thương Việt Nam — Chi nhánh Hải Dương
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương tăng dần trong mỗi năm. Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động là 3.985 tỷ đồng thì đến năm 2017
tiền trọn g tiền trọn g tiền trọn g tiền trọn g
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của VietinBank Hải Dương giai đoạn 2014-2017
■ Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2014 đến 2017)
Năm 2017, tổng nguồn vốn tăng 1.168 tỷ đồng so với năm 2014. Trong giai đoạn này, nguồn tiền gửi cá nhân tăng lên nhanh chóng do tâm lý người dân muốn gửi tiền vào Ngân hàng để bảo đảm đồng vốn sinh lời một cách an toàn trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp suy thoái. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi doanh nghiệp sụt giảm nhẹ là do một số doanh nghiệp có số dư lớn đến hạn thanh toán như: Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát (thanh toán LC), Công ty xi măng Phúc Sơn (thanh toán LC),... Đồng thời trong các năm từ 2014 đến 2017, sự cạnh tranh về lãi suất huy động vốn kết hợp với các chương trình khuyến mại giữa các Ngân hàng thương mại nhằm lôi kéo nguồn tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp với số tiền lớn từ các Doanh nghiệp cũng là một sự khó khăn đối với công tác huy động vốn của Chi nhánh. Ngoài ra, nguồn chi hộ thu hộ Ngân sách Nhà nước giảm mạnh do chính sách điều hành của Kho bạc Nhà nước.
Trong cơ cấu tổng nguồn vốn năm 2017, tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 31% (giảm 89 tỷ đồng so với năm 2016), tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng 59% (tăng 844 tỷ đồng so với năm 2015). Sự tăng lên của tổng nguồn vốn huy động cho thấy Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương đã ngày càng chú trọng hơn vào công tác tiếp thị phát triển nguồn vốn, các dịch vụ chăm sóc
khách hàng gửi tiền tại ngân hàng và nhấn mạnh nhiệm vụ huy động vốn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng trong thời gian tới.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.1: Tình hình dư nợ của VietinBank Hải Dương giai đoạn 2014-2017
nghiệp nhà nước 172 5% 231 6% 205 5% 172 4% Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.964 57% 22.27 59% 2.669 65% 52.75 64% Hộ gia đình, cá nhân 1.310 38% 1.34 9 35% 1.232 30% 1.37 7 32% Theo kỳ hạn Ngắn hạn 1.976 57% 2.311 60% 2.381 58% 2.62 5 61% Trung hạn 797 23% 963 25% 1.027 25% 1.20 5 28% Dài hạn 693 20% 578 15% 698 17% 473 11%
Theo loại tiền
VNĐ 3.050 88% 3.19
7 83% 3.449 84% 03.40 79% Ngoại tệ 416 12% 655 17% 657 16% 904 21%
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Dịch vụ thanh toán và
ngân quỹ 13,2 19,6 22,3 30,9 Kinh doanh ngoại hối 4,2 4,84 5,15 5,22 Kinh doanh bảo hiểm 4,6 5,56 5,55 5,88 Dịch vụ khác 31 39 4,72 4,89
năm 2016 là 4.106 tỷ đồng, tăng 660 tỷ đồng. Tổng dư nợ năm 2017 là 4.304 tỷ đồng, tăng 198 tỷ đồng tương ứng tăng 4,8% so với năm 2016.
Cơ cấu dư nợ chia theo thành phần kinh tế bao gồm dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dư nợ các khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Trong đó, dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao nhất (năm 2017 là 64% và 32%). Dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm (năm 2015 là 231 tỷ đồng, năm 2017 là 172 tỷ đồng) trong khi dư nợ của cá nhân, hộ gia đình có xu hướng tăng nhẹ (năm 2014 là 1.310 tỷ đồng, năm 2017 là 1.377 tỷ đồng) cho thấy VietinBank Hải Dương ngày càng trú trọng vào công tác bán lẻ để phân tán rủi ro, đây cũng là định hướng chung của VietinBank Hải Dương trong giai đoạn này. Dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng, năm 2014 dư nợ của phân khúc này đạt 1.964 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 2.755 tỷ đồng.
Ve cơ cấu dư nợ chia theo kỳ hạn, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là dư nợ trung hạn và cuối cùng là dư nợ dài hạn. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ là xu hướng thường xuất hiện trong các Ngân hàng thường mại. Năm 2014, dư nợ ngắn hạn là 1.976 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng là 57% trong tổng dư nợ), đến năm 2017 là 2.625 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 61% trong tổng dư nợ, tăng 32,8% so với năm 2014).
Về cơ cấu dư nợ theo loại tiền, dư nợ cho vay VNĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất, cùng với đó dư nợ cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng ở mức trung bình (trung bình trong 04 năm khoảng 17%). Năm 2014, dư nợ cho vay ngoại tệ là 416 tỷ đồng, năm 2017 là 904 tỷ đồng. Điều này cho thấy việc phát triển dự nợ cho vay ngoại tệ tại VietinBank Hải Dương tương đối tốt.
2.1.3.3. Cung cấp các dịch vụ tài chính khác
Bảng 2.2: Lợi nhuận thu được từ các dịch vụ tài chính giai đoạn 2014-2017
5 4 Vốn huy động (tỷ đồng) 4.02
6 4.398 3 5.15
Dư nợ cho vay khách hàng (tỷ
đồng) 2 3.85 4.106 4 4.30
Thu nhập lãi ròng (tỷ đồng) 93 ∏
5^ 142^ Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 88^ 106^ 13^τ^
ROE (%) 7,2 85^ 10
4^
ROA (%) 121 Ũ2" 75^Γ
Nợ xấu (nhóm 3-5) (%) U U u^
(Nguồn: Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh các năm 2014 đên 2017)
Nhìn chung lợi nhuận mang lại từ hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính của VietinBank Hải Dương có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2014, tổng lợi nhuận từ các dịch vụ tài chính là 32 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 56 tỷ đồng (tăng 75% so với năm 2014). Điều này cho thấy ngoài hoạt động cốt lõi là cho vay thì VietinBank Hải Dương ngày càng trú trọng đến việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ để tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Ngoài lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay và tiền gửi thì dịch vụ thanh toán và ngân quỹ đóng góp lợi ích cao thứ ba trong hoạt động kinh doanh của VietinBank Hải Dương. Năm 2017, lợi nhuận mang lại từ hoạt động này là 30,9 tỷ đồng. Sở dĩ lợi nhuận từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ năm 2017 tăng cao như vậy là do tháng 04/2017 VietinBank Hải Dương khai trương một phòng giao dịch mới tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Đây là một huyện trọng điểm trong tỉnh Hải Dương, lượng khách hàng đến giao dịch tương đối đông, do đó mà lợi nhuận mang lại khá cao. Việc mở rộng mạng lưới giao dịch và thị phần là cơ sở giúp VietinBank Hải Dương ngày càng phát triển trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh bảo hiểm cũng ngày càng tăng lên đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận của chi nhánh.
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính của VietinBank Hải Dương giai đoạn 2015-2017
(%) (%)
Tông nợ quá hạn 103,62 100 83,76 100 85,19 100 Ngắn hạn 74,3 717 67,18 80,2 50,69 59,5 Trung và dài hạn 29,32 283 16,58 19,8 34,5 40,5
(Nguôn: Tông hợp từ báo cáo tài chính của VietinBank Hải Dương qua các năm)
Nhìn chung, các chỉ số tài chính của VietinBank Hải Dương đều có sự tăng trưởng ổn định qua các năm.
Tổng tài sản: năm 2016, tổng tài sản của Chi nhánh đạt 8.016 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2015 (tương đương tăng 761 tỷ đồng). Năm 2017, chỉ số này đạt 8.654 tỷ đồng tăng 7,96% so với năm 2016.
Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay đều có xu hướng tăng. Năm 2015, nguồn vốn huy động đạt 4.026 tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt 3.852 tỷ đồng. Đến năm 2017, cả 2 chỉ số này tăng lên tương ứng là 5.153 tỷ đồng và 4.304 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 28% và 11,7% so với năm 2015). Cả dư nợ cho vay khách hàng và nguồn vốn huy động tăng dẫn đến lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo. Năm 2015 lợi nhuận sau thuế là 88 tỷ đồng thì đến năm 2017 tăng lên 131 tỷ đồng. Mặc dù quy mô về dư nợ tăng lên nhưng chi nhánh vẫn kiểm soát tốt các khoản dư nợ cho vay, do đó mà tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ổn định ở mức thấp (khoảng 1,2%-1,4%). Điều này cho thấy VietinBank chi nhánh Hải Dương không chỉ trú trọng về việc tăng trưởng hoạt động cho vay mà còn kiểm soát tốt chất lượng nợ, đảm bảo hoạt động kinh doanh tăng trưởng bền vững, an toàn và hiệu quả.
Các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động ROA, ROE đều có sự tăng trưởng và được duy trì ở mức tương đối tốt so với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống VietinBank nói chung và các Ngân hàng khác nói riêng phản ánh hoạt động kinh doanh của VietinBank Hải Dương ngày càng hiệu quả, mang lại tỷ suất sinh lợi cao.
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương
2.2.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam — Chi nhánh Hải Dương
2.2.1.1. Nợ quá hạn theo kỳ hạn
(%) Tổng dư nợ 3.852 100 4.106 100 4.304 100 Nhóm 1 3.748 97,3 4.013 97,75 4.219 98,02 Nhóm 2 67,5 1,8 21 0,5 26 0,6 Nhóm 3 8 0,2 25 0,6 4 0,1 Nhóm 4 4 0,1 18 0,45 27,5 0,68 Nhóm 5 24,5 0,6 29,5 0,7 27,5 0,6
(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề tại VietinBank Hải Dương)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nợ quá hạn có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây và tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay trung dài hạn. Năm 2015, nợ quá hạn của VietinBank Hải Dương là 103,62 tỷ đồng, đến năm 2017 giảm còn 85,19 tỷ đồng (giảm 17,8%). Năm 2015 nợ quá hạn cao như vậy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế những năm trước đó, nền kinh tế điêu đứng, mọi thành phần kinh tế đều gặp khó khăn, bất kể là đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, chính vì vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao.
Nguyên nhân thứ hai là do chủ quan phát sinh nợ quá hạn từ một số doanh nghiệp hoạt động yếu kém, đầu tư tràn lan không có hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn phát sinh năm 2015 như Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 18.7 (30 tỷ đồng); Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Phúc Liên (33 tỷ đồng). Bước sang năm 2016 và năm 2017, hai công ty trên đã thu hồi được vốn từ hoạt động đồng tư ngoài và đã thanh toán được một phần nợ quá hạn đối với VietinBank Hải Dương, do đó mà nợ quá hạn giảm.
2.2.1.2. Nợ quá hạn theo nhóm nợ
vào nợ nhóm 2 và nhóm 5. Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm và khắc phục của VietinBank Hải Dương trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.
Năm 2015, nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn do vẫn ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Chủ trương thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng chống lạm phát, các ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng. Thêm vào đó,
lãi suất cho vay cao, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng vọt làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Các dự án đang hoạt động thì không có đủ vốn để hoạt động bình thường, các dự án mới không thể triển khai do thiếu vốn và khó tiếp cận vốn vay Ngân hàng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút. Năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, làm cho doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn nên tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng mạnh trong thời kỳ này. Thời điểm này nợ quá hạn phát sinh nhóm 2 ở hai Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 18.7 (30 tỷ đồng); Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Phúc Liên (33 tỷ đồng). Do quản lý hoạt động đầu tư không hiệu quả dẫn đến các khoản vay ngắn hạn phát sinh từ hạn mức tín dụng không có tiền trả nợ ngân hàng. Các khoản vay này bước sang năm 2016 đã được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hải Dương làm việc với công ty và được đánh giá là khó có khả năng thu hồi nợ, nên đã trích lập dự phòng rủi ro ở mức cao hơn, do đó mà nợ xấu tăng so với năm 2015.
Sang năm 2016 và năm 2017, sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn tiếp diễn. Thị trường tiêu thụ trong nước chững lại do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, thị trường xuất khẩu bị hạn chế do các nước trên thế giới cũng gặp khó khăn, nhu cầu xây dựng trong nước giảm sút. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh không tốt dẫn đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp suy giảm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, kinh doanh sắt thép, xây dựng... Do đó, nợ quá hạn năm 2016, 2017 tuy giảm nhưng nợ xấu tăng do nợ nhóm 2 đã được chuyển sang nhóm nợ cao hơn.
2.2.1.3. Một số nguyên nhân dẫn đến phát sinh rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Hải Dương
❖Nguyên nhân khách quan
- Nợ quá hạn giai đoạn 2015-2017 chủ yếu phát sinh từ hai khách hàng là Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 18.7; Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Phúc Liên. Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, có rất nhiều các doanh nghiệp công tác quản trị yếu kém, đầu tư tràn lan không có định hướng, dẫn đến các phương án, dự án thực
hiện không có hiệu quả, không trả nợ được Ngân hàng. Vietinbank Hải Dương đã phải hứng chịu hậu quả từ các khách hàng này.
- Thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức từ phía khách hàng: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 18.7 và Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Phúc Liên đã che giấu thông tin đối với ngân hàng. Họ lập báo cáo tài chính khống, làm giả các hợp đồng mua bán, xuất hóa đơn không có thực và sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Điều này làm cho cán bộ ngân hàng không phát hiện được sớm rủi ro tín dụng có thể phát sinh để đưa ra những biện pháp kịp thời dẫn đến nợ quá hạn.
- Tình hình kinh tế xã hội thiếu ổn định dẫn đến môi trường kinh doanh không tạo được thúc đẩy.
❖ Nguyên nhân chủ quan
- Công tác thẩm định còn chưa gắn với thực tế môi trường kinh doanh đầy biến động do tác động của nền kinh tế đang đi xuống tại một số ngành hàng. Một số ngành như thi công xây dựng, kinh doanh thương mại sắt thép có tính chất dây chuyền đã ảnh hưởng trực tiếp đến các Công ty hoạt động trong các lĩnh vực này và không thể trả nợ ngân hàng.
- Kiểm tra giám sát còn chưa chặt chẽ dẫn đến chưa nắm bắt được tình hình các khách hàng sử dụng một phần vốn sai mục đích, dòng tiền lòng vòng thiếu minh bạch và không thu nợ kịp thời.
2.2.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam — chi nhánh Hải Dương
2.2.2.1. Xây dựng bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
Hiện tại, VietinBank Hải Dương tổ chức bộ máy quản trị tín dụng bao gồm:
❖ Phòng Khách hàng Doanh nghiệp và Phòng Bán lẻ (gọi chung là Phòng Quan hệ khách hàng).
VietinBank Hải Dương phân chia các phòng Quan hệ khách hàng dựa trên phân loại
doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phòng Bán lẻ cho vay các cá nhân và hộ gia đình.
Phòng Quan hệ khách hàng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ tín dụng, thẩm định tín dụng, lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cho trưởng