Kinh nghiệm quản trị rủi ro tíndụng ở một số Quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu 1261 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại Singapore

Singapore là một trong các Quốc gia có nền kinh tế phát triển, với hình ảnh của một con rồng Châu Á với hệ thống các TCTD chuyên nghiệp. Sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997- 1999, hoạt động tài chính của Singapore đã được điều chỉnh, tái thiết kế và tập trung chú trọng xây dựng hệ thống QTRRTD hiệu quả. Cụ thể:

- NHTU Singapore đưa ra quy định kiểm soát chặt chẽ chỉ tiêu an toàn vốn trong hệ thống NHTM, phù hợp với thông lệ Quốc tế như: tỷ lệ VTC so với tổng VHĐ tối thiểu 8%; giới hạn cấp tín dụng 1 KH, 1 nhóm KHLQ không quá 25% VTC của NHTM,....

- Theo chỉ thị của Chính phủ Singapore, thành lập Công ty quản lý TSBĐ vào năm 2009 để quản lý các khoản cấp tín dụng có dấu hiệu phát sinh RRTD

- NHTU Singapore đưa ra quy định thống nhất về việc xây dựng quy trình cấp tín dụng và phê duyệt trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Ngân hàng

phát triển Singapore (DSB) đã triển khai mô hình QTRRTD tập trung ở Trụ sở chính, quy định trách nhiệm cụ thể từng bộ phận, phù hợp với từng đối tượng KHDNL, SME, KHCN,..

- Hệ thống XHTD được NHTM Singapore triển khai hữu hiệu và ngày càng hoàn thiện, hướng đến năm 2020, 98% các NHTM tại Singapore hoàn thiện hệ thống XHTD dành cho toàn bộ các phân khúc. Điều này giúp cho Singapore nhanh

chóng có những NHTM đáp ứng chuẩn Basel II và tiến tới thực hiện Basel III.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại Hồng Công

Một trong những nền kinh tế phát triển mạnh ở Châu Á đó là Hồng Công, họ có những Ngân hàng hoạt động toàn cầu, chính vì vậy hoạt động nhận diện, kiểm soát RRTD luôn được coi trọng hàng đầu. Năm 2009, Cơ quan Quản lý tiền tệ Hồng Công thành lập nhằm giám sát hoạt động của các TCTD. HKMA ban hành quy định các biện pháp QTRRTD trên cơ sở triển khai theo thông lệ quốc tế của Uỷ ban Basel; trong đó, có các quy định về cấp giấy phép kinh doanh, chỉ số CAR, RWA, tỷ lệ khả năng thanh toán, hạn mức RRTD,.. .Các NHTM tại Hồng Công phải xây dựng và triển khai hệ thống QTRR về hệ thống đánh giá XHTD và quy định về trích lập DPRR.

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

Nền kinh tế Việt Nam những năm đầu thập niên 90 đi vào ổn định và từng bước phát triển, đây là thời điểm nhiều NHTM được thành lập nhằm thúc đẩy và trở thành mắt xích quan trọng không thể thiếu. VIB được thành lập năm 1996, sau hơn 20 năm không ngừng nỗ lực, cải tiến bộ máy quản lý, phát triển SPDV, năm 2018, NHNN quyết định cho VIB áp dụng chính thức Basel II.

Để kiện toàn tổ chức và định hướng kinh doanh nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế, cơ cấu quản lý của VIB được phân tách rõ ràng giữa HĐQT và Ban điều

cao tính kiểm soát, đặc biệt là RRTD như Ủy ban tín dụng độc lập, được chủ tịch HĐQT trao quyền và báo cáo thường kỳ đến cấp lãnh đạo về tình hình tăng trưởng và chất lượng tín dụng tại VIB.

Bên cạnh đó, VIB còn thành lập ra các phòng ban chuyên trách về QTRR, đồng nhất mô hình quản trị, định hướng nhất quán từ ĐVKD đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình tại VIB được xây dựng theo 3 tầng lớp (ĐVKD- Đơn vị quản lý- Kiểm toán nội bộ), không chỉ giúp tăng cường QTRR và kiểm tra hoạt động của ĐVKD mà còn phòng ngừa các lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra: rửa tiền, an ninh thông tin, tài trợ khủng bố,...

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và VPBank

Trên tiến trình thí điểm thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo Basel II, các NHTM Việt Nam gặp không ít những khó khăn vướng mắc khi lần đầu áp dụng theo các thông lệ chuẩn Quốc tế. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ tăng trưởng và phát triển không ngừng, NHTM Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng cũng đã rút được nhiều bài học kinh nghiệm QTRRTD, từ đó nghiên cứu, phát triển và vận dụng một các linh hoạt:

- Xây dựng và ban hành quy trình, quy định về hệ thống XHTD KHDNL dựa trên các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính. Đây là cơ sở nền tảng để phân nhóm KH trên

cơ sở đó áp dụng những CSTD, chương trình ưu đãi phù hợp với từng đối tượng - Thiết lập phương pháp nhận diện, hệ thống đo lường, theo dõi và kiểm soát

RRTD

- Đảm bảo xây dựng mô hình QTRR hợp lý, chặt chẽ và phù hợp với cơ cấu hoạt động của từng NHTM, từ đó xây dựng chính sách, hướng dẫn liên quan đến QTRRTD, khung QTRR,.phân định rõ trách nhiệm từng đơn vị, thiết lập tuân thủ HMRR,.

- Quy định cụ thể về trích lập dự phòng RRTD nhằm đảm bảo duy trì HĐKD trong trường hợp xảy ra rủi ro.

- Cần tuân thủ phân quyền phán quyết phê duyệt các vấn đề liên quan đến RRTD. Theo đó xây dựng quy định thẩm quyền phê duyệt tín dụng theo hạn

tùy từng trường hợp,... gán với việc nâng cao trách nhiệm cho từng người, từng bộ phận nghiệp vụ, sẽ phân định rõ quyền hạn của từng cán bộ ngân hàng, tránh bớt được tình trạng gian lận tín dụng của CBTD từ đó hạn chế được RRTD.

Nhìn chung, ở Việt Nam, với những đặc thù riêng có, việc nghiên cứu để tìm ra bước đi hợp lý trên cơ sở học tập kinh nghiệm QTRRTD của các nước đi trước trong quá trình hạn chế RRTD là rất cần thiết để đưa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả, đảm bảo hạn chế RRTD nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM nói chung và VPBank nói riêng.

Ket luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, những nội dung cơ bản về RRTD, QTRRTD trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tác giả đã làm rõ các khái niệm, nội dung và tầm quan trọng của công tác QTRRTD bao gồm: xây dựng chiến lược QTRRTD, CSTD, thiết lập các mô hình và tổ chức thực hiện QTRRTD. Bên cạnh đó, để có cách nhìn nhận toàn diện, tác giả nêu ra một số bài học kinh nghiệm về QTRRTD của một số Ngân hàng trong và ngoài nước, từ đó đưa ra các bài học cho VPBank. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng, tiền đề để tác giả nghiên cứu và đánh giá thực trạng QTRRTD KHDNL tại chương 2.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM

THỊNH VƯỢNG 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc NHNN Việt Nam. Sau gần 25 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 219 điểm giao dịch với đội ngũ gần 24.000 cán bộ nhân viên. Tính đến hết năm 2017, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 15.706 tỷ đồng.

Sơ đồ 2. 1: Lịch sử phát triển của VPBank

(nguồn: Báo cáo thường niên VPbank năm 2018)

VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Năm 2017 đã khép lại hành trình 5 năm (2012-2017) của VPBank với những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợi nhuận, đưa VPBank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Với mục tiêu tăng trưởng bền vững trong các lĩnh vực: tín dụng, thanh toán quốc tế, tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel, VPBank luôn nỗ lực tìm kiếm nhiều biện pháp: phát triển đa dạng hóa sản phẩm, chiếm lĩnh thị phần, tăng cường QTRRTD,...

Trong những năm gần đây, VPBank không ngừng tăng trưởng, phát triển, mở rộng, nâng cao vị thế và đạt được những điểm sáng tiêu biểu: duy trì đà tăng trưởng mạnh, lợi nhuận tăng gần 65% (năm 2017), niêm yết thành công trên sàn chứng khoán HoSE, công ty FE Credit đạt kết quả kinh doanh vượt trội, thành lập VPDirect, trung tâm số hóa ngân hàng, phát triển hệ sinh thái đối tác đa dạng, ký hợp tác chiến lược với nhiều đối tác, nâng cao trách nhiệm xã hội thông qua dự án hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp (VPBank Start Up), nhận hơn 20 giải thưởng uy tín về tổ chức tín dụng trong và ngoài nước,....

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm:

- Cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng.) - Dịch vụhuy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu) - Dịch vụtài trợ thương mại

- Dịch vụ thanh toán (thanh toán trong nước, quốc tế) - Dịch vụtài khoản

- Dịch vụthẻ ngân hàng

- Các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chiến lược phát triển của VPBank gồm 2 gọng kìm chính:

- Tăng trưởng hữu cơ quyết liệt, tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và KHDN SME, đồng thời khai thác, đẩy mạnh cơ hội trong phân khúc KHDNL và

tín dụng tiêu dùng.

- Xây dựng và phát triển các hệ thống nền tảng vững chắc về tổ chức, nhân sự, công nghệ, QTRR, vận hành,...

VPBank khởi điểm từ con số hết sức khiêm tốn với số vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND, trụ sở chính hoạt động tại số 18B Lê Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Sau đó dựa theo nhu cầu phát triển và định hướng tăng trưởng dài hạn, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ, tính đến hết năm 2018, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 15.706 tỷ đồng và đang có kế hoạch tiếp tục sẽ tăng trong thời gian tới. Điều này sẽ tạo cơ sở cho sự phát triển dài hơi của hệ thống VPBank.

Sự thành công của VPBank có một sự đóng góp không nhỏ của yếu tố con người. Ngày nay, yếu tố này chính là lợi thế của một ngân hàng so với ngân hàng khác.VPBank tin tưởng rằng với tầm nhìn và chiến lược trên, ngân hàng sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình là mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động và cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.

Cùng với sự tăng trưởng quy mô vốn điều lệ, VPBank còn tăng cường phát triển cơ cấu tổ chức, hệ thống mạng lưới, chi nhánh phòng giao dịch tại các thành phố lớn trên cả nước, nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.

Cơ cấu tổ chức:

Mô hình tổ chức của VPBank năm 2018 là kết quả của việc tái cấu trúc mô hình tổ chức quản lý đã được hoàn thành vào năm 2010. Trải qua nhiều năm hoạt dộng, cơ cấu tổ chức của VPBank ngày càng được hoàn thiện phù hợp, vận hành tốt, nền tảng quan trọng để VPBank tiến tới trở thành một ngân hàng hàng đầu Việt Nam

Sơ đồ 2. 2: Cơ cấu tổ chức của VPBank

(nguồn: Báo cáo thường niên VPbank năm 2018)

Mạng lưới hoạt động:

Tính đến thời điểm cuối năm 2018, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 222 chi nhánh và 83 trung tâm và HUBs SME, mở mới 4 chi nhánh và 1 phòng giao

dịch từ đầu năm 2018, cùng với đó là sự cộng tác chuyên nghiệp của 27,500 nhân viên trên toàn hệ thống.

Trong kế hoạch phát triển dài hạn, VPBank đặc biệt khai thác một cách triệt để và phát triển mạng lưới tối đa tại hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh góp phần tạo thế vững chắc cho ngân hàng trên thị trường cạnh tranh, đạt mục tiêu top 5 NHTM đứng đầu hệ thống

2.1.2. Kết quả hoạt động chủ yếu của VPbank

Năm 2018 là năm đầu tiên trong lộ trình triển khai chiến lược 5 năm tiếp theo của VPBank, với tầm nhìn đến năm 2022 trở thành ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và trở thành 1 trong 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam. Kết thúc năm 2018, VPBank đạt mức lợi nhuận kỷ lục xấp xỉ 9.200 tỷ đồng, đồng thời tiếp tục duy trì hiệu quả thuộc nhóm tốt nhất thị trường, với hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 22,8% và trên tổng tài sản là 2,4%. Tuy nhiên, bước sang một giai đoạn phát triển khác, đứng trước những thách thức mới của thị trường, một công cuộc chuyển đỏi là yêu cầu cấp thiết, vừa tiết giảm được chi phí lại vừa duy trì sự tăng trưởng doanh thu và đưa đến các cơ hội kinh doanh mới.

2.1.2.1. Quy mô hoạt động tiếp tục tăng trưởng ổn định và chất lượng

Tổng tài sản

Cấu trúc tài sản tiếp tại VPBank tiếp tục được caỉ thiện theo hướng nâng cao các tài sản có chất lượng tốt và tối ưu hóa hiệu quả. Kết thúc năm 2018, tổng tài sản của VPBank đạt 323.291 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4% so với cuối năm 2017. Tài sản tiếp tục tăng trưởng với cấu trúc bền vững nhờ sự đóng góp đáng kể của các hoạt động kinh doanh cốt lõi, trong đó cho vay khách hàng tăng trưởng 21,5% so với năm trước.

Biểu đồ 2.1: Tình hình tài sản VPBank 2017- 2018 CO CÃUTONG TẰISÁN (%) 5% 3% 149Í 14∙i 15« 14% HHit H1Vt

(Nguồn : Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán VPBank 2018)

Dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp) tăng ròng hơn 34.000 tỷ đồng, tương đương 17,3% so với cuối năm 2017. Trong năm 2018, NHNN tiếp tục duy trì chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng, trong bối cảnh đó, VPBank tiếp tục đặt trọng tâm tăng trưởng vào bốn trụ cột kinh doanh chính gồm Tín dụng tiêu dùng (FECredit), KHCN, Tín dụng tiểu thương (CommCredit) và SME. Các phân khúc này tiếp tục tăng trưởng ổn định, góp gần 68% vào dư tín dụng toàn hàng.

Nguồn vốn

Nguồn vốn đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của VPBank. Quy mô huy động vốn ở cả thị trường I và thị trường II tại thời điểm cuối năm 2018 đạt 277.851 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với năm 2017. Tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đặt 219.509 tỷ, tăng trưởng gần 20.000 tỷ, tương đương

10% so với năm 2017 với sự tăng trưởng tập trung ở các phân khúc chiến lược của ngân hàng.

Biểu đồ 2.2: Tình hình nguồn vốn của VPBank 2017- 2018

(Nguồn : Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2018 VPBank)

Cơ cấu nguồn huy động năm 2018 được VPBank đa dạng hóa nhưng theo hướng ổn định và bền vững hơn. Trong đó huy động tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng 61% (năm 2017 là 56%) tổng huy động, tăng 28% so với năm 2017.

Nâng cao hiệu quả bảng cân đối và đảm bảo các tỷ lệ an toàn luôn là hai mục tiêu song hành trong công tác quản lý bảng cân đối tại VPBank. Nhờ vào sự nỗ lực huy động các nguồn vốn dài hạn, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cuối năm 2018 đạt 33,6%, thấp hơn so với thị trường cũng như hạn mức theo quy định của NHNN (năm 2018 :<45% và từ 1/1/2019 là <40%)

Vốn chủ sở hữu

Tính đến cuối năm 2018, tổng vốn điều lệ của VPBank đã đạt mức 25.300 tỷ đồng, đứng thứ hai trong nhóm các NHTMCP. Qua các lần tăng vốn cùng với các

quý để lại, cuối năm 2018, VPBank ghi nhận tổng vốn chủ sở hữu là 34.750 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2017. Chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu vẫn giữ ở mức tốt, đạt 9,3% (2017: 9.4%), thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành và tiệm cận các thông lệ tốt của các ngân hàng trong khu vực, cho thấy sự chủ động của VPBank trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn.

Biểu đồ 2.3: Chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu của VPBank 2016- 2018

(Nguồn : Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2018)

Với nguồn vốn ổn định, cùng cơ cấu tài sản an toàn hiệu quả, VPBank luôn đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN và tuân thủ Basel II. Hệ số CAR năm 2018 là 12,3% theo quy định của NHNN và theo chuẩn mực của Basel II là 11,2%.

2.1.2.2. về kết quả kinh doanh

Tổng thu nhập

Tổng thu nhập hoạt động thuần (TOI) năm 2018 của VPBank đạt mức 31.086 tỷ, tăng 25% so với năm ngoái, dẫn đầu trong khối NHTMCP. Mức thu nhập này được ghi nhận là mức thu nhập kỷ lục của ngân hàng từ trước đến nay. Có được kết quả ấn tượng này là nhờ quyết định đúng đắn của HĐQT trong việc lựa chọn mô

Một phần của tài liệu 1261 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w