thể ai là người chịu trách nhiệm đánh giá, kiểm tra và duy trì hồ sơ tín dụng, và báo cáo thông tin.
Xây dựng định hướng tín dụng vào những đối tượng cụ thể của nền kinh tế, có chính sách phát triển sản phẩm tín dụng mới rõ ràng trong hoạt động.
Các chỉ dẫn nhận, định giá và hoàn tất hồ sơ bảo đảm tín dụng.
Quy định chính sách và quy trình ấn định hạn mức tín dụng, mức lãi suất tín dụng, mức phí và các điều kiện hoàn trả nợ vay.
Quy định giới hạn tín dụng tối đa, nghĩa là quy định tỷ lệ “ tổng dư nợ/ tổng tài sản “ được phép tối đa.
Xây dựng hệ thống phương án ưu tiên trong việc phát hiện, phân tích và xử lý