Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1261 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 108 - 112)

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về QTRRTD đảm bảo phù hợp với Hiệp ước Basel

Để hỗ trợ tối đa NHTM trong việc định hướng HĐKD phù hợp Basel, NHNN cần hướng dẫn, ban hành các CSTD, hướng dẫn cụ thể phương thức thực hiện Basel II. Theo kinh nghiệm các nước, các qui định, hướng dẫn ban hành trên cơ sở tham khảo ý kiến đóng góp rộng rãi, đặc biệt ý kiến các bên đến việc triển khai Basel II như NHTM, các cơ quan Bộ, Ban ngành, Ủy ban Giám sát tín dụng.đảm bảo vừa tuân thủ Basel II vừa phù hợp với thực tế hoạt động của NHTM tại Việt Nam. Bao gồm tối thiểu các nội dung:

- Ban hành quy định nội dung và phương pháp xác định hệ số an toàn vốn theo đúng chuẩn mực Basel II

- Ban hành quy định và hướng dẫn cụ thể về xây dựng hệ thống XHTD nội bộ theo yêu cầu Basel II;

- Ban hành dự thảo Thông tư Quy định về hệ thống QTRRTD, Khung QTRR trong hoạt động ngân hàng để tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ

thống QTRR theo chuẩn Basel II

Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC)

NHNN cần tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, NHNN xây dựng và hoàn thiện quy chế cung cấp, trao đổi thông tin giữa CIC và các TCTD. Đảm bảo các NHTM tuân thủ nghĩa vụ cung cấp các thông tin một cách đầy đủ và kịp thời nhằm ngày càng hoàn thiện kho dữ liệu cho CIC đồng thời có cơ chế để đảm bảo CIC cung cấp thông tin hiệu quả cho các NHTM, phục vụ đắc lực cho công tác QTRR tín dụng tại các NHTM

Hỗ trợ đào tạo cán bộ, kỹ thuật và đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu về thực hiện áp dụng theo Basel II

Khó khăn chung của NHTM Việt Nam khi triển khai Basel II là thiếu cơ sở dữ liệu, công nghệ, nhân lực. Vì vậy, để thúc đẩy tiến trình đi đến hoàn thiện theo Basel II và Basel III của VPBank, NHNN cần có kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ giải quyết các khó khăn cho VPBank trên các phương diện:

- Tổ chức các chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng

- Tận dụng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế

- Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ quá trình thực hiện theo Basel II và Basel III tại VPBank và kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, trở ngại trong quá trình triển

Ket luận chương 3

Theo định hướng chiến lược về công tác QTRR tại VPBank đến năm 2023, tăng trưởng cấp tín dụng, kiện toàn công tác QTRRTD hướng tới áp dụng chuẩn hóa theo Hiệp ước vốn Basel III. Để đạt được những mục tiêu đó, VPBank cần theo sát các chuẩn mực đã đề ra, hoàn thiện hoạt động QTRRTD, đồng bộ các giải pháp đã được đề cập đến trong chương 3 của luận văn.

Bên cạnh đó, tác giả đề xuất đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN nhằm tăng cường hỗ trợ công tác QTRRTD cho hệ thống NHTM nói chung và VPBank nói riêng.

KẾT LUẬN

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2007, khủng hoảng tiền tệ toàn cầu năm 1997, bài học rút ra cho hoạt động của hệ thống NHTM chính là nâng cao khả năng kiểm soát mục đích cấp tín dụng, nhận diện, đánh giá và đo lường RRTD chính xác đồng thời đưa ra các phương thức QTRRTD một cách hiệu quả.

NHTM đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế, trong đó hoạt động tín dụng là lĩnh vực trọng yếu, mang lại nguồn lợi nhuận to lớn đồng thời luôn tiềm ẩn rủi ro. Chính vì thế quản lý và giám sát hoạt động tín dụng luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi Quốc gia, cơ quan quản lý Nhà nước, NHNN và hệ thống các NHTM.

Luận văn đã đề cập đến từ cơ bản đến nâng cao những vấn đề về cơ sở lý luận RRTD, QTRRTD phân khúc KHDNL, các tiêu chí nhận diện, đánh giá và đo lường RRTD được phân tích và làm rõ. Bên cạnh đó, luận văn còn tiếp cận các phương pháp đo lường tiên tiến, các chỉ số quốc tế, mô hình chuẩn thông lệ được áp dụng trên thế giới để từ đó rút ra các bài học và định hướng cho công tác QTRRTD KHDNL tại VPBank.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn Cô PGS.TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa, người đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý giá để tôi hoàn thành luận văn này. Trên thực tế, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những điểm còn hạn chế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thày, Cô và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liêu nước ngoài:

1. Basel Committee on Banking Supervision (2004), Bassel II.

2. Capgemini and Efma (2012), The 2012 World Retail Banking Report

3. Christopher H. Hause, James W. Mann, Shaun Norris (2005), Current Trends In Distribution Channels: Where Are BanksHeaded

4. F Packer (2011), Rating methodologies for banks, Bank for International Settlements

5. Robert D. Lee, Authentication in Internet banking: A lesson in risk management,

Federal Deposit Insurance Corporation, Supervisory Insights, 2007, Vol. 4 No. 1, tr. 39 - tr. 44.

6. Bernd E. & Robert R. (2010), The Basel II Risk Parameters - Estimation, Validation, Stress Tesing with Applications to Loan Risk Management, Springer.

Tài liêu Tiếng Việt:

1. Viện nhân lực Ngân hàng - Tài chính BTCI (2011), Báo cáo tại Diễn đàn Ngân hàng thế giới, London, Vương quốc Anh.

2. NHNN (2013), Thông tư 02/NHNN: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích và sử dụng dự phòng RRTD trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân

hàng nước ngoài, Hà Nội

3. NHNN (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN: Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

4. NHNN (2014), Thông tư 36/NHNN: Quy định về giới hạn đảm bảo an toàn hoạt động các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

5. NHNN (2014), Công văn 1601/2014/NHNN-TTGSNH:Triển khai thực hiện quy định an toàn vốn theo Basel II.

6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư 35/2016/TT-NHNN ngày 29/12/2016 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2015 - 2017.

8. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (2015-2018), Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán.

9. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (2015-2018), Báo cáo thường niên.

10. Ngân hàng Quốc tế, Tin tức: Ngân hàng Nhà Nước quyết định cho VIB áp dụng chính thức Basel II, website: https://vib.com.vn

11. Chu Thị Hương Giang (2009), Ứng dụng Hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam

12. Huỳnh Thị Hồng Vân (2011), Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế

TP HCM

13. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietin Bank)- luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc

dân

14. Nguyễn Hoàng Bích Trâm (2014), Kiểm định rủi ro tín dụng cho các NHTM niêm yết tại Việt Nam”, số 14, Tạp chí phát triển và hội nhập

15. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân, Luận Án thạc sỹ tài chính ngân hàng, Học viện khoa học

hội

16. Nhuệ Man (2018), Triển khai Basel II: Kinh nghiệm từ Vietcombank và VIB, website: https://tinnhanhchungkhoan.vn

Một phần của tài liệu 1261 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w