1.2.4.1. Nhận diện rủi ro
Nhận diện rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay, từ đó thống kê các dạng RRTD, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD. Để nhận diện rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề. Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân RRTD, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro.
Về phía ngân hàng: RRTD được thể hiện qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng rủi ro.
về phía khách hàng: Khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả nợ, tình hình tài chính xấu, nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra.
1.2.4.2. Đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi đã nhận biết được rủi ro, có thể sử dụng nhiều mô hình rủi ro để đo lường RRTD.
(1) Mô hình định tính về RRTD
Mô hình 6C: Mô hình định tính không lượng hóa bằng con số mà chỉ phản ánh tính chất, đặc điểm của khách hàng. Các tiêu chí này được thể hiện rõ nét thông qua mô hình 6C: Tư cách khách hàng (Character); Năng lực khách hàng (Capacity); Thu nhập của khách hàng; Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions); Kiểm soát (Control).
Mô hình này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, tuy nhiên việc thực hiện phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.
(2) Mô hình định lượng về RRTD:
* Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB
Năm 2004, Ủy ban Basel đã xây dựng hiệp định mới về “Tiêu chuẩn vốn quốc tế” - mà chúng ta gọi là Basel II. Theo đó, các ngân hàng sẽ sử dụng mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng.
EL = PD x LGD x EAD - EL: Tổn thất dự kiến
Aaa - LGD: Tỷ trọng số dư rủi ro của ngân hàng sẽ bị tổn thất khi kháchChât lượng cao nhât hàng không trả được nợ.
- EAD: Số dư nợ vay của khách hàng/ngành khi vỡ nợ
Với PD, LGD và EAD, hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. Và cũng nhờ PD, LGD và EAD, hàng trăm, hàng chục các nhân tố có tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dụng cấp cho họ đã được tóm tắt, phản ánh chỉ qua ba cấu phần rủi ro đó.
* Mô hình điểm số “Z” do E.I. Altman (2001) hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay, cách tính như sau:
Z= 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5
Trong đó:
X1= tỷ số “vốn lưu động ròng /tổng tài sản” X2 = tỷ số “lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản”
X3 = tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi /tổng tài sản” X4 = tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trịghi sổ của nợ dài hạn” X5 = tỷ số “Doanh thu/tổng tài sản”
Trị số Z càng cao người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Điểm số Z là thước đo tổng hợp về xác suất vỡ nợ của khách hàng. Theo mô hình này tất cả các công ty có chỉ số Z nhỏ hơn 1,81 được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao, ngân hàng sẽ không cho vay nếu công ty có chỉ số Z nhỏ hơn 1,81 cho đến khi công ty cải thiện được chỉ số Z.
Mô hình điểm số Z có kỹ thuật đo lường tương đối đơn giản. Tuy nhiên mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Trong khi đó, yếu tố thị trường không được xét đến, đặc biệt là điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính thay đổi liên tục như hiện nay.
* Mô hình xếp hạng Moody’s
Baa Chât lượng vừa Ba Nhiều yếu tô đầu cơ
B Đầu cơ
Caa Chât lượng kém Ca Đầu cơ có rủi ro cao
(Standard & Poor’s) sau đó thâp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vôn cao. Trong đó, chứng khoán (khoản cho vay) trong 4 loại đầu thì ngân hàng nên đầu tư (cho vay), còn các chứng khoán (khoản cho vay) bên dưới xếp hạng
thâp hơn thì ngân hàng không đầu tư (không cho vay). Nhưng thực tế vì phải xem xét môi quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy được xếp hạng thâp (rủi ro không hoàn vôn cao) nhưng lại có lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng châp nhận đầu tư vào các loại
chứng khoán (khoản cho vay) này.
Theo xếp hạng tín nhiệm của Moody’s các khoản vay được xếp thành 9 hạng tín nhiệm theo chât lượng giảm dần, trong đó 4 hạng đầu ngân hàng nên
1.2.4.3. Quản lý rủi ro
Sau khi xác định, phân tích và hình thành các chỉ tiêu đo luờng, rủi ro cần phải đuợc theo dõi thuờng xuyên. Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro đuợc thể hiện nhu sau:
- Xây dựng chiến luợc quản lý rủi ro: Ngân hàng cần xác định tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đua ra chiến luợc quản lý rủi ro phù hợp.
- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro: Chính sách quản lý RRTD là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng, với những huớng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các buớc cụ thể trong quá trình cấp tín dụng. Chính sách quản lý RRTD cũng quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
- Quản lý danh mục cho vay: Ngân hàng phải thuờng xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Để hoạt động quản lý RRTD hiệu quả, các ngân hàng cần xây dựng một hệ thống tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kỳ và đặc biệt.
- Phân tán rủi ro: Ngân hàng phải thực hiện phân tán rủi ro bằng việc cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đối tuợng khách hàng nhằm tránh những tổn thất cho ngân hàng thuơng mại.
1.2.4.4. Kiểm soát và xử lý rủi ro
Kiểm soát RRTD là một nội dung quan trọng trong quản trị RRTD và đuợc thực hiện song hành với hoạt động quản lý rủi ro nhằm hai mục đích chính là: một là phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng; hai là đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cán bộ trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tiếp thu và triển khai các chiến luợc, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả.
Kiểm soát RRTD bao gồm 3 hoạt động:
Kiểm soát trước khi cho vay: Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính dầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của , ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết.
Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống tài sản bảo đảm, thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay.
Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng để rút kinh nghiệm cho những năm tới.
Xử lý rủi ro: Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ để giải quyết. Bộ phận này sẽ thực hiện ra soát khoản vay, lập phương án gặp gỡ khách hàng để tìm hướng khắc phục thông qua các hình thức:
- Xử lý khai thác là hình thức cho vay thêm, bổ sung tài sản bảo đảm, thực hiện khoanh nợ, xóa nợ,
- Xử lý thanh lý là hình thức xử lý nợ tồn đọng (bao gồm có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm), thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán nợ, sử dụng dự phòng rủi ro và sự trợ giúp của chính phủ.
Xử lý rủi ro phải tuân thủ các nguyên tắc nhu: thực hiện theo quy định của pháp luật, mỗi khoản vay đuợc sử dụng nhiều biện pháp xử lý RRTD, đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng thu hồi tiền vốn, lãi và các tài sản. Khi cần thiết thì cần phải xử lý rủi ro thông qua cơ quan pháp luật. Ngoài ra cần xây dựng bộ phận xử lý, thẩm quyền xử lý, chế độ làm việc của bộ phận xử lý RRTD đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả.