Thứ nhất, các yếu tố pháp lý. Hệ thống luật pháp, văn bản nhà nước bản hành liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại. Do vậy, môi trường pháp lý ảnh hưởng không ít đến hiệu quả quản trị RRTD của ngân hàng thương mại. Hành lang pháp lý rộng hay hẹp đồng nghĩa với khả năng tự chủ của ngân hàng cao hay thấp. Hệ thống pháp luật hiện nay chưa hoàn thiện, còn nhiều chồng chéo gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động của ngân hàng.
Thứ hai, các yếu tố kinh tế. Là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội tác động lên hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đối mặt với sự thay đổi thất thường trên tầm vĩ mô của nền kinh tế, chính là thách thức đặt ra cho
ngân hàng. Môi trường kinh tế phản ánh qua chu kỳ kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô từng thời kỳ. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng sẽ tăng trưởng và ít rủi ro hơn. Ngược lại, nếu nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái mất ổn định thì hoạt động tín dụng sẽ gặp rủi ro cao, biểu hiện ở khía cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thu hẹp, không hiệu quả, nhiều khách hàng bị thua lỗ, phá sản, mất khả năng trả nợ ngân hàng. Do vậy, hoạt động quản trị RRTD linh hoạt và hiệu quả với từng thời kỳ sẽ giúp ngân hàng hoạt động tốt.
Thứ ba, các yếu tố từ phía khách hàng vay vốn. Đối với các doanh nghiệp kinh nghiệm và năng lực kinh doanh đang còn ờ trình độ thấp, thì hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt được thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Khi được vay vốn kinh doanh thì dự án này sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Như vậy RRTD đối với ngân hàng sẽ rất lớn. Nhân tố không lành mạnh từ phía khách hàng là việc khách hàng lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, trốn tránh trách nhiệm uỷ quyền và bảo lãnh. Khi mà khách hàng lừa đảo họ lợi dụng các điểm yếu và kẽ hở của ngân hàng. Họ lập các phương án kinh doanh giả, cùng các giấy tở thế chấp giả mạo hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ. Do vậy, nhân tố khách hàng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động quản trị RRTD của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về RRTD: khái niệm về RRTD ngân hàng, phân loại RRTD, quy trình quản trị RRTD, nguyên nhân gây ra RRTD, những thiệt hại do RRTD, các mô hình đo lường RRTD, mục tiêu và chính sách tín dụng. Qua cơ sở lý luận trên tác giả sẽ nghiên cứu, tìn hiểu thực trạng của quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Phương Đông, chi nhánh Thanh Hóa một cách khoa học hơn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG,
CHI NHÁNH THANH HÓA
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG, CHI NHÁNH THANH HÓA
2.1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0061/NH - GP ngày 13/04/1996 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với phương châm hoạt động là phát triển theo mô hình hiện đại hướng tới khách hàng, hiệu quả và bền vững, OCB luôn đẩy mạnh xây dựng một tập thể cán bộ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, năng động, hiểu rõ nhu cầu từng đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thiết thực, tối ưu hoá các giá trị cho khách hàng và nhà đầu tư, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội.
Ngày 26/12/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Thanh Hóa đã có công văn số 1206/THH-TTGSNH về việc khai trương hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Đông, chi nhánh Thanh Hóa dựa trên văn bản số 04/CV-OCBTH, ngày 23/12/2011 của Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương đông, chi nhánh Thanh Hóa, báo cáo về việc đáp ứng điều kiện hoạt động của chi nhánh.
Ngân hàng TMCP Phương Đông, chi nhánh Thanh Hóa có mã số thuế 0300852005-042 được cấp vào ngày 21/12/2011, cơ quan Thuế đang quản lý: Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá
Địa chỉ của chi nhánh tại: Lô số 06 - 07 Khu nhà Thương mại, Phố Phan Chu Trinh, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.
ngân hàng cấp I, hạng I trực thuộc Ngân hàng TMCP Phương Đông với đội ngũ cán bộ là 36 người, được đánh giá là một trong những ngân hàng thương
mại lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một
ngân hàng hiện đại. Trải qua gần 7 năm xây dựng và trưởng thành chi nhánh đã phát triển thêm 01 phòng giao dịch nâng tổng số điểm giao dịch của chi nhánh lên 02.
Chi nhánh cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của chi nhánh trên thị trường tài chính nội địa.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Phương Đông, chi nhánh Thanh Hóa gồm có một Giám Đốc và 02 Phó Giám Đốc phụ trách ba mảng công việc khác nhau. Bộ máy tổ chức của chi nhánh được bố trí thành 7 phòng ban. - Phòng tín dụng: với chức năng là thực hiện cho vay và đầu tư các dự
án đối với các doanh nghiệp nhằm đem lại kết quả kinh doanh có lãi.
- Phòng kiểm tra - kiểm soát nội bộ: chức năng của phòng là kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà Nước, giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà Nước, về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
- Phòng hành chính nhân sự: xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám Đốc chi nhánh phê duyệt. Làm công tác tham
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch năm 2017/2016 2015 (tỷ đồng) 2016 (tỷ đồng) 2017 (tỷ đồng) Mức tăng (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Mức tăng (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Tổng tài sản 412 521 672 109 26,47 151 28,98 cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng kinh doanh ngoại hối: khai thác ngoại tệ hợp lý về giá cả, đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, cho vay xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ.
- Phòng kế toán ngân quỹ: trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của chi nhánh xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính quỹ tiền luơng của chi nhánh và trình Ngân hàng TMCP Phuơng Đông phê duyệt.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: nhiệm vụ chính của phòng là tìm kiếm khách hàng mới, huy động vốn và lập báo cáo thống kê kế hoạch định kỳ theo quy định của Ngân hàng TMCP Phuơng Đông, Ngân hàng Nhà nuớc.
- Phòng dịch vụ: phát hành thẻ ATM, trả luơng qua thẻ, lắp đặt máy POS để thanh toán hàng hóa và dịch vụ và các dịch vụ khác nhu: thanh toán cuớc phí điện thoại, tiền điện, tiền nuớc hàng tháng.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn từ năm 2015-2017 tình hình kinh tế xã hội có nhiều diễn biến phức tạp ảnh huởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên với những nỗ lực của toàn bộ cán bộ cán bộ công nhân viên và những lợi thế sẵn có Ngân hàng TMCP Phuơng Đông, chi nhánh Thanh Hóa đã đua ra các chiến luợc kinh doanh phong phú và đa dạng phù hợp với những biến đổi của thị truờng để cải thiện kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Đông, chi nhánh Thanh Hóa
Tổng dư nợ 254 309 417 55 21,65 108 34,95 Lợi nhuận
trước thuế 2,96
2,8
Phương Đông giai đoạn năm 2015 - 2017 đã có sự thay đổi lớn về tổng tài sản và vốn điều lệ. Về tổng tài sản, năm 2017 là 612 tỷ đồng, đánh dấu bước đột phá khi tăng 28,98% so với năm 2016 (521 tỷ đồng), trước đó, năm 2016 tăng 26,47% so với năm 2015 (412 tỷ đồng).
Cũng trong xu hướng đó, quy mô tín dụng của OCB Thanh Hóa có sự cải thiện đáng kể. Tổng huy động năm 2017 là 486 tỷ đồng, tăng 5,19% so với năm 2016 (462 tỷ đồng), trước đó, năm 2016 tăng 26,57% so với năm 2015 (365 tỷ đồng). Về tổng dư nợ, năm 2017 là 417 tỷ đồng, tăng 34,95% so với năm 201 6 (309 tỷ đồng). Năm 2016 tăng 21,65% so với năm 2015 (254 tỷ đồng).
Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế có sự thay đổi lớn trong giai đoạn 2015 - 2017. Lợi nhuận trước thuế năm 2016 là 2,81 tỷ đồng, giảm 5,07% so với năm 2015 (2,96 tỷ đồng). Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế năm 2017 là 5,09 tỷ đồng, tăng 81,14% so với năm 2016.
Như vậy, các chỉ số phản ánh kinh doanh của OCB Thanh Hóa trong giai đoạn 2015 - 2017 rất khả quan. Có thể thấy chính sách kinh doanh của ngân hàng vẫn thể hiện được sự hiệu quả qua tình hình kinh doanh các năm, tuy nhiên trong giai đoạn 2015 - 2017 đã có sự cẩn trọng hơn trong việc chọn lọc chiến lược kinh doanh. Tăng trưởng nhưng chú trọng hơn đến công tác an toàn và quản trị rủi ro.