ĐOẠN 2013-2016
2.2.1. Doanh số, cơ cấu và tần suất giao dịch nghiệp vụ thị trường mở
2.2.1.1. Doanh số, cơ cấu giao dịch nghiệp vụ thị trường mở
Giai đoạn từ năm 2013-2016, OMOs tiếp tục là công cụ chủ yếu giúp NHNN điều tiết tiền tệ và ổn định lãi suất thị trường. Trong điều
kiện thanh khoản VND của các TCTD cải thiện và có dư thừa, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm so với giai đoạn trước do tăng trưởng tín dụng đã được kiểm soát theo mục tiêu, thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định, người dân có xu hướng chuyển sang nắm giữ VND, tạo điều kiện cho NHNN đưa tiền ra mua lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối, theo đó, NHNN đã điều hành linh hoạt OMOs theo cả 2 chiều mua/bán GTCG hàng ngày nhằm góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định tỷ giá. Trong điều kiện các kênh hút tiền về hạn chế, NHNN đã sử dụng công cụ chào bán tín phiếu NHNN trên thị trường mở để hút tiền từ các TCTD có dư thừa với kỳ hạn đa dạng nhưng chủ yếu là 14 và 28 ngày. Mặt khác, do hệ thống các TCTD đang trong quá trình tái cơ cấu nên để đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống, hàng ngày, NHNN thực hiện chào mua GTCG với kỳ hạn ngắn (chủ yếu 7 ngày) để phát tín phiếu hiệu ổn định thị trường tiền tệ và sẵn sàng hỗ trợ vốn của NHNN, lãi suất chào mua GTCG cũng được điều chỉnh giảm dần từ 14% xuống và duy trì ở mức 5%/năm, qua đó góp phần ổn định tâm lý và lãi suất trên thị trường tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng M2, tín dụng theo đúng định hướng.
2015 636.840 388 1641 1023
Năm 2000 2001 2002-2003 2004 đến 2006 2007 đến 2011 2012 đến nay Định kỳ GÕ 1 ~2 ~3 GG G
giao dịch ngày/phiên phiên/tuần phiên/tuần phiên/tuần phiên/ngày phiên/ngày
Có thể thấy, doanh số giao dịch OMOs có xu hướng tăng dần trong những năm qua. Từ năm 2013 đến năm 2016, doanh số giao dịch đã tăng 1,85 lần trong khi xét trên yếu tố số phiên giao dịch những năm qua khá ổn định (khoảng trên dưới 400 phiên/năm), dẫn đến doanh số bình quân 1 phiên cũng có xu hướng tăng qua các năm (cá biệt có phiên doanh số giao dịch lên tới hơn 16.000 tỷ đồng). Điều này chứng tỏ OMOs ngày càng đóng vai trò quan trọng tác động đến tổng lượng tiền trong nền kinh tế.
Ngược lại với chỉ tiêu doanh số giao dịch, chỉ tiêu số lượt thành viên trúng thầu lại theo xu hướng giảm dần. Điều này là do doanh số bình quân mỗi phiên cũng như bình quân mỗi thành viên đang tăng lên.
■ Doanh số mua
■ Doanh
Biểu đồ 2.2. Doanh số giao dịch mua/bán trên thị trường mở giai đoạn 2013-2016
(Nguồn : NHNN và tính toán của tác giả [5])
NHNN đã sử dụng linh hoạt OMOs theo cả 2 chiều mua/bán trong từng thời kỳ. Vào một số thời điểm khi nhu cầu thanh toán tăng cao, đặc biệt các thời điểm giáp Tết âm lịch và sự kiện Biển Đông (tháng 5/2014) các TCTD
cần sự hỗ trợ vốn từ NHNN để đảm bảo khả năng thanh khoản thì OMOs thực sự là phao hỗ trợ cho các TCTD này. Qua đó, OMOs góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đáp ứng nhu cầu điều tiết vốn khả dụng của các thành viên tham gia thị trường mở.
2.2.1.2. Tần suất giao dịch nghiệp vụ thị trường mở
Từ khi ra đời năm 2000, tần suất giao dịch được rút ngắn 10 ngày/phiên xuống còn 1-3 phiên/tuần trong giai đoạn 2001-2006 và từ cuối năm 2006 đến nay thực hiện thường xuyên theo định kỳ hàng ngày. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến năm 2011, do thị trường tài chính - tiền tệ toàn cầu có nhiều biến động, hệ thống các TCTD thực hiện tái cơ cấu nên NHNN tăng cường thực hiện 1 - 2 phiên/ngày. Từ nửa cuối năm 2012 đến nay, diễn biến thị trường tiền tệ đã dần ổn định, thanh khoản của các TCTD đã được đảm bảo, tuy nhiên NHNN vẫn tiếp tục thực hiện giao dịch định kỳ 2 phiên/ngày gồm các phiên chào mua GTCG và chào bán tín phiếu NHNN nhằm điều tiết vốn khả dụng, hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD gặp khó khăn.
1. NHNN ĩ ĩ ĩ ĩ ĩ 2. NHTM Nhà nước 4 4 4 7 7 3. NHTM Cổ phần 9 34 34 28 28 4. NH nước ngoài 4 5 5 5 8 5. NH liên doanh ĩ 2 2 2 2 6. TCTD phi NH ĩ 28 28 28 28 7. NH HTX VN ĩ ĩ ĩ ĩ ĩ 8. NH chính sách 0 2 2 2 2 Tổng 2ĩ 77 77 74 77 Nguồn: NHNN [5]
Có thể thấy, trong những năm qua, NHNN đã sử dụng linh hoạt công cụ OMOs phục vụ tốt mục tiêu điều hành CSTT, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định tỷ giá.
2.2.2. Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở
Theo quy định hiện hành về OMOs, thành viên tham gia OMOs là các TCTD thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD được tham gia OMOs khi có các điều kiện cần thiết như: (i) Có tài khoản tiền gửi tại NHNN (Sở giao
37
dịch NHNN hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố); (ii) Có đủ các phương tiện cần thiết để tham gia OMOs gồm máy Fax, máy vi tính nối mạng internet; (iii) Có giấy đăng ký tham gia OMOs. Các TCTD hội đủ các điều kiện trên sẽ được NHNN cấp giấy công nhận là thành viên tham gia thị trường mở. Điều kiện (ii) đòi hỏi các TCTD phải có đầu tư cơ sở vật chất ban đầu để tham gia giao dịch trên OMOs như máy tính để giao dịch, nối mạng với Sở Giao dịch NHNN, chương trình phần mềm giao dịch....
Từ khi thành lập đến nay, số lượng thành viên tham gia giao dịch OMOs tăng qua các năm và đặc biệt sau khi NHNN cho phép cả các GTCG dài hạn như các loại trái phiếu Chính phủ sử dụng trong giao dịch OMOs, các chủ thể tham gia OMOs đã tăng lên về số lượng và đa dạng về loại hình, xuất phát từ nhu cầu vốn khả dụng và các điều kiện tham gia thị trường của các TCTD cho thấy các TCTD có đủ điều kiện đã tham gia và đều có khả năng trúng thầu. Điều này càng khuyến khích các TCTD nắm giữ GTCG và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 2.3. Số thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở năm 2000 và giai đoạn 2000-2016
Trong giai đoạn 2013 - 2016, số thành viên tham gia thị trường mở có sự ổn định, hầu như các TCTD nếu đủ điều kiện thì đều đăng ký tham gia OMOs. Sự thay đổi chỉ thể hiện ở cơ cấu thành viên tham gia khi có một số ngân hàng mua bán sáp nhập hoặc được NHNN mua lại.
■ NHNN
■ NHTM Nhà nước
■ NHTM Cổ phần
■ Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
■ Ngân hàng liên doanh
■ TCTD phi ngân hàng
■ Ngân hàng chính sách
■ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
Biểu đồ 2.3.Cơ cấu thành viên tham gia OMOs năm 2016
(Nguồn : NHNN [5]) Thành phần giao dịch trên thị trường mở ngoài NHNN thì nhóm các NHTM Cổ phần và TCTD phi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn. Những thành viên thường xuyên tham gia OMOs có thể nói là những thành viên năng động nhất trên thị trường tiền tệ, góp phần điều hòa vốn cho thị trường.
2.2.3. Hàng hóa và phương thức giao dịch nghiệp vụ thị trường mở
2.2.3.1. Hàng hóa trên nghiệp vụ thị trường mở
Về cơ bản, các GTCG được dùng làm tài sản thế chấp tham gia giao dịch trên OMOs phải đảm bảo nguyên tắc có tính thanh khoản cao (tức là khả năng chuyển sang tiền mặt), đảm bảo quản lý dễ dàng đồng thời đáp ứng yêu cầu điều hành OMOs được kịp thời, chính xác và đạt được ý mong muốn,
39
điều này khác với hình thức cho vay tái cấp vốn.
Điều kiện chung để các loại GTCG được NHNN chấp nhận giao dịch trên OMOs là: Có thể mua, bán được và nằm trong danh mục các loại GTCG được giao dịch qua OMOs; Được phát hành bằng đồng Việt Nam; Được lưu ký tại NHNN trước khi đăng ký bán; GTCG được mua hẳn hoặc bán hẳn có thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày. Danh mục các loại GTCG, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị GTCG tại thời điểm định giá và giá thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các loại GTCG qua OMOs do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Các loại GTCG hiện đang được sử dụng trong các giao dịch OMOs gồm [6]:
(1) - Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
(2) - Trái phiếu Chính phủ, bao gồm: Tín phiếu Kho bạc; Trái phiếu Kho bạc; Trái phiếu công trình Trung ương; Công trái xây dựng Tổ quốc; Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành.
(3) - Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm: Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn.
(4) - Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
(5) - Riêng đối với giao dịch mua có kỳ hạn. Ngân hàng Nhà nước chỉ giao dịch đối với: Công trái xây dựng Tổ quốc; Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
40
2.2.3.2. Phương thức giao dịch nghiệp vụ thị trường mở
Ban Điều hành OMOs vẫn đang áp dụng một trong các phương thức sau trong mỗi phiên giao dịch:
- Mua hẳn: Là việc NHNN mua và nhận quyền sở hữu GTCG từ TCTD, không kèm theo cam kết bán lại GTCG.
- Bán hẳn: Là việc NHNN bán và chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho TCTD, không kèm theo cam kết mua lại GTCG.
Theo phương thức mua hẳn, bán hẳn thì quyền sở hữu GTCG được chuyển cho NHNN hoặc cho các thành viên (TCTD) tham gia giao dịch, do vậy tác động của giao dịch này đối với dự trữ của các ngân hàng thường là dài hạn.
- Mua có kỳ hạn (Repo): Là việc NHNN mua và nhận quyền sở hữu GTCG từ TCTD, đồng thời TCTD cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu GTCG đó sau một thời gian nhất định.
Bán có kỳ hạn (Reverse repo): Là việc NHNN bán và chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho TCTD, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu GTCG đó sau một thời gian nhất định.
Bảng 2.4. Doanh số phương thức giao dịch nghiệp vụ thị trường mở giai đoạn 2013-2016
2013 0 0 257 179.386 161 254.863 0 0
2014 0 0 208 101.200 190 353.616 0 0
2015 0 0 202 403.490 186 233.350 0 0
Có thể thấy, trong những năm qua, NHNN chủ yếu triển khai OMOs theo 2 hình thức là mua có kỳ hạn và bán hẳn GTCG. Doanh số mỗi loại đều có xu hướng tăng dần theo thời gian, thể hiện vai trò của OMOs trong việc điều hành chính sách tiền tệ ngày càng lớn.