Nâng cao chất lượng phân tích và thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu 1292 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 111)

Công tác thẩm định đóng vai trò quan trọng trong chất lượng tín dụng. Thẩm định

tín dụng là một khâu để hạn chế rủi ro tín dụng, vì vậy cần phải thực hiện nghiêm túc

và hiệu quả. Để làm được điều đó, cần các biện pháp sau:

Trước hết, nên phân đội ngũ cán bộ thành các nhóm khác nhau phụ trách cho vay đối với Doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khách nhau, từ đó tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có kiến thức sâu hơn về ngành nghề mà mình đang tiến hành thẩm định cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định.

Phân tích báo cáo tài chính là một căn cứ quan trọng để xem xét tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Do thực trạng hiện nay, các báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp không theo chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính, thiếu nhiều thông tin quan trọng để phục vụ cho công tác thẩm định, vì vậy ngân hàng cần yêu cầu các Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính thuế hoặc có xác nhận của cơ quan kiểm toán, đánh giá chất lượng tài sản - nguồn vốn của báo cáo tài chính, kiểm tra độ tin cậy và tính trung thực hợp lý của báo cáo, qua đó giúp cho chất lượng thẩm định được chính xác hơn. Cần thiết phải có quy trình hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính phổ biến từng cán bộ thẩm định, tái thẩm định, kiểm tra kiểm soát và mở các lớp đào tạo bổ sung kỹ năng phân tích báo cáo tài chính.

Trong việc đánh giá phương án sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, Chi nhánh nên đặc biệt chú trọng đến khả năng xảy ra rủi ro của dự án. Để làm được điều này, cán bộ thẩm định cần hiểu rõ về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội tác động như thế nào đến hiệu quả của phương án, dự án đó. Kết quả phân tích sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn và có giải pháp để phòng ngừa rủi ro.

3.2.6. Nâng cao năng lực trình độ cán bộ nhân viên

Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định sự thành công của bất cứ một hoạt động nào, trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại

càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM, và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào quá trình cho vay đối với khách hàng, từ khâu đầu tiên là nhận hồ sơ cho đến khâu cuối cùng là thu nợ. Do đó cán bộ tín dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng tới chất lượng các khoản vay. Cán bộ tín dụng cần phải là những người có trách nhiệm, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có khả năng phân tích và xử lý tình huống.

Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, khả năng nhanh nhạy trong xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Hướng dẫn, tập hợp, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ trong thẩm định đánh giá các doanh nghiệp và các dự án của doanh nghiệp, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hóa kinh doanh. Định kỳ có những chương trình học tập, hội thảo trao đổi kinh nghiệm thực tế giữa Trụ sở chính và Chi nhánh, giữa lãnh đạo và nhân viên để bổ sung thông tin, nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên.

Đặc biệt ở bộ phận quản trị rủi ro, phải có một tiêu chuẩn rõ ràng về trình độ, kinh nghiệm thực tế, thời gian trải qua công tác của bộ phận quan hệ khách hàng. Kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ thiếu tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn.

Bên cạnh đó, có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc. Bổ nhiệm các chức danh phải đảm bảo khách quan, đúng quy định, lựa chọn người có đủ năng lực và phẩm chất để đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, công tác tổ chức cán bộ phải được đặc biệt quan tâm, loại bỏ những cán bộ cợ hội biến chất để hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra. Đồng thời có chính sách rõ ràng và phân quyền cụ thể liên quan đến cho vay, thu nợ và xử lý nợ để từng nhân viên trong bộ phận hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình.

Có chính sách khuyến khích các cán bộ làm việc tích cực và tìm kiếm khách hàng đủ tiêu chuẩn cho chi nhánh; hơn nữa chi nhánh cũng cần phải giao khối lượng công việc phù hợp với khả năng của cán bộ, bởi lẽ nguồn lực con người là quan trọng nhất trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Do đó không nên quá lạm dụng sức lao động gây ra tình trạng làm việc không hiệu quả, điều này có thể gây ra những phán xét sai lầm trong việc cấp tín dụng và mang lại những rủi ro khôn lường cho Ngân hàng.

Mời các chuyên gia về pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để các cán bộ quan hệ khách hàng, và quản lý rủi ro có thêm kinh nghiệm, hiểu biết về pháp luật để đảm bảo hoạt động cho vay an toàn.

3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay

Để đảm bảo an toàn trong quá trình cho vay, các cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, khả năng tài chính, sự thay đổi hạn mức tín dụng của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, an toàn và hiệu quả. Xác định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong mô hình tổ chức bộ máy để tiến hành kiểm tra, kiểm soát.

Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hệ thống kiểm soát nội bộ cần phải có trách nhiệm xác minh, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình hoạt động, cung cấp các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh cho khách hàng. Do đó Chi nhánh cần có sự phân định rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các dự án, phương án cho vay. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, các cán bộ kiểm tra độc lập cần quan tâm hơn nữa tới các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh như: Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát của Chi nhánh; soạn thảo các điều kiện trong Hợp đồng tín dụng cũng như Hợp đồng thế chấp/cầm cố không rõ ràng, gây khó hiểu và có thể dẫn tới tranh chấp.

Đối với việc kiểm tra, giám sát sau cho vay: Một khoản vay có hiệu quả sẽ phụ thuộc không ít vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với các khoản vay tốt nhất cũng cần có một số kiểm tra nhất định, định kỳ để đảm bảo nó đang hoạt động theo dự kiến, tình trạng của khoản vay không xấu đi. Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trước khi nó xảy ra, gây hậu quả nặng nề với phần vốn vay. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn được thực hiện một cách đối phó cho đủ thủ tục quy định nên hiệu quả kiểm tra không cao. Các vấn đề cần phải xem xét sau khi cho vay:

- Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không? Nêu rõ nguyên nhân gây ra sai lệch.

- Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.

- Ngân hàng phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ tại VietinBank Hải Dương, qua đó vừa kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.

- So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu: Tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp/cầm cố tại thời điểm kiểm tra.

- Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng doanh nghiệp) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (khách hàng cá nhân). Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.

Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt và cán bộ tín dụng cần phải thực hiện tốt giai đoạn này trong quy trình tín dụng để có thể cảm nhận được môi trường, hiệu quả công việc của

Tần xuất Số ngày quáhạn Ứng xử tín dụng

Quá hạn liên tục 2

lần 3 ngày trở lên Cán bộ tín dụng xuống kiểm tra đánhgiá lại khách hàng

doanh nghiệp. Neu có các dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.

Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra, nếu có điều kiện, có thể thành lập một bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên biệt cho những món vay lớn, có tầm quan trọng đặc biệt để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.

3.2.8. Đánh giá hiệu quả của phương án vay vốn hơn tài sản bảo đảm khi thực hiện cấp tín dụng

Đảm bảo tín dụng được coi là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi xảy ra rủi ro, và trong thực tế chi nhánh cần quan tâm tới việc sử dụng các hình thức đảm bảo tiền vay.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện cấp tín dụng, cán bộ ngân hàng cần thẩm định, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn trước khi xét đến giá trị và tính thanh khoản của tài sản bảo đảm bởi vì nguồn trả nợ chính của khoản vay được lấy từ kết quả kinh doanh của khách hàng.

Một phần của tài liệu 1292 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w