2.1.1. Mức độ đạt mục tiêu
- Với việc điều hành hợp lý chính sách tiền tệ, lạm phát trong giai đoạn 2013-2016 ở mức thấp nhất trong 10 năm gần đây. Lạm phát cơ bản theo xu hướng giảm và ổn định, chủ yếu dao động trong khoảng 4-6%, đặc biệt là năm 2015 lạm phát chỉ ở mức 0,63% (thấp nhất trong 15 năm).
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
♦ Chỉ số lạm phát (%)
Biểu đồ 2.1. Chỉ số lạm phát giai đoạn 2006-2016
Nguồn: Tổng Cục Thống kê [13]
Lạm phát ổn định góp phần quan trọng duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lãi suất, ổn định thị trường tài chính tiền tệ, nâng cao niềm tin vào tiền đồng và môi trường đầu tư của Việt Nam, thúc đẩy tăngtrưởng bền vững. Sự
ổn định kinh tế vĩ mô do kiểm soát được lạm phát đã được các tổ chức quốc tế uy tín như Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới đánh giá cao.
Ngoài ra, với xu hướng ổn định lạm phát trong giai đoạn vừa qua, kỳ vọng lạm phát đã được ổn định và neo khá vững. Giai đoạn 2013-2016, Chính phủ điều chỉnh tăng giá mạnh một loạt các mặt hàng Nhà nước quản lý giá như dịch vụ y tế, giáo dục theo lộ trình tự do hóa giá cả các mặt hàng này; đồng thời giá xăng dầu cũng tăng liên tục trong các năm 2013-2014 và chỉ bắt đầu giảm mạnh từ cuối năm 2014 theo xu hướng thế giới. Đây là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đối với đời sống của đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, việc Chính phủ điều chỉnh tăng giá các mặt hàng này trong giai đoạn qua đã không xảy ra hiện tượng tăng giá ồ ạt theo tâm lý như đã từng diễn ra trong các giai đoạn trước. Điều này phản ánh lạm phát kỳ vọng đã được kiểm soát ổn định, lòng tin của người dân vào khả năng kiểm soát lạm phát của Chính phủ nói chung và NHNN nói riêng đã tăng lên, đồng thời cũng cho thấy hiệu quả của công tác truyền thông mà NHNN sử dụng trong việc triển khai các biện pháp chính sách với muc tiêu cuối cùng là ổn định lạm phát.
- Tăng trưởng kinh tế hồi phục dần sau khi giảm xuống mức đáy 5,25% vào năm 2012.Tăng trưởng GDP có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, từ 5,42% năm 2013 đạt 6,68% năm 2015 (đỉnh từ sau năm 2008) và chững lại ở mức 6,21% năm 2016. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế giai đoạn này vẫn thấp hơn giai đoạn trước do lạm phát giai đoạn này ở mức thấp và nền kinh tế chưa hồi phục sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 [13].
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2013-2016 gặp rất nhiều khó khăn. Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra năm 2008,
những thách thức mới từ xu thế toàn cầu hóa cộng với những yếu kém nội tại của nền kinh tế và bản thân hệ thống ngân hàng đã rõ nét hơn. Chất lượng tài sản thấp, nợ xấu tăng nhanh trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại, sản xuất kinh doanh đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng. Cơ cấu thu nhập chưa đa dạng, chủ yếu từ vào hoạt động tín dụng và có nguy cơ suy giảm mạnh khi rủi ro tín dụng tăng cao. Nhiều NHTM gặp khó khăn về thanh khoản, trong đó có không ít TCTD tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ, gây mất an toàn hệ thống và đe dọa an ninh tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô [4].
Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng một cách toàn diện, triệt để, vừa đáp ứng những yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa đảm bảo cho hệ thống ngân hàng phát triển một cách an toàn, hiệu quả và bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình tái cơ cấu này được đánh giá là phức tạp hơn và mức độ ảnh hưởng sâu rộng hơn nhiều so với những lần trước, đòi hỏi phải có những biện pháp chính sách quyết liệt nhưng thận trọng, bảo đảm hài hòa lợi ích của tổng thể nền kinh tế mà vẫn đạt được mục tiêu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo hướng an toàn, lành mạnh hơn.
Trên cơ sở quan điểm và định hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, NHNN đã kịp thời đưa ra quyết sách chiến lược phù hợp để tái cơ cấu các TCTD. Trong đó, thành công nổi bật là đảm bảo được tính thanh khoản của hệ thống, không để xảy ra đổ vỡ, tạo dựng sự ổn định trong hệ thống, từ đó hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô. Ba nhóm mục tiêu quan trọng khác đó là mua bán, sáp nhập các TCTD; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu; cơ cấu lại hoạt động và quản trị đã đạt được những kết quả ban đầu nhưng cần có thời gian và những giải pháp để tiếp tục giải quyết triệt để. Một điểm mới trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng chính là việc thành lập công ty mua bán nợ VAMC và các
hành lang pháp lý cho việc xữ lý nợ xấu đã từng bước được ban hành, tạo cơ sở cho việc đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu ở các giai đoạn sau của tái cơ cấu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại, như năng lực cạnh tranh và quản trị, điều hành của nhiều TCTD chưa được cải thiện nhiều, nhất là trong việc áp dụng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, một số giải pháp còn mang tính tình thế đặc biệt là xử lý nợ xấu vẫn còn chậm, chưa thực chất do vướng mắc cả về thể chế và mô hình. Bên cạnh đó, dù đã xử lý các TCTD yếu kém, song sở hữu chéo trong hệ thống vẫn thiếu minh bạch, vốn điều lệ ở một số ngân hàng cổ phần không phản ánh đúng thực chất, dẫn đến nguy cơ chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng.
2.1.2. Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ
2.1.2.1. Phối hợp giữa các công cụ chính sách tiền tệ trực tiếp và các công cụ gián tiếp
Trong giai đoạn 2013-2016, NHNN đã kết hợp hài hòa các công cụ CSTT trực tiếp và các công cụ gián tiếp để kiểm soát lượng cung tiền, tín dụng theo những mục tiêu đã đặt ra. Lạm phát trong giai đoạn này tăng chậm lại và ổn định trong tầm kiểm soát của NHNN, chủ trương điều hành của NHNN chuyển sang linh hoạt hơn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý nhưng vẫn phải kiểm soát được áp lực của lạm phát. Để làm được điều này, các công cụ CSTT gián tiếp như OMOs, tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu đã được nới lỏng dần so với giai đoạn trước đó như NHNN đa dạng hóa trở lại các kỳ hạn chào mua GTCG khi thanh khoản thị trường thiếu hụt với lãi suất chào mua chỉ còn 5%/năm so với mức 14%/năm cuối năm 2011. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu giai đoạn này được duy trì ổn định ở mức khoảng 6,5%/năm và 4,5%.năm so với các mức tương ứng 15%/năm và 13%/năm cuối năm 2011 [5].
Để kiểm soát lượng cung tiền, tín dụng phù hợp với việc kiểm soát áp lực lạm phát. NHNN đã thực hiện song song một số biện pháp như: (i) Cung tiền mua một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhưng kịp thời trung hòa lượng thanh khoản dư thừa qua phát hành tín phiếu NHNN trên thị trường mở. (ii) Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng thông qua xác định và phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa cho các TCTD, khuyến khích các TCTD tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao hiệu quả tín dụng.
2.1.2.2. Phối hợp giữa chính sách tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ
Giai đoạn 2013-2016, NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá theo cơ chế thả nổi có điều tiết, hàng ngày công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh linh hoạt hàng ngày với mức điều chỉnh nhỏ và khá ổn định, trung bình mỗi năm chỉ tăng nhẹ từ 1-2%.
Song song với việc điều chỉnh linh hoạt tỷ giá, NHNN thực hiện các biện pháp mua, bán ngoại tệ can thiệp thị trường khi cần thiết, kết hợp giữa điều hành tỷ giá với các công cụ chính sách tiền tệ để giảm áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ, duy trì chênh lệch giữa lãi suất VND và USD để đảm bảo việc nắm giữ VND có lợi hơn so với USD, khuyến khích doanh nghiệp và người dân chuyền từ nắm giữ USD sang VND, phát hành tín phiếu NHNN trên thị trường mở để hút tiền về, hạn chế áp lực đầu cơ tỷ giá. Ví dụ như việc quy định trần lãi suất tiền gửi USD đối với tổ chức và bổ sung quy định trần lãi suất tiền gửi USD đối với cá nhân, đồng thời, điều chỉnh giảm dần trần lãi suất này (lãi suất còn 0%/năm, áp dụng đối với tổ chức từ 28/9/2015 [9], đối với cá nhân từ 18/12/2015 [10] ).Những biện pháp kết hợn này góp phần bảo đảm cung cầu ngoại tệ, ổn định tỷ giá, giảm thiểu tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
giao dịch (tỷ đồng) giao dịch (phiên) quân/phiên (tỷ đồng/phiên) viên trúng thầu (lượt)
2.1.2.3. Phối hợp giữa các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp
Trong những năm qua, các công cụ CSTT gián tiếp được NHNN sử dụng rất hài hòa và đồng bộ, ví dụ như việc điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đồng loạt giảm, đa dạng hóa trở lại các kỳ hạn chào mua GTCG. Những biện pháp này đã góp phần kiểm soát lượng cung tiền, tín dụng theo mục tiêu đã đặt ra.
Ngoài ra, để đảm bảo sự ổn định của hệ thống, hỗ trợ tích cực cho chương trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD, NHNN đã thực hiện triển khai nghiệp vụ tái cấp vốn áp dụng với các TCTD sử dụng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, tạo điều kiện cho hoạt động mua, bán nợ xấu giữa VAMC và các TCTD. NHNN đã ban hành Thông tư 20/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 và Thông tư số 18/2015/TT-NHNN ngày 22/10/2015 quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC. Theo đó, NHNN thực hiện tái cấp vốn đối với TCTD nhằm hỗ trợ nguồn vốn trong quá trình xử lý nợ xấu do Thống đốc NHNN quyết định căn cứ vào mục tiêu điều hành CSTT; mức tái cấp vốn do Thống đốc NHNN quyết định căn cứ vào mục tiêu điều hành CSTT, tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt, kết quả trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và kết quả xử lý nợ xấu nhưng không vượt quá 70% tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt. Riêng đối với TCTD đang thực hiện phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt, mức tái cấp vốn do Thống đốc NHNN quyết định từng trường hợp cụ thể nhưng không vượt quá 100% tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt.
2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ GIAIĐOẠN 2013-2016 ĐOẠN 2013-2016
2.2.1. Doanh số, cơ cấu và tần suất giao dịch nghiệp vụ thị trường mở
2.2.1.1. Doanh số, cơ cấu giao dịch nghiệp vụ thị trường mở
Giai đoạn từ năm 2013-2016, OMOs tiếp tục là công cụ chủ yếu giúp NHNN điều tiết tiền tệ và ổn định lãi suất thị trường. Trong điều
kiện thanh khoản VND của các TCTD cải thiện và có dư thừa, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm so với giai đoạn trước do tăng trưởng tín dụng đã được kiểm soát theo mục tiêu, thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định, người dân có xu hướng chuyển sang nắm giữ VND, tạo điều kiện cho NHNN đưa tiền ra mua lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối, theo đó, NHNN đã điều hành linh hoạt OMOs theo cả 2 chiều mua/bán GTCG hàng ngày nhằm góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định tỷ giá. Trong điều kiện các kênh hút tiền về hạn chế, NHNN đã sử dụng công cụ chào bán tín phiếu NHNN trên thị trường mở để hút tiền từ các TCTD có dư thừa với kỳ hạn đa dạng nhưng chủ yếu là 14 và 28 ngày. Mặt khác, do hệ thống các TCTD đang trong quá trình tái cơ cấu nên để đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống, hàng ngày, NHNN thực hiện chào mua GTCG với kỳ hạn ngắn (chủ yếu 7 ngày) để phát tín phiếu hiệu ổn định thị trường tiền tệ và sẵn sàng hỗ trợ vốn của NHNN, lãi suất chào mua GTCG cũng được điều chỉnh giảm dần từ 14% xuống và duy trì ở mức 5%/năm, qua đó góp phần ổn định tâm lý và lãi suất trên thị trường tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng M2, tín dụng theo đúng định hướng.
2015 636.840 388 1641 1023
Năm 2000 2001 2002-2003 2004 đến 2006 2007 đến 2011 2012 đến nay Định kỳ GÕ 1 ~2 ~3 GG G
giao dịch ngày/phiên phiên/tuần phiên/tuần phiên/tuần phiên/ngày phiên/ngày
Có thể thấy, doanh số giao dịch OMOs có xu hướng tăng dần trong những năm qua. Từ năm 2013 đến năm 2016, doanh số giao dịch đã tăng 1,85 lần trong khi xét trên yếu tố số phiên giao dịch những năm qua khá ổn định (khoảng trên dưới 400 phiên/năm), dẫn đến doanh số bình quân 1 phiên cũng có xu hướng tăng qua các năm (cá biệt có phiên doanh số giao dịch lên tới hơn 16.000 tỷ đồng). Điều này chứng tỏ OMOs ngày càng đóng vai trò quan trọng tác động đến tổng lượng tiền trong nền kinh tế.
Ngược lại với chỉ tiêu doanh số giao dịch, chỉ tiêu số lượt thành viên trúng thầu lại theo xu hướng giảm dần. Điều này là do doanh số bình quân mỗi phiên cũng như bình quân mỗi thành viên đang tăng lên.
■ Doanh số mua
■ Doanh
Biểu đồ 2.2. Doanh số giao dịch mua/bán trên thị trường mở giai đoạn 2013-2016
(Nguồn : NHNN và tính toán của tác giả [5])
NHNN đã sử dụng linh hoạt OMOs theo cả 2 chiều mua/bán trong từng thời kỳ. Vào một số thời điểm khi nhu cầu thanh toán tăng cao, đặc biệt các thời điểm giáp Tết âm lịch và sự kiện Biển Đông (tháng 5/2014) các TCTD
cần sự hỗ trợ vốn từ NHNN để đảm bảo khả năng thanh khoản thì OMOs thực sự là phao hỗ trợ cho các TCTD này. Qua đó, OMOs góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đáp ứng nhu cầu điều tiết vốn khả dụng của các thành viên tham gia thị trường mở.
2.2.1.2. Tần suất giao dịch nghiệp vụ thị trường mở
Từ khi ra đời năm 2000, tần suất giao dịch được rút ngắn 10 ngày/phiên xuống còn 1-3 phiên/tuần trong giai đoạn 2001-2006 và từ cuối năm 2006 đến nay thực hiện thường xuyên theo định kỳ hàng ngày. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến năm 2011, do thị trường tài chính - tiền tệ toàn cầu có nhiều biến động, hệ thống các TCTD thực hiện tái cơ cấu nên NHNN tăng cường thực hiện 1 - 2 phiên/ngày. Từ nửa cuối năm 2012 đến nay, diễn biến thị trường tiền tệ đã dần ổn định, thanh khoản của các TCTD đã được đảm bảo, tuy nhiên NHNN vẫn tiếp tục thực hiện giao dịch định kỳ 2 phiên/ngày gồm các phiên chào mua GTCG và chào bán tín phiếu NHNN nhằm điều tiết vốn khả dụng, hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD gặp khó khăn.
1. NHNN ĩ ĩ ĩ ĩ ĩ 2. NHTM Nhà nước 4 4 4 7 7 3. NHTM Cổ phần 9 34 34 28 28 4. NH nước ngoài 4 5 5 5 8 5. NH liên doanh ĩ 2 2 2 2 6. TCTD phi NH ĩ 28 28 28 28 7. NH HTX VN ĩ ĩ ĩ ĩ ĩ 8. NH chính sách 0 2 2 2 2 Tổng 2ĩ 77 77 74 77 Nguồn: NHNN [5]