ĐỊNH HƯỚNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍNDỤNG KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu 1261 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97)

NAM THỊNH VƯỢNG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG HÀNG

DOANH NGHIỆP LỚN TẠI VPBANK ĐẾN NĂM 2023

3.1.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

HĐQT và UBQLRR của VPBank đã ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với KHDNL, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ CBTD trong công tác tiếp cận, thẩm định KHDNL và nhận diện RRTD.

Theo định hướng phát triển năm 2019-2023, VPBank đã lên kế hoạch áp dụng và triển khai các dự án, phần mềm hỗ trợ quản lý thông tin khoản đề xuất cấp tín dụng như hệ thống ECM (môi trường hoàn chỉnh khép kín từ giai đoạn cập nhật hồ sơ đề xuất cấp tín dụng đến giai đoạn phê duyệt, soạn hồ sơ giải ngân,...), phần mềm Alfreshco, hệ thống xếp hạng tín dụng tự động dành cho KHDNL tích hợp trên RRT.. .Một hệ sinh thái toàn diện sẽ giúp công tác nhận diện RRTD hiệu quả, ngay từ giai đoạn tiếp xúc KH, thẩm định, phê duyệt, KSSV,.. .hướng tới năm 2023, công tác QTRRTD KHDNL sẽ được kiện toàn chặt chẽ, giảm thiểu thời gian xử lý HSTD, tăng hiệu quả và chất lượng RRTD KHDNL, nâng cao tính minh bạch, an toàn trên hệ thống VPBank, góp phần quan trọng trong việc tuân thủ Basel III theo quy định của NHNN.

3.1.2. Hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn

và đo

lường rủi ro tín dụng

Năm 2018, đơn vị QTRRTD KHDNL dưới sự chỉ đạo của UBQLRR đã ban hành văn bản 150/2018/QĐi-TGĐ Quy định về XHTD dành cho KHDNL và đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan để hoàn thiện quy trình này. Mô hình mới dành riêng cho phân khúc mũi nhọn, được tích hợp nhiều chức năng vượt trội như phủ

định,.. .giúp VPBank có được chất lượng danh mục rất tốt, phân loại KHDNL để từ đó ra phán quyết tín dụng.

Hướng tới năm 2023, VPBank sẽ hoàn thiện quy trình, áp dụng triển khai tại các ĐVKD, tích hợp tự động trên phần mềm CLOS và RRT, đồng thời là yếu tố thiết yếu trong việc thu thập dữ liệu, xây dựng mô hình QTRRTD định lượng theo chuẩn Quốc tế, bước tiếp cận quan trọng đến Hiệp ước Basel III (theo phương pháp XHTD nội bộ)

Ngoài ra, VPBank hiện đang sử dụng kết quả chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá KHDNL và là căn cứ phân cấp thẩm quyền phê duyệt và xác định tổng mức cấp đối với KHDNL. Đối với mỗi hạng KHDNL khác nhau, ĐVKD có mức ủy quyền phê duyệt tín dụng khác nhau. Đồng thời, mức cấp tín dụng và LTV tối đa so với TSBĐ đối với mỗi KHDNL cũng được xác định dựa trên XHTD của KH đó.

3.1.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Trên cương vị là một trong số các NHTM đầu tiên triển khai và áp dụng thành công các tiêu chí theo Hiệp ước an toàn vốn Basel II và hướng tới thực hiện Basel III, VPBank luôn chú trọng công tác QTRRTD, đặc biệt là tăng cường kiểm soát RRTD KHDNL.

Với mô hình cấp tín dụng và QTRRTD tập trung, VPBank đã thực hiện từ năm 2015 đem lại nhiều kết quả khả quan, không chỉ giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh mà còn giảm thiểu rõ rệt các RRTD trong từng phân khúc. Định hướng đến năm 2023, VPBank tiến tới hoàn thiện và không ngừng nâng cấp mô hình này, nhằm thực hiện quá trình cấp tín dụng lành mạnh, bộ máy thẩm định và ra phán quyết tín dụng hoạt động độc lập. Theo đánh giá khách quan của các TCTD uy tín quốc tế, mô hình QTRRTD tập trung ở VPBank hiện nay đang phát huy rất tốt ưu điểm của mình, nâng cao tinh thần kiểm soát RRTD tại ĐVKD, bên cạnh đó còn có các đơn vị QTRRTD chuyên trách, luôn đưa ra kịp thời các định hướng, cảnh báo và báo cáo ngay lập tức tới UBQLRR khi có vấn đề RRTD phát sinh.Thành lập và

phát huy vai trò của đơn vị kiểm tra, kiểm soát tín dụng nội bộ, tồn tại song song với các hoạt động cấp tín dụng tại VPBank.

Hình 3. 1: Các dự án QTRRTD tại VPBank

Đến năm 2023, VPBank đảm bảo tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn đều được duy trì ở mức trên 90% trên tổng dư nợ KHDN ; tỷ lệ NPL của duy trì mức 0,9% và luôn nằm ở trong giới hạn cho phép (dưới 2%).

3.1.4. Chuyển đổi phương pháp tính và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Theo định hướng của UBQLRR, các đơn vị liên quan đến RRTD của VPBank, đặc biệt là phân khúc KHDNL sẽ chuyển đổi phương pháp tính và trích lập DPRR theo IFRS 9 từ tháng 1 năm 2019 đến hết tháng 12 năm 2020. IFRS 9 là một bước tiến vượt bậc so với IAS 39, theo nhận định của VPBank, IFRS 9 thống nhất và đơn giản, tận dụng tối đa các dữ liệu KHDNL, khả năng ngăn ngừa khủng hoảng tài chính do ghi nhận tổn thất dựa trên kỳ vọng trong tương lai.

Dự phòng rủi ro tính toán

tạithờí điểm

báo cáo

SửdụnglSi suằtthực trên ■giá trị ghi sổ gộp Ghi nhận doanhthu lãi Tiêu choán tổn thắt tín dụng dự kiẻn tron đời

(bàt kể rủi ro tin dụng theo nhóm hoặc riêng lẻ)

Suy giảm tín dụng

Sừ dụng ISi suẳtthực trêi giá trị phân bỗ

'gia trị ghi sổ gộp trừdự I

phồng rủi ro) I Tonthittin dụngdựkíẽr

trong 12 tháng

(tỏn that tín dụng phát Sinh từ rủi ro

vữ

nợ có thểxày ra trong vòng 12

tháng tồn thất tín dụng gia tẵng đáng kề sau ghi nhận ban đầu

SửdụnglSi suắtthực trên

giá trị ghi sổ gộp

Hình 3. 2: Phương pháp trích lập DPRR theo IFRS 9

Mô hình tính tổn thất tín dụng dự kiến (ECL) được chia làm 3 giai đoạn triển khai, VPBank rất kỳ vọng mô hình sẽ đánh giá phân loại nợ và trích lập DPRR chính xác, góp phần hoàn thiện công tác QTRRTD toàn hàng nói chung và QTRRTD KHDNL nói riêng

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH KHÁCH

HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI VPBANK

3.2.1 . Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn lớn

khoa học và hiệu quả

VPBank xây dựng chiến lược QTRRTD nhằm thực hiện đúng định hướng đã đề ra, hạn chế tối đa các RRTD phát sinh và tăng cường phát triển kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận của NHTM, chuyển dần việc QTRR sang quá trình tích cực hơn bằng việc đo lường và bảo hiểm rủi ro, chia sẻ rủi ro vừa đảm bảo tối đa hóa giá trị của VPBank vừa tối thiểu hóa rủi ro

Chiến lược QTRRTD KHDNL của VPBank phải đảm bảo tối thiểu và không giới hạn các vấn đề sau:

- Thị trường mục tiêu và mức độ đa dạng hóa/tập trung của danh mục KHDNL;

- Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục tiêu theo ngành, lĩnh vực kinh tế;

- Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp RRTD trong phương pháp tính lãi suất, định giá sản phẩm tín dụng (pricing) theo mức độ RRTD của KHDNL; - Nguyên tắc áp dụng các biện pháp giảm thiểu RRTD (bao gồm cả thẩm

quyền phê duyệt các biện pháp giảm thiểu RRTD) .

Việc thực hiện chiến lược QTRRTD KHDNL của VPBank là xuyên suốt trong quá trình tiếp cận KH, lập HSTD, thẩm định, phê duyệt và QTRR và được ghi nhận bởi hệ thống quy định QTRRTD bao gồm nhưng không hạn chế các quy định về CSTD của VPBank đối với KHDNL. Chiến lược QTRRTD phải được rà soát định kỳ tối thiểu hàng năm và chỉnh sửa sao cho phù hợp với tình hình thực tế và chiến lược phát triển kinh doanh của VPBank trong từng thời kỳ

Một trong những mô hình trọng điểm của chiến lược QTRRTD KHDNL tại VPBank là mô hình tổn thất tín dụng dự kiến ECL, bao gồm các giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Xác định DPRR tính toán tại thời điểm báo cáo, tính tổn thất dự kiến trong 12 tháng (tổn thất tín dụng phát sinh từ rủi ro vỡ nợ có thể xảy ra trong vòng 12 tháng tiếp theo), khi ghi nhận doanh thu lãi, sử dụng lãi suất thực trên giá trị ghi sổ gộp

Giai đoạn 2: quản trị DMTD KHDNL dựa trên việc tính toán tổn thất tín dụng dự kiến trọn đời, sau giai đoạn 1, tổn thất tín dụng sẽ gia tăng đáng kể sau ghi nhận ban đầu (bất kể là RRTD theo nhóm hay riêng lẻ), VPBank sẽ tính toán ghi nhận doanh thu lãi dựa trên việc sử dụng lãi suất thực hiện giá trị ghi sổ gộp.

Giai đoạn 3: sau khi đã ước tính tổn thất tín dụng dự kiến tại giai đoạn 2, VPBank đánh giá khả năng suy giảm tín dụng, từ đó ghi nhận doanh thu lãi dựa trên lãi suất thực trên giá trị phân bổ (giá trị ghi sổ gộp trừ DPRR)

3.2.2 . Nâng cao chất lượng thẩm định cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp

lớn và

trách nhiệm phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng

VPBank cần cải thiện và quan tâm đặc biệt hơn nữa đến công tác thẩm định tín dụng, xây dựng đầy đủ quy định, quy trình hướng dẫn để các đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện theo. Công tác thẩm định tín dụng KHDNL tại VPBank phải bao gồm các nội dung dưới đây:

- Cá nhân, bộ phận có chức năng thẩm định tín dụng phải độc lập với cá nhân, bộ phận có chức năng (i) QHKH; (ii) thẩm định lại (nếu có); (iii) phê duyệt

quyết định cấp tín dụng; (iv) kiểm soát hạn mức RRTD; quản lý khoản cấp tín dụng

có vấn đề; trích lập DPRR và sử dụng DPRR để xử lý RRTD

- Trong quá trình thẩm định cấp tín dụng, trường hợp sử dụng các kênh thông tin khác ngoài VPBank đối với KHDNL, các ĐVKD phải kiểm tra nguồn thông tin, chất lượng và tính độc lập của kênh thông tin với bên được cấp tín dụng.

- Các phân tích, đánh giá khi thẩm định cấp tín dụng cần thực hiện một cách cẩn trọng, đầy đủ và đảm bảo tính trung thực, khách quan, không cố tình sửa đổi hoặc làm sai lệch các hồ sơ và thông tin về KHDNL.

Bên cạnh đó, VPBank cần nâng cao trách nhiệm, quy định chặt chẽ về vấn đề phê duyệt quyết định có RRTD. Hệ thống phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng (bao gồm thẩm quyền phê duyệt quyết định có RRTD và các trường hợp chuyển lên cấp có thẩm quyền cao hơn để phê duyệt) phải đầy đủ cho các loại hình tín dụng, quy mô giao dịch, cụ thể cho từng sản phẩm và HMRR (nếu có) cũng như các chỉ tiêu định tính khác.

3.2.3 . Tăng cường và chú trọng công tác quản lý tín dụng khách hàng doanhnghiệp nghiệp

lớn

Để đạt được kế hoạch QTRRTD KHDNL đặt ra năm 2023 và tuân thủ khẩu vị rủi ro 2019 (RAS 2019), VPBank cần tăng cường nguồn lực tối đa theo các khía cạnh quản lý tín dụng, đặc biệt là phân khúc KHDNL

Quản trị hỗ trợ tín dụng KHDNL

Quy trình hỗ trợ tín dụng KHDNL của VPBank cần bao gồm tối thiểu các quy trình, hướng dẫn sau:

- Chuẩn bị hồ sơ tín dụng (Documentation): Quy định danh mục các thông tin, giấy tờ cần thiết của HSTD (hợp đồng tín dụng, hợp đồng cấp bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm,...) và cơ chế theo dõi đảm bảo tính đầy đủ của hồ sơ tín dụng theo

nội dung phê duyệt và quy định của VPBank.

- Giải ngân (Credit disbursement): Giải ngân phù hợp và chính xác với mục đích sử dụng vốn; quy định chỉ được giải ngân sau khi khoản cấp tín dụng đã được

phê duyệt, hoàn thiện các điều kiện tín dụng và TSBĐ trừ trường hợp ngoại lệ được

cấp có thẩm quyền chấp thuận, được quy định rõ trong các văn bản quy định phê duyệt tín dụng hoặc quy định của sản phẩm.

- THN (Repayment): Các quy định, hướng dẫn theo dõi, kiểm tra tình hình trả nợ của KHDNL, đảm bảo các trường hợp trả nợ chậm được xác định và thu hồi

kịp thời, phát hiện và trình cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi nợ trước hạn trong

các trường hợp ảnh hưởng đến an toàn vốn cho VPBank.

- Tài liệu về TSBĐ (Collateral documents): Các quy định, hướng dẫn về lưu giữ hồ sơ TSBĐ, đảm bảo các tài liệu này được bảo quản một cách an toàn, chống

cháy, có cơ chế theo dõi việc di chuyển các tài liệu này và tần suất kiểm tra tại chỗ.

Kiểm tra, giám sát tín dụng KHDNL

VPBank cần thực hiện định kỳ, không hạn chế công tác kiểm tra và giám sát các khoản cấp tín dụng đối với KHDNL, do dặc thù các khoản lớn, nhiều biến động và nhu cầu của KH nên cần quản lý sát sao, bao gồm tối thiểu các vấn đề dưới đây:

- Kiểm tra tính tuân thủ: Đảm bảo các quy định, quy trình tín dụng được tuân thủ trong quá trình ra quyết định tín dụng/quản lý khoản vay; kiểm tra sự tuân thủ

các hạn mức đưa ra, kiểm tra tính phù hợp pháp luật của các giao dịch;

- Kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, tuân thủ các điều kiện tín dụng và việc thực hiện các điều khoản đã cam kết với VPBank;

- Kiểm tra, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng nhằm kiểm soát các rủi ro của khách hàng và kịp thời đưa ra các khuyến cáo, kiến nghị xử lý nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ;

- Kiểm tra dòng tiền, theo dõi ngày đến hạn thanh toán nghĩa vụ tín dụng của KH, nhắc nhở, yêu cầu KH thực hiện trả nợ đúng thời hạn, báo cáo ngay lập tực đến

cấp thẩm quyền trong trường hợp KH chậm hoặc không thực hiện nghĩa vụ cam kết.

- Kiểm tra đánh giá về việc nhận TSĐB và tình trạng, giá trị TSĐB cho các nghĩa vụ của khách hàng

3.2.4. Phát triển hệ thống thông tin rủi ro tín dụng toàn diện, đáng tin cậy

Mục đích hiện thực hóa các bước tiếp cận Hiệp ước vốn Basel III, VPBank cần nhanh chóng triển khai phát triển hệ thống thông tin RRTD KHDNL một cách minh bạch, đáng tin cậy. Đây là yếu tố then chốt để tính toán các giá trị, đặt ra ngưỡng cảnh báo RRTD từ đó có các biện pháp QTRR kịp thời. Hệ thống thông tin

- Thông tin phải được tập hợp kịp thời và được theo dõi liên tục theo thời gian, kể cả khi KHDNL không còn quan hệ tín dụng với VPBank;

- Việc cung cấp thông tin tín dụng ra ngoài hệ thống phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trong phạm vi thẩm quyền và tuân thủ quy định của VPBank Một trong 2 hệ thống thông tin QTRRTD VPBank cần gấp rút hoàn thiện là: - Hệ thống nhắc nợ tích hợp Thesys: VPBank xây dựng hệ thống nhắc nợ cho

tất cả các khoản vay đảm bảo rằng KHDNL được thông báo về khoản nợ trước khi

đến hạn

- Hệ thống cảnh bảo sớm (EWS): Nâng cao chất lượng kiểm soát NQH và hiệu quả của việc đánh giá KHDNL phát sinh nợ rủi ro tại VPBank thông qua việc

đánh giá định kỳ và quản lý DMTD KH sau cho vay

3.2.5. Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tập trung và chú trọng

phân tán

rủi ro tín dụng của danh mục khách hàng doanh nghiệp lớn

Bên cạnh việc xây dựng chiến lược QTRRTD, VPBank cần đặt ra các nguyên tắc cụ thể, rõ ràng hơn cho các HMRR tập trung tín dụng theo SPDV, KH, ngành, lĩnh vực kinh tế; HMRR tập trung bao gồm nhưng không giới hạn hạn mức cấp tín dụng cho một KH, nhóm KHLQ so với tổng dư nợ; HMRR tập trung tín dụng cho SPDV tín dụng, ngành, lĩnh vực kinh tế trên cơ sở tỷ trọng dư nợ của SPDV tín dụng, ngành, lĩnh vực kinh tế so với tổng dư nợ.

Quan trọng hơn cả là việc phân tán RRTD của danh mục KHDNL khi cơ cấu khoản cấp tín dụng của phân khúc này phần lớn tập trung ở các khoản trung dài hạn, đầu tư dự án lớn, ngành hoạt động kinh doanh BĐS và xây dựng chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất,....

VPBank cần thực hiện định kỳ rà soát, kiểm tra tính tuân thủ các khoản cấp tín dụng theo các HMRR tập trung đã được ban hành nhằm đảm bảo các giới hạn tín dụng, HMRR tập trung được tuân thủ đầy đủ và thiết lập cảnh báo sớm đối với các khoản cấp tín dụng có vấn đề, các giao dịch sát ngưỡng vượt HMRR tập trung.

KHLQ/ngành hàng/loại sản phẩm tín dụng,...) và các trường hợp vượt quá HMRR

Một phần của tài liệu 1261 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97)