1 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tíndụng khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 1261 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 102)

3.2.1 . Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn lớn

khoa học và hiệu quả

VPBank xây dựng chiến lược QTRRTD nhằm thực hiện đúng định hướng đã đề ra, hạn chế tối đa các RRTD phát sinh và tăng cường phát triển kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận của NHTM, chuyển dần việc QTRR sang quá trình tích cực hơn bằng việc đo lường và bảo hiểm rủi ro, chia sẻ rủi ro vừa đảm bảo tối đa hóa giá trị của VPBank vừa tối thiểu hóa rủi ro

Chiến lược QTRRTD KHDNL của VPBank phải đảm bảo tối thiểu và không giới hạn các vấn đề sau:

- Thị trường mục tiêu và mức độ đa dạng hóa/tập trung của danh mục KHDNL;

- Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục tiêu theo ngành, lĩnh vực kinh tế;

- Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp RRTD trong phương pháp tính lãi suất, định giá sản phẩm tín dụng (pricing) theo mức độ RRTD của KHDNL; - Nguyên tắc áp dụng các biện pháp giảm thiểu RRTD (bao gồm cả thẩm

quyền phê duyệt các biện pháp giảm thiểu RRTD) .

Việc thực hiện chiến lược QTRRTD KHDNL của VPBank là xuyên suốt trong quá trình tiếp cận KH, lập HSTD, thẩm định, phê duyệt và QTRR và được ghi nhận bởi hệ thống quy định QTRRTD bao gồm nhưng không hạn chế các quy định về CSTD của VPBank đối với KHDNL. Chiến lược QTRRTD phải được rà soát định kỳ tối thiểu hàng năm và chỉnh sửa sao cho phù hợp với tình hình thực tế và chiến lược phát triển kinh doanh của VPBank trong từng thời kỳ

Một trong những mô hình trọng điểm của chiến lược QTRRTD KHDNL tại VPBank là mô hình tổn thất tín dụng dự kiến ECL, bao gồm các giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Xác định DPRR tính toán tại thời điểm báo cáo, tính tổn thất dự kiến trong 12 tháng (tổn thất tín dụng phát sinh từ rủi ro vỡ nợ có thể xảy ra trong vòng 12 tháng tiếp theo), khi ghi nhận doanh thu lãi, sử dụng lãi suất thực trên giá trị ghi sổ gộp

Giai đoạn 2: quản trị DMTD KHDNL dựa trên việc tính toán tổn thất tín dụng dự kiến trọn đời, sau giai đoạn 1, tổn thất tín dụng sẽ gia tăng đáng kể sau ghi nhận ban đầu (bất kể là RRTD theo nhóm hay riêng lẻ), VPBank sẽ tính toán ghi nhận doanh thu lãi dựa trên việc sử dụng lãi suất thực hiện giá trị ghi sổ gộp.

Giai đoạn 3: sau khi đã ước tính tổn thất tín dụng dự kiến tại giai đoạn 2, VPBank đánh giá khả năng suy giảm tín dụng, từ đó ghi nhận doanh thu lãi dựa trên lãi suất thực trên giá trị phân bổ (giá trị ghi sổ gộp trừ DPRR)

Một phần của tài liệu 1261 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 102)