Thứ nhất, quy trình cấp tín dụng còn bất cập
Đơn vị kinh doanh của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay do đó nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công tác chưa cao. Việc bộ phận tín dụng vừa là người đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích khách hàng để trình duyệt thường kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng do: Bộ phận tín dụng thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ. Cán bộ tín dụng tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên đôi khi
có thể nảy sinh sự thông đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng dẫn đến khai tăng nhu cầu vốn để vay hộ, vay ké hoặc khách hàng mua chuộc cán bộ tín dụng để vay đuợc tiền ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ huớng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dung liên quan đến khách hàng nhu pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo. Với khối luợng công việc lớn nhu vậy lại chịu áp lực về thời gian trả lời khách hàng đúng quy định, dẫn đến cán bộ tín dụng khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, dẫn đến tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của khách hàng.
Chất luợng tín dụng chua đuợc coi trọng đúng mức, việc tuân thủ quy trình tín dụng chua nghiêm (thẩm định sơ sài, hồ sơ tài sản thế chấp chua đầy đủ yếu tố pháp lý), một số cán bộ tín dụng khi quyết định cho vay còn dựa trên yếu tố chủ quan về tài sản bảo đảm tiền vay, coi trọng yếu tố này mà chua coi trọng đến hiệu quả của phuơng án, dự án vay vốn. Một bộ phận cán bộ tín dụng yếu về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, chua theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, trong thẩm định và quyết định cho vay vẫn để xảy ra tình trạng cho vay vuợt khả năng thanh toán của khách hàng vay vốn. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chua thuờng xuyên, việc kiểm tra sau khi cho vay chua đuợc coi trọng nhu là một tất yếu của quy trình cho vay, từ đó dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
Thứ hai, việc xây dựng báo cáo, đo luờng RRTD chua có tính đồng bộ
Về hệ thống chỉ tiêu phân tích, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm hoạt động riêng của mình. Hệ thống các chỉ tiêu chấm điểm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống các chỉ tiêu hiện tại vẫn còn chua phản ánh đuợc
những đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt.
Khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, bên cạnh đó lại chưa có các bộ chỉ tiêu chuẩn vê từng ngành, do đó không đưa ra được các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng do cán bộ tín dụng thường cho điểm không chính xác các chỉ tiêu đánh giá ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Phương pháp xếp hạng còn mang tính chủ quan, phương pháp đánh giá hiện tại của ngân hàng đang áp dụng là phương pháp xếp hạng, trong đó cán bộ tín dụng là người trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm đối với từng chỉ tiêu đánh giá theo hướng dẫn cho điểm của Hội sở đã ban hành. Hiện tại một số chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất định tính, dựa trên sự đánh giá của cán bộ tín dụng trực tiếp quản trị. Phương pháp này đòi hỏi cán bộ xếp hạng tín dụng phải am hiểu được tất cả các nội dung đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng và đưa ra đánh giá mang tính chủ quan với các chỉ tiêu này. Cơ chế xếp hạng này chủ yếu được thực hiện thủ công bởi các cán bộ tín dụng và được lãnh đạo tín dụng phê duyệt nên kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng không đảm bảo tính chính xác cao, dễ bị can thiệp bởi người thực hiện, đồng thời không tạo được cơ sở dữ liệu tích luỹ, phục vụ cho việc tính toán các tham số rủi ro trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.
Ngoài ra, nguồn tin sử dụng trong công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng còn hạn chế do hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có thông tin về các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành nên việc phân tích xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chính bản thân ngân hàng khi thực hiện xếp hạng tín dụng cũng phải tự tổng hợp số liệu từ các khách hàng của mình, cộng thêm kinh nghiệm của các chuyên gia
để đưa ra số liệu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá khách hàng. Các thông tin chuyên ngành mà các cán bộ trực tiếp đánh giá xếp hạng thu thập từ nhiều nguồn: Internet, doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranhngân hàng chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho việc phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thứ ba, chiến lược quản trị RRTD chưa thống nhất với chiến lược dài hạn của ngân hàng
Khối quản lý rủi ro hàng tháng đều họp và đưa ra những chiến lược tín dụng cho ngân hàng, tuy nhiên những chiến lược này đưa ra trong thời gian ngắn, chưa xuyên suốt quá trình hoạt động của ngân hàng, nhất là đối với những mục tiêu dài hạn của ngân hàng. Việc lập báo cáo do phòng quản trị RRTD lập thường là những báo cáo ngắn hạn, chưa có những báo cáo dài hạn để phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, báo cáo về RRTD được ngân hàng lập tại từng thời điểm: cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng. Tại mỗi thời điểm ngân hàng có thể đánh giá được mức độ RRTD tại thời điểm đó nhưng khó có thể dự báo được mức độ RRTD trong tương lai. Chính vì vậy mà OCB Thanh Hóa hiện nay chưa xây dựng được một chiến lược quản trị rủi ro trong dài hạn.
Thứ tư, các bộ phận, phòng ban liên quan tới quản trị RRTD chưa nắm vững qui trình xử lý khi xảy ra RRTD
RRTD có thể xảy ra bất chợt, vì thế các nhân viên, bộ phận liên quan phải nhanh nhạy, nắm chắc quy trình thực hiện để khi ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng RRTD có thể giải quyết nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, các nhân viên ở phòng quản lý RRTD là bộ phận trực tiếp có liên quan tới việc xử lý khi ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng thì cũng chưa nắm vững được qui trình xử lý.