Một số định hướng lớn trong điều hành chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu 1342 sử dụng công cụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 72)

3.1.1.1. Triển vọng kinh tế Việt Nam

Giai đoạn 2017-2020 nằm trong giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ hai 2016-2020, quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước được nâng cao hơn trước. Những kết quả bước đầu cua tái cơ cấu nền kinh tê tạo ra những chuyển biến mới đối với sự phát triển đất nước. Sự ổn định về chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

Đến năm 2020, kinh tế trong nước sẽ dần phục hồi và lấy lại được đà tăng trưởng, các cân đối vĩ mô ổn định hơn, hoạt động đầu tư sẽ sôi động trở lại; kinh tế vĩ mô có xu hướng ổn định, giá cả và lạm phát được kiểm soát hợp lý; nợ xấu của khu vực ngân hàng giảm và tín dụng ngân hàng tiếp tục hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Thị trường vốn tiếp tục phát triển, sẽ là kênh cung cấp vốn ngày càng quan trọng cho nền kinh tế. Nền kinh tế chuyển dần từ mô hình phát triển theo chiều rộng sang mô hình phát triển theo chiêu sâu. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo giá trị gia tăng cao hom. Các yếu tố của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện và phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế.

Mặc dù vậy, trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế giai đoạn 2016 2020 Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với những khó khăn, thách thức

bắt nguồn từ những yếu kém nội tại và những áp lực bên ngoài, cụ thể như kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa chắc chắn; nhu cầu đầu tư phát triển lớn, khả năng tiếp cận ngồn lực quốc tế còn hạn chế; diễn biến tiền tệ của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản còn có nhiều thay đổi khó lường... sẽ tạo áp lực tiến tục phải theo đuổi CSTT đa mục tiêu. Ngoài ra, nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn rất nặng nề; tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp; là những rủi ro, thách thức lớn trong việc ổn định kinh tế - xã hội.

3.1.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với ngành ngân hàng

Những cơ hội lớn

- Những thành quả trong công tác quản lý, điều hành giai đoạn qua như việc ổn định giá trị của đồng tiền, hỗ trợ tăng trưởng góp phần giữ vững ổn định kinh tể vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tái cơ cấu các TCTD,... sẽ tạo nền tảng để hệ thống ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả bền vững trong bối cảnh hội nhập.

- Cơ hội hợp tác, phát triển trong việc mở rộng quy mô hoạt động và tăng cường tiềm lực tài chính trong quá trình hội nhập sâu, rộng vào kinh tế, tài chính quốc tế.

Trong những năm tiếp theo xu hướng hội nhập sẽ ngày càng sâu rộng. Các hiệp định thương mại tự do, sự hình thành và phát triển Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng thị trường kinh doanh, tiếp cận được đa dạng các nguồn vốn huy động .

Bên cạnh đó, hội nhập sẽ đem đến cho Việt Nam những cơ hội lớn trong việc cải thiện cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu, mở thêm thị trường cho hàng hóa của Việt Nam; tham gia các chuỗi sản xuất khu vực và quốc tế; tạo thuận

lợi cho tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn thiện môi trường thể chế; tăng tính hấp dẫn với đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước tạo năng lực sản xuất mới và tạo việc làm cho người lao động. Và việc đầu tư được mở rộng, xuất khẩu được đẩy mạnh, cũng sẽ có ảnh hưởng lan tỏa tích cực tới hoạt động của ngành ngân hàng, nhu cầu tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, công tác quản trị ngân hàng,... sẽ có những thay đổi căn bản, các sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại sẽ được triển khai, thị trường ngân hàng sẽ đón nhận sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tu lớn, của các ngân hàng nước ngoài.

- Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ứng dụng công nghệ số sẽ phát triển đa dạng, tích hợp ngày càng nhiều tiện ích cho người sử dụng.

Những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ đang làm thay đổi cấu trúc, phương thức hoạt động và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của hệ thống ngân hàng, hình thành những sản phẩm dịch vụ tài chính mới như M-POS, công nghệ thẻ chip, ví điện tử...; tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng dich vụ ngân hàng hiện đại và tiết kiệm được chi phí giao dịch.

Mạng máy tính đã kết nối các thị trường tài chính trên toàn cầu thành một thị trường thống nhất và hoạt động liên tục, khắc phục được trở ngại về không gian va thời gian, tiết giảm chi phí, tạo điều kiện cho các giao địch ngân hàng quốc tế được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, từ đó mang lại cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh tài chính, ngân hàng.

Khoa học phân tích và quản lý dữ liệu trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng có nhiều thuận lợi, nhờ việc xây dựng được những trung tâm dữ liệu lớn. Việc thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo ra những tri thức mới hỗ trợ việc đưa ra quyết định phù hợp và nhanh hơn, giảm được chi phí và tạo lợi thế cạnh tranh; nhất là tạo thuận lợi cho công tác dự báo, thống kê về hoạt

động tiền tệ - ngân hàng.

Những thách thức cần phải vượt qua

- Điều hành CSTT trong thời gian tới sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều vấn đề đặt ra. Trước hết, việc tiếp tục sử dụng các công cụ hành chính để kiểm soát lạm phát đang làm giảm hiệu quả và hiệu lực trong điều hành CSTT. Ngoài ra, các vấn đề như việc lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá, sức khỏe của hệ thống ngân hàng, sự vận hành của cơ chế lãi suất tiếp tục là các vấn đề có thể ảnh hưởng đến hiệu quả truyền dẫn của CSTT. Cuối cùng, trong bối cảnh các chính sách vĩ mô khác vẫn chưa phát huy hiệu quả rõ rệt, điều hành CSTT tiếp tục phải hướng đến việc thực hiện nhiều mục tiêu đề ra trong đó đáng chú ý là nhiệm vụ kích thích kinh tế và điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc theo đuổi mục tiêu tối thượng là kiểm soát lạm phát của một NHTW.

- Áp lực cạnh tranh sẽ gay gắt hom , cạnh tranh diễn ra không chỉ giữa các TCTD mà ngay cả các công ty thanh toán quốc tế trực tuyến, các công ty chứng khoán có một số nghiệp vụ ngân hàng đầu tư sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của các NHTM trong tương lai.

Đồng thời, trên thị trường cũng có thể chứng kiến sự cạnh tranh có phần không cân sức giữa một bên là các ngân hàng nước ngoài có uy tín lâu năm với bề dày về nguồn vốn, kinh nghiệm lẫn tính chuyên nghiệp với một bên là các ngân hàng Việt Nam vẫn còn đang bộn bề với việc tái cấu trúc hệ thống, bận rộn với công tác xử lý nợ xấu đồng thời thua kém khá xa về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Sự cạnh tranh này sẽ gây áp lực khiến các ngân hàng nội địa buộc phải nâng cao và cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng mình, đồng thời sẽ dẫn tới sự xáo trộn và thay đổi trong toàn hệ thống ngân hàng theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực.

vốn ngoại sẽ gia tăng khi Việt Nam kết thúc đàm phán các hiệp định hợp tác và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế sẽ làm dấy lên mối quan ngại về sự xuất hiện của các ‘bong bóng’ giá trên các thị trường đầu tư, tạo sức ép lớn lên lạm phát và công tác quản lý, điều hành tỷ giá của NHNN.

Ngoài ra, việc kiểm soát luồng vốn đầu tư ra bên ngoài hợp lý cũng rất quan trọng khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào quốc tế để ổn định thị trường ngoại hối. Nếu nguồn vốn không được kiềm soát chặt chẽ cả đầu ra và đầu vào thì sẽ dẫn tới tỷ giá hối đoái biến động mạnh, dòng vốn có nguy cơ đảo chiều và nợ nước ngoài gia tăng.

- Ngành ngân hàng có thể phải đứng trước thách thức lớn trong việc tiếp tục đóng vai trò quan trọng giúp Chính phủ thực hiện được các mục tiêu kinh tế đã đề ra. Trong giai đoạn 2017-2020, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5-7%. Tuy nhiên, hiện tại kinh tế, tiền tệ thế giới đang có xu hướng phức tạp, kinh tế trong nước vẫn còn bộn bề những khó khăn từ phía ngân sách nhà nước sẽ tạo áp lực lớn cho NHNN trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và lãi suất.

- Vốn đầu tư cho nền kinh tế tiếp thục đặt nặng lên vai ngành ngân hàng khi thị trường vốn tại Việt Nam chậm phát triển (thị trường chứng khoán quy mô còn hạn chế, thiếu các công cụ sinh nợ ...) sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiện tại, mức độ phát triển của thị trường tài chính còn thấp, thị trường vốn vẫn ở giai đoạn đầu hình thành, trong khi nhu cầu vốn để thực hiện chủ trương Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là rất lớn đã gây áp lực không nhỏ cho hệ thống ngân hàng. Hiện nay, cung ứng vốn qua hệ thông ngân hàng cho nền kinh tế ở Việt Nam khá cao, chiêm tới 80% trong khi đó con số này ờ Trung Quổc hay Malaysia chỉ khoảng 50%, còn lại là do thị trường vốn cung cấp.

- Quá trình phát triển khoa học công nghệ cũng tạo áp lực cho việc quản lý và giám sát hoạt động tiền tệ - ngân hàng. Do các sản phẩm dịch vụ ngân

hàng ngày càng đa dạng, rủi ro kinh doanh phức tạp hơn, gây khỏ khăn cho nhiều quốc gia trong việc kiểm soát rủi ro dựa trên các phương pháp truyền thống, cơ chế giám sát ngân hàng ở mỗi nước không còn phù hợp.

3.1.1.3. Gợi mở một số định hướng lớn trong điều hành chính sách tiền tệ

- Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2017- 2020 (thuộc giai đoạn 2016-2020)

Trên cơ sở tổng kết giai đoạn 2011-2015 và năm 2016, Đảng, Quốc hội và Chính phủ nhận định nền kinh tế đã đạt được những kết quả quan trọng, đặc biệt là những kết quả tích cực về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 còn chưa đạt được, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, kết quả thực hiện tái cơ cấu 3 trụ cột và thực hiện 3 đột phá chiến lược mới chỉ ở mức khiêm tốn.

Bên cạnh đó, Đại hội Đảng XII cũng nhìn nhận trong giai đoạn 2016- 2020, kinh tế thế giới còn nhiều biến động phức tạp, tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh, trong đó Châu Á - Thái Binh Dương ngày càng đóng vị thế quan trọng. Đây là giai đoạn Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng kinh tế ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Trong bối cảnh đó, tiếp nối quan điểm của Đại hội Đảng XI về giai đoạn 2011-2020 "phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cẩu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức...” , một trong những mục tiêu tổng quát mà Nghị quyết Đại hội Đảng XII đặt ra là “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triền

kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Theo đó, Quốc hội cũng xác định mục tiêu tổng quát cho giai đoạn 2016 - 2020 là “Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

- Về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô

Với quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế chú trọng về tính bền vững, chất lượng tăng trưởng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã xác định các giải pháp điều hành chính sách kinh tế vĩ mô cụ thể tại các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với những nét chính như sau:

Thứ nhất cần phải xây dựng được hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ trong dài hạn. Xác định rõ ràng vai trò của từng chính sách, của các cơ quản quản lý chủ quản trong nền kinh tế. Trong đó, Chính sách tài khóa phải đảm bảo động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; phân phối lợi ích công bằng; Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền;.

Thứ hai, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về tài chính và tiền tệ theo hướng minh bạch, đầy đủ, phù hợp với xu hướng phát triển và các cam kết quốc tế đảm bảo cho các thị trường phát triển lành mạnh, thông suốt. Đồng thời, qua đó cũng góp phần nâng cao vai trò chủ động trong việc điều hành chính sách, quản lý thị trường của các cơ quan quản lý chủ quản.

Thứ ba, trong thời gian đến năm 2020, để có thể góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp

tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.

Thức tư, thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các câu đố lớn của nền kinh tế. Theo đó mỗi chính sách phải quản trị được các mục tiêu đặt ra, hài hòa với mục tiêu tổng thể; các chính sách sẽ được điều hành phù hợp với các diễn biến vĩ mô góp phần củng cố nội lực (dự trữ ngoại hối của quốc gia, tín nhiệm quốc gia, dòng vốn đầu tư nước ngoài), nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế.

Thứ năm đó là việc cần thiết phải ổn định hệ thống tài chính tiền tệ, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các định chế tài chính, phát triển đồng bộ thị trường tài chính, đảm bảo nền tài chính lành mạnh, bền vững. Theo đó, thị trường tài chính tiếp tục được cải tổ theo hướng bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ thị trường vốn và thị trường bảo hiểm. Quan tâm phát triển

Một phần của tài liệu 1342 sử dụng công cụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w