Định kỳ thực hiện các báo cáo phân tích về quản trị rủi ro tíndụng khách

Một phần của tài liệu 1261 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 107)

hàng doanh nghiệp lớn

Để chủ động ứng phó với RRTD, VPBank cần chú trọng phân tích và đánh giá các chỉ sổ cảnh báo, dữ liệu liên quan đến RRTD KHDNL. Hiện nay, ngoài các báo cáo RRTD đến NHNN, các đơn vị tại VPBank thường xuyên thực hiện các báo cáo nội bộ định kỳ: Báo cáo UBQLRR, báo cáo giới hạn cấp tín dụng theo ngành kinh tế, báo cáo phê duyệt ngoại lệ, báo cáo trích lập DPRR,.

Tuy nhiên để tăng cường hiệu quả công tác này, VPBank cần đặt ra nguyên tắc cụ thể: thông tin báo cáo phải chính xác, kịp thời, đầy đủ; báo cáo RRTD phải được viết rõ ràng, cô đọng, bao gồm các đánh giá đầy đủ về các rủi ro phát sinh; cảnh báo sớm khả năng vi phạm các giới hạn, HMRR tín dụng; đề xuất, kiến nghị về QTRRTD KHDNL với cấp lãnh đạo; kết quả thực hiện rà soát, kiến nghị về QTRRTD KHDNL của kiểm toán nội bộ, NHNN, tổ chức kiểm toán nội bộ độc lập và các cơ quan giám sát.

Nội dung báo cáo QTRRTD KHDNL tại VPBank cần bao gồm đầy đủ các thông tin:

- Báo cáo chất lượng tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng, danh mục cấp tín dụng theo đối tượng KHDNL, ngành, lĩnh vực kinh tế;

- Báo cáo khoản cấp tín dụng có vấn đề, các biện pháp xử lý khoản cấp tín dụng có vấn đề;

- Báo cáo về các khoản tín dụng lớn, cần chú ý, rủi ro cao, khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế có dư nợ tín dụng thực tế cao hơn hạn mức rủi ro tín dụng

đã ban hành;

- Báo cáo về giá trị TSBĐ, danh mục tài sản bảo đảm theo từng loại tTSBĐ phân loại tín dụng nội bộ hoặc xếp hạng các bên có nghĩa vụ trả nợ;

- Báo cáo về RRTD tập trung (bao gồm cơ cấu tín dụng theo sản phẩm tín dụng, khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế; tình hình thực hiện các HMRR tập trung, lý do vượt hạn mức (nếu có); các đề xuất, kiến nghị về QTRR tập trung với

cấp nhận báo cáo; kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về QTRR tập trung của

kiểm toán nội bộ, NHNN, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác);

- Báo cáo các trường hợp ngoại lệ chính sách hoặc quy trình; - Báo cáo về các vi phạm về QTRRTD và lý do vi phạm (nếu có); - Cảnh báo sớm khả năng vi phạm các giới hạn, hạn mức RRTD - Báo cáo trường hợp khác không tuân theo quy định (nếu có); - Các đề xuất, kiến nghị về QTRRTD với cấp nhận báo cáo.

VPBank cần đưa ra quy định cụ thể trong từng thời kỳ nhưng tối thiểu hằng quý hoặc đột xuất, đảm bảo phục vụ hiệu quả công tác QTRRTD và yêu cầu về báo cáo của NHNN và các cơ quan có thẩm quyền khác

Một phần của tài liệu 1261 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 107)