Đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu 1261 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 108)

Nhanh chóng đưa ra các biện pháp ổn định nền kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô phát triển ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng, tác động tích cực tới hoạt động của các TCTD trong cả nước, trong đó có VPBank. Nền kinh tế tăng trưởng tốt góp phần thúc đẩy hoạt động của NHTM, tăng tốc độ cấp tín dụng, phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng, giảm tỷ trọng nợ xấu, ổn định kinh doanh,... từ đó tạo khả năng tích luỹ, tập trung nguồn lực cho việc tái cơ cấu và triển khai mô hình, hoạt động của VPBank theo Hiệp ước vốn Basel III

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật Quốc gia: hệ thống thông tin tín dụng, hệ thống XHTD độc lập dành cho KHDN

Để hỗ trợ các NHTM trong quá trình hoàn thiện theo Hiệp ước vốn Basel II, tiến tới Basel III trong tương lai gần, Chính Phủ cần đưa ra các đề án hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin tín dụng, theo khuyến nghị của Basel, ngoài hệ thống XHTD

lập. Các tổ chức XHTD độc lập đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin RRTD đầu vào cho NHTM để lượng hóa RRTD và đưa ra các biện pháp QTRRTD phù hợp nhất. Hiện nay ở Việt Nam đã có một số tổ chức thực hiện vấn đề này, tuy nhiên vẫn còn yếu kém và nguồn thông tin chưa có chất lượng toàn diện.

Xây dựng và phát triển nguồn cơ sở dữ liệu Quốc gia về các doanh nghiệp lớn, và tỷ trọng các ngành kinh tế

Chính Phủ Việt Nam cần xây dựng được một hệ thống thông tin Quốc gia đầy đủ, minh bạch và công khai. Dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, tổng hợp dữ liệu từ các TCTD, sàng lọc theo tiêu chí cụ thể về KHDNL, hệ thống này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho NHTM sử dụng và khai thác hiệu quả thông tin, tăng năng suất hoạt động, giảm chi phí tìm kiếm, ví dụ: ngành kinh tế phát triển nhất, chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất, tiềm ẩn nhiều RRTD nhất,...

Một phần của tài liệu 1261 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 108)