MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 1342 sử dụng công cụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78)

3.3.1. Với các Bộ ngành

3.3.1.1. Bộ Tài chính

Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) cần thiết lập hệ thống quản lý, dự báo dòng tiền ngân sách và thực hiện hiệu quả công tác quản lý, dự báo dòng tiền ngân sách; Đồng thời, trong trường hợp Bộ Tài chính chưa cung cấp được dự báo dòng tiền ngân sách, Bộ Tài chính cần cung cấp kịp thời cho NHNN các thông tin về dòng tiền ngân sách thực tế và dự kiến thu chi ngân sách nhất là những khoản có giá trị lớn.

Hơn nữa, để tạo điều kiện cho NHNN thuận lợi cho việc kiểm soát, điều tiết tiền tệ, tài khoản tiền gửi của Chính phủ nên tập trung ở NHNN, hoặc Bộ tài chính (Kho bạc Nhà nước) thông báo kịp thời cho NHNN về sự chuyển dịch giữa tài khoản tiền gửi mở tại NHNN và tài khoản mở tại các TCTD trong trường hợp KBNN vừa mở tài khoản tại NHNN và các TCTD Nhà nước.

Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) cần đa dạng hoá kỳ hạn tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Chính phủ để hình thành đường cong lãi suất chuẩn tạo cơ sở cho việc xác định các loại lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Bộ Tài chính triển khai cung cấp các thông tin: Kế hoạch giải ngân vốn huy động từ trái phiếu Chính, dự kiến các tháng tiếp theo; Dự kiến dòng tiền thu-chi NSNN hàng tuần, hàng tháng và Dự kiến các khoản thu-chi sẽ thực hiện qua tài khoản tiền gửi KBNN tại NHNN và các ngân hàng thương mại nhà nước; Dự kiến kế hoạch NSNN vay từ BHXH thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ và đi vay... để hỗ trợ NHNN trong việc dự kiến nhu cầu vốn khả dụng của các TCTD và nhu cầu tiền mặt trong nền kinh tế.

Bộ Tài chính cần cân nhắc lựa chọn thời điểm, khối lượng phát hành phù hợp để không làm tăng lãi suất thị trường, đồng thời thực hiện các biện

pháp nhằm đa dạng hóa đối tượng mua trái phiếu Chính phủ, tránh tập trung quá lớn vào hệ thống các TCTD do nguồn vốn của các TCTD chủ yếu là ngắn hạn (tiền gửi dưới 12 tháng chiếm khoảng 70%).

Tiếp tục phối hợp đồng bộ giữa CSTT và chính sách tài khóa thông qua các giải pháp như: (i) NHNN và Bộ Tài chính nên phối hợp lập chương trình tiền tệ - tài chính để thể hiện rõ được mối quan hệ giữa CSTT và chính sách tai khóa, tránh được sự không thống nhất giữa các chính sách; (ii) thành lập một ủy ban chính thức hoặc không chính thức gồm các cán bộ của Bộ Tài chính và NHNN, ủy ban họp định kỳ để trao đổi thông tin và các quan điểm về diễn biến của thị trường.

3.3.1. 2. Bộ Kế hoạch và đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển của Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan để xây dựng chương trình tài chính quốc gia ngắn hạn và dài hạn, gồm tổng thể các giải pháp kinh tế vĩ mô, qua đó đảm bảo sự nhất quán giữa các chính sách, thực hiện mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Cung cấp các thông tin chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế. Các thông tin này là cơ sở cho NHNN dự báo vốn khả dụng mang tính dài hạn hơn.

Cung cấp các số liệu tổng hợp về các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của cả nước có liên quan đến việc hoạch định và thực thi CSTT, kịp thời thông báo các chỉ tiêu kinh tế trong từng thời kỳ để NHNN nắm được diễn biến tình hình, kịp thời và có các chính sách điều chỉnh cho phù hợp.

3.3.1.3. Bộ Công thương

Cung cấp các thông tin về chính sách thương mại, tình hình xuất nhập khẩu ... để qua đó NHNN phân tích, dự báo cán cân thanh toán quốc tế nhằm

phục vụ cho công tác dự báo vốn khả dụng nói riêng và công tác điều hành CSTT nói chung.

3.3.2. Với Ngân hàng nhà nước

Theo định hướng điều hành của NHNN, trong giai đoạn tới OMOs tiếp tục là công cụ quan trọng trong điều hành CSTT, để điều tiết cung tiền hợp lý, kiểm soát lạm phát, giữ ổn định tỷ giá... Để công cụ này phát huy hiệu quả tối đa, cần thực hiện đồng bộ và hiệu quả một số nội dung lớn trong quá trình đổi mới CSTT như sau:

- Đa dạng loại hàng hoá giao dịch trên thị trường.Ngoài hàng hóa chủ yếu là tín phiếu ngân hàng. cần sử dụng đa dạng hơn các phương tiện giao dịch khác như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành...

- Nghiên cứu tăng thêm số phiên giao dịch. Hiện tại, số phiên giao dịch mỗi ngày là 2, với kỳ hạn giao dịch là 14 ngày và 28 ngày. Việc gia tăng tần suất giao dịch của thị trường mở là hết sức cần thiết để tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thêm mức độ can thiệp của NHNN đến thị trường, đồng nghĩa với việc tăng thời gian tiếp xúc của các TCTD với NHNN. - Gia tăng hơn nữa số lượng thành viên tham gia thị trường mở. Thực tế

cho thấy, còn một bộ phận không ít các NHTM cổ phần nhỏ chưa tham gia thị trường mở, do quy mô vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng việc tham gia đấu thầu tại thị trường tiền tệ thứ cấp này.

- NHNN cần hoàn thiện các quy định lưu ký giấy tờ có giá. Hiện nay, mặc dù việc đặt thầu, xét thầu và thông báo đều đã thực hiện qua mạng nhưng việc theo dõi, lưu ký giấy tờ có giá của NHNN thực hiện hoàn toàn thủ công bằng văn bản.

- Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường thứ cấp về giấy tờ có giá.

Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cao độ an toàn, chuẩn xác trong các hoạt động giao dịch tiền tệ, tăng hiệu quả hoạt động (nhờ rút ngắn thời gian giao dịch), cũng như cải tiến các chương trình phần mềm ứng dụng về lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN.

3.3.3. Với các tổ chức tín dụng

- Các TCTD cần nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về việc cung cấp thông tin cho NHNN để phục vụ dự báo vôn khả dụng. Đồng thời, bản thân mọi TCTD cần thiết lập mối quan hệ tốt với các khách hàng có số dư tài khoản lớn tại ngân hàng mình để có thể nắm bắt kịp thời dòng tiền ra, vào ngân hàng phục vụ cho công tác quản lý tốt thanh khoản được chính xác, hiệu quả; cung cấp các thông tin cho NHNN để phục vụ điều tiết vốn khả dụng của hệ thống.

- Cần thiết lập kênh thông tin giữa các TCTD, đặc biệt các ngân hàng thương mại nhà nước với NHNN và KBNN, BHXH... để trao đổi, cung cấp các thông tin về luồng tiền ra, vào trên tài khoản tiền gửi của KBNN, BHXH tại TCTD, đặc biệt vào các thời điểm nhu cầu thanh toán tăng cao như dịp cuối năm Dương lịch và dịp Tết Nguyên đán... nhằm giúp NHNN có thể dự báo chính xác nhu cầu tiền trong nền kinh tế để đưa ra các quyết định can thiệp trên OMOs, đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.

- Các TCTD cung cấp thông tin về các giao dịch nội tệ trên thị trường liên ngân hàng một cách chính xác, kịp thời, tạo thuận lợi cho NHNN trong việc theo dõi thị trường, dự báo vốn khả dụng và định hướng điều hành lãi suất được tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, kinh tế trong nước sẽ dần phục hồi và lấy lại được đà tăng trưởng, các cân đối vĩ mô ổn định hơn, nền kinh tế hội nhập hơn với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này tạo ra những cơ hội nhưng cũng ẩn chứa đầy thách thức cho hệ thống ngân hàng trong nước.

Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đề ra những định hướng về điều hành kinh tế vĩ mô, NHNN cũng đã có những định hướng điều hành chính sách tiền tệ và sử dụng công cụ thị trường mở để thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Xét tình hình thực tế và mục tiêu Đảng và Nhà nước đề ra, trong chương 3 này tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

KẾT LUẬN

Sau gần 20 năm đưa vào hoạt động, nghiệp vụ thị trường mở đã thể hiện được vai trò là một công cụ chủ chốt trong điều hành hình sách tiền tệ của NHNN thông qua việc hỗ trợ kịp thời vốn khả dụng cho các TCTD, qua đó góp phần vào ổn định thị trường tiền tệ; điều hòa vốn khả dụng dư thừa để góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá.

Với kết cấu bao gồm ba chương luận văn “Sử dụng công cụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam - thực trạng và giải pháp“ đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Hệ thống hoá một số nội dung cơ bản về công cụ nghiệp vụ thị trường mở như khái niệm, chủ thể, phân loại, các chủ thể tham gia, hàng hóa và cơ chế tác động của công cụ thị trường mở.

Luận văn đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở giai đoạn 2013-2016. Từ đó đưa ra đánh giá về hiệu quả cũng như thành tựu và hạn chế của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đưa ra các nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm những giải pháp trực tiếp phát triển công cụ này và những giải pháp nhằm tạo các điều kiện về môi trường, về hàng hoá để đáp ứng yêu cầu vừa có tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tiền tệ.

Do kiến thức còn hạn hẹp, nghiên cứu còn hạn chế, nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế, rất mong sự quan tâm, góp ý của Thầy Cô giáo, các nhà nghiên cứu để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Tô Kim Ngọc, các Thầy Cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Kinh tế Trung ương (2015), Tọa đàm Nâng cao hiệu quả trong phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ giai đoạn 2016-2020. 2. NCS. Nguyễn Thị Hiền (2015), Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ

của Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay và khả năng áp dụng chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu, Chuyên đề tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

3. ThS. Phạm Xuân Hòe (2017), Những bài học kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015 và định hướng điều hành cho những năm tiếp theo, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Viện Chiến lược ngân hàng, Hà Nội.

4. ThS. Nguyễn Thị Hồng (2015), Nâng cao hiệu quả điều hành nghiệp vụ

thị trường mở của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Vụ chính sách tiền tệ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013-2016), Các thông tin về doanh số giao dịch, lãi suất, số lượng thành viên.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Quy trình nghiệp vụ thị trường mở số 10876/QT-NHNN ngày 12/12/2008.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Quyết định 11/2010/QĐ-NHNN ngày 06/01/2010.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Quyết định 26/VBHN-NHNN ngày 11/06/2014.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Quyết định 1938/QĐ-NHNN ngày 25/09/2015.

10.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Quyết định 2589/QĐ-NHNN ngày 17/12/2015.

11.PGS.TS. Tô Kim Ngọc (2016), Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

12.ThS. Chu Nga Thanh (2017), Hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở trong quá trình đổi mới chính sách tiền tệ ở Việt Nam, Tạp chí tài chính, Hà Nội. 13.Tổng Cục Thống kê (2006-2016), Chỉ số lạm phát.

Một phần của tài liệu 1342 sử dụng công cụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w