ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG GIAI ĐOẠN

Một phần của tài liệu 1342 sử dụng công cụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 62)

ĐOẠN 2013-2016

2.3.1. Các mặt thành công

2.3.1.1. Khuôn khổ pháp lý

Khuôn khổ pháp lý đã được xây dựng đầy đủ, đồng bộ phục vụ cho việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Điều hành OMOs, các Vụ, Cục chức năng NHNN đã kịp thời sửa đổi, bổ sung cơ chế, quy chế, quy trình kỹ thuật có liên quan, về cơ bản các vướng mắc về cơ chế, cũng như quy trình kỹ thuật đã được từng bước xử lý, khắc phục. Công tác tổ chức điều hành hoạt động OMOs của NHNN được thực hiện bài bản, đúng quy trình và bảo đảm an toàn trong các phiên giao địch.

2.3.1.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thị trường mở

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ngày càng được cải tiến. Quy trình thanh toán từng bước được rút ngắn từ thanh toán sau 2 ngày đến nay việc thanh toán được thực hiện ngay trong ngày đấu thầu (T+0). Thủ tục đấu thầu ngày càng được cải tiến: Các phiên giao dịch OMOs đều được thực hiện trên phần mềm vi tính, cho phép thành viên nối trực tuyến với NHNN, tiết kiệm được thời gian, đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả điều hành của công cụ OMOs.

2.3.1.3. Thông tin đầu vào phục vụ cho điều hành thị trường mở

Thông tin đầu vào phục vụ cho điều hành OMOs ngày càng đầy đủ, chính xác và kịp thời hơn:

vụ thị trường mở: Dự báo vốn khả dụng đóng vai trò quan trọng đối với việc

quyết định đưa tiền ra hoặc thu tiền về trong giao dịch OMOs hàng ngày nhằm góp phần ổn định thị trường tiền tệ và thực hiện mục tiêu điều hành CSTT. Trong thời gian qua, công tác dự báo vốn khả dụng được NHNN chú trọng tập trung với việc tăng cường nguồn nhân lực, kênh thông tin cho dự báo và phương pháp dự báo. Kết quả dự báo vốn khả dụng của các TCTD đã

làm cơ sở tin cậy cho điều hành OMOs của NHNN, phản ảnh tương đối chính

xác diễn biến cung - cầu vốn trên thị trường tiền tệ.

Thông tin thị trường liên ngân hàng được theo dõi sát và kịp thời, hỗ trợ tích cực việc điều hành OMOs để ổn định thị trường tiền tệ: Thời gian qua, hệ thống thống kê, báo cáo các giao dịch liên ngân hàng đã có cải thiện đáng kể. Đến cuối buổi chiều hàng ngày, NHNN có thể thu thập được các thông tin về diễn biến thị trường liên ngân hàng trong ngày (lãi suất thực tế giao dịch, khối lượng giao dich, ngân hàng cho vay/đi vay). Điều này giúp NHNN có thể theo dõi thông tin, diễn biến thị trường liên ngân hàng một cách cập nhật hơn để có thể đề xuất can thiệp thị trường, hỗ trợ các TCTD thông qua OMOs một cách hiệu quả, kịp thời.

2.3.1.4. Sự phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác

Điều hành OMOs được phối hợp đồng bộ với các công cụ CSTT khác nhằm thực hiện các mục tiêu điều hành của NHNN:

Trong thời gian qua, OMOs đã phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác như nghiệp vụ tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, lãi suất và tỷ giá để đảm bảo thực hiện các mục tiêu điều hành của NHNN. Với việc đưa tiền ra và thu tiền về một cách linh hoạt, OMOs đã góp phần duy trì được ổn định tiền tệ nhất là tại các thời điểm

Nhà nước, qua đó tăng tiềm lực quốc gia, NHNN đã phát hành tín phiếu NHNN qua OMOs với kỳ hạn dưới 6 tháng để trung hòa lượng tiền cung ứng nhằm chủ động kiểm soát lạm phát, giảm lượng vốn khả dụng dư thừa để hỗ trợ ổn định tỷ giá.

Nhìn chung, việc điều hành OMOs đã được kết hợp tương đối đồng bộ với các công cụ CSTT khác nhằm thực hiện mục tiêu CSTT. Lãi suất OMOs đã kết hợp khá chặt chẽ với lãi suất tái cấp vốn để định hướng lãi suất thị trường liên ngân hàng.

2.3.1.5. Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở trong việc ổn định thị trường tiền tệ

Với định kỳ giao dịch thực hiện hàng ngày, phương thức giao dịch, kỳ hạn đa dạng, đã tạo sự linh hoạt và hiệu quả trong việc điều tiết vốn khả dụng của các TCTD phù hợp với điều kiện của thị trường tiền tệ Việt Nam, góp phần tăng hiệu quả điều hành CSTT của NHNN, thu hút sự tham gia của các TCTD, tăng tính lan tỏa của điều hành OMOs đối với thị trường tiền tệ:

- Với đặc thù quy trình thực hiện nhanh, tiện lợi thông qua hệ thống phần mềm đấu thầu qua mạng điện tử, việc điều hành OMOs được thực hiện hàng ngày đã giúp TCTD có thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ thanh khoản kịp thời, nhất là khi thị trường có biến động, cũng như điều tiết lượng vốn khả dụng dư thừa kịp thời, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hỗ trợ ổn định tỷ giá, cũng như tăng tính hiệu quả quản t rị nguồn vốn của các TCTD. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy hầu hết các nước đều thực hiện theo định kỳ hàng ngày do NHTW có thể linh hoạt ứng phó với diễn biến bất thường của thị trưòng, hạn chế tối đa tác động tiêu cực. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, hệ thống các TCTD Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu, khả năng quản lý vốn khả dụng của các TCTD còn nhiều hạn chế, việc điều hành OMOs hàng ngày là cần thiết, hỗ trợ kịp thời các

TCTD gặp khó khăn vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, góp phần ổn định thị trường tiền tệ.

- Phương thức giao dịch được thực hiện linh hoạt: Duy trì một phiên chào mua GTCG/ngày để phát tín hiệu ổn định thị trường tiền tệ; ngoài ra có phiên chào bán tín phiếu NHNN nếu vốn khả dụng dư thừa để hỗ trợ ổn định tỷ giá.

- Kỳ hạn giao dịch cũng được đa dạng từ 7 ngày đến 364 ngày phù hợp với tình hình vốn khả dụng của tổ chức tín dụng và nhu cầu điều tiết tiền tệ của NHNN.

2.3.1.6. Hỗ trợ phát triển thị trường tiền tệ, hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ

Quy mô nghiệp vụ thị trường mở được mở rộng đã góp phần phát triển thị trường tiền tệ và tạo thuận lợi cho hoạt động phát hành trải phiếu Chỉnh phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh:

- GTCG tham gia giao dịch OMOs được mở rộng, hiện nay bao gồm tín phiếu NHNN, tín phiếu KBNN, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trái phiếu Ngân hàng Chính sách xã hội. Theo đó, thông qua hoạt động OMOs, tính thanh khoản của các giấy tờ có giá do các TCTD nắm giữ đã được tăng lên. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường sơ cấp, khuyến khích và tạo tâm lý cho các TCTDyên tâm hơn khi đầu tư vào các trái phiếu dài hạn của Chính phủ, khuyến khích các hoạt động mua bán lại trái phiêu Chính phủ.

- Nhiều TCTD không chỉ coi việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là hình thức đầu tư an toàn mà còn là hình thức dự trữ thanh khoản có hiệu quả cao Khi cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán, các TCTD có thể sử dụng các giấy tờ có giá trong các giao dịch OMOs, cũng như các nghiệp vụ thị trường tiền tệ nói chung, tạo điều kiện cho các TCTD điều chỉnh cơ cấu đầu

tư theo hướng tăng tỷ suất đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, sau khi trải qua thời điểm khó khăn về vốn thanh khoản trong năm 2008 và không có nhiều GTCG để tham gia giao dịch với NHNN, các NHTM cổ phần đã chủ động hơn trong việc tăng dự trữ GTCG dù điều kiện tham gia giao dịch vối NHNN, trong đó riêng số dư Trái phiếu Chính phủ của các TCTD nắm giữ đã tăng liên tục từ năm 2009 đến nay.

2.3.1.7. Thông tin truyền thông về hoạt động thị trường mở

Thông tin truyền thông về kết quả và định hướng điều hành nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường. Thông qua các thông tin về giao dịch OMOs hàng ngày TCTD có thể nhìn nhận về định hướng điều hành CSTT của NHNN và tình hình vốn khả dụng chung của toàn hệ thống của các TCTD thông qua các chỉ tiêu như kỳ hạn chào mua ngắn hay dài, khối chào mua/bán GTCG, lãi suất tăng hay giảm. Nhất là khi NHNN thực hiện theo phương thức đấu thầu khối lượng công bố cả khối lượng chào và lãi suất chào, tạo tính minh bạch trong cung cấp thông tin từ NHNN đến các thành viên của thị trường tiền tệ. Đồng thời, trên cơ sở thông tin từ kết quả đấu thầu trong các phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường cũng là kênh thông tin bổ sung cho NHNN trong việc đánh giá và nhận định lại về tình hình thị trường tệ nói chung, vốn khả dụng của các TCTD, làm cơ sở cho điều hành CSTT.

2.3.1.8. Điều hành thị trường mở đã góp phần đạt được các mục tiêu chính sách tiền tệ

Hoạt động giao dịch OMOs được thực hiện theo cả 2 chiều mua và bán GTCG; việc NHNN quyết định mua hoặc bán GTCG phụ thuộc vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và tình hình thanh khoản VND của các TCTD. Từng thời kỳ, về cơ bản điều hành OMOs bám sát với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, các mục tiêu điều hành và đã thực hiện được mục tiêu là điều tiết linh hoạt vốn khả dụng VND của các TCTD.

- về hỗ trợ vốn thanh khoản cho các TCTD thông qua hoạt động mua GTCG qua nghiệp vụ thị trường mở.

Trong đó ngoài việc bù đắp về khối lượng vốn thanh khoản thiếu hụt, hoạt động OMOs đảm bảo tính kịp thời, đáp ứng ngay được nhu cầu của các TCTD, đặc biệt là trong các thời điểm nhu cầu thanh khoản tăng cao, thị trường biến động khó dự đoán trước được như thời điểm cuối năm và Tết Nguyên đán. Giai đoạn này, thanh khoản VND của các TCTD được cải thiện và có dư thừa. Do đó, hàng ngày NHNN thực hiện hiện chào mua GTCG với kỳ hạn ngắn (chủ yếu 7 ngày) để phát tín hiệu ổn định thị trương tiền tệ và sẵn sàng hộ trợ vốn của NHNN. Tuy nhiên, vào một số thời điểm khi nhu cầu thanh toán tăng cao, đặc biệt các thời điểm giáp Tết âm lịch và sự kiện Biển Đông (tháng 5/2014) các TCTD cần sự hỗ trợ vốn từ NHNN, trong đó tập trung qua kênh OMOs và NHNN đã kịp thời hỗ trợ cho các TCTD, góp phần ổn định thị trường tiền tệ.

Trong các kênh hỗ trợ vốn của NHNN (OMOs, tái cấp vốn, chiết khấu, hoán đổi ngoại tệ) thì kênh OMOs có doanh số giao dịch cao hơn so với các kênh khác do đây là kênh điều tiết thị trường tiền tệ chủ yếu của NHNN. Doanh số mua qua OMOs chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số hỗ trợ vốn của NHNN qua các kênh (cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, OMOs và hoán đổi ngoại tệ), cho thấy OMOs đóng vai trò quan trọng trong điều tiết vốn khả dụng của các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ.

- Phát hành tín phiếu NHNN là công cụ chủ đạo để trung hoà kịp thời lượng tiền cung ứng đưa ra mua ngoại tệ tăng Dự trữ ngoại hối nhà nước, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá

Song hành việc đưa tiền ra để mua ngoại tệ, NHNN chủ động kịp thời thu tiền về qua phát hành tín phiếu NHNN với khối lượng, lãi suất, kỳ hạn phù hợp để trung hòa lượng tiền cung ứng đưa ra mua ngoại tệ, góp phần

kiểm soát lạm phát. Trong điều kiện các kênh thu tiền về khác hạn chế (do số dư NHNN cho vay các TCTD qua tái cấp vốn, chào mua nghiệp vụ thị trường mở, cho vay qua đêm ở mức thấp), đây là công cụ chủ đạo trong việc thu tiền về của NHNN.

Góp phần ổn định tỷ giá: Do thanh khoản của các TCTD dư thừa, lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, nên một số TCTD đã tăng mua ngoại tệ, tác động làm tăng tỷ giá. Vì vậy, để góp phần ổn định tỷ giá, NHNN thực hiện phát hành tín phiếu NHNN để giảm bớt thanh khoản nhưng không ảnh hưởng đến lãi suất huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Lãi suất chào mua GTCG nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với các mức điều hành lãi suất của NHNN và phù hợp với lãi suất thị trường liên ngân hàng

Nhìn chung lãi suất chào mua qua OMOs đã được điều hành đồng bộ với lãi suất tái cấp vốn và các mức lãi suất điều hành khác của NHNN và đã dần trở thành lãi suất định hướng lãi suất thị trường và được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường và mục tiêu điều hành CSTT của NHNN: Lãi suất chào mua GTCG luôn nằm trong khoảng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Từ năm 2011 đến nay, lãi suất chào mua GTCG qua OMOs về cơ bản cao hơn hoặc bằng lãi suất thị trường liên ngân hàng, thể hiện được vai trò định hướng đối với thị trường về mục tiêu điều hành của NHNN đối với lãi suất thị trường liên ngân hàng không vượt quá lãi suất chào mua GTCG qua OMOs. Qua đó góp phần hỗ trợ cho thị trường liên ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, các TCTD tăng cuờng vay mượn lẫn nhau trên thị trường, NHNN đóng vai trò là người cho vay cuối cùng khi các TCTD gặp khó khăn vay nhau trên thị trường. Đồng thời, cũng là cơ sở để NHNN dần hình thành khuôn khổ điều hành CSTT sử dụng lãi suất liên ngân hàng là mục tiêu điều hành, góp phần ổn định diễn biến thị trường liên ngân hàng.

2.3.2. Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế, khó khăn

- Ảnh hưởng của nghiệp vụ thị trường mở tới cơ số tiền tệ có thể không đạt hiệu quả tối đa do bị triệt tiêu bởi các tác động ngược chiều nên dự trữ của ngân hàng không tăng/giảm tương ứng sau các hoạt động mua/bán GTCG của NHNN. Các tác động ngược chiều này gồm có dòng chảy ngược chiều của vốn do mất cân đối trong cán cân thanh toán hoặc do số dư tiền gửi của ngân sách tại NHNN tăng lên làm cho các hoạt động mua hoặc bán chứng khoán của NHNN bị triệt tiêu một phần hoặc toàn bộ.

- Khi lãi suất thị trường giảm như là một kết quả do lượng tiền ứng tăng lên, không phải lúc nào khối lượng tín dụng của nền kinh tế cũng tăng lên tương ứng. Điều này còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, mức độ rủi ro và ổn định của môi trường đầu tư.

- NHNN vẫn đang phải cân nhắc thận trọng về khối lượng giao dịch trên thị trường mở vì phải lựa chọn và đánh đổi giữa các mục tiêu trong điều hành CSTT. Việc thực hiện CSTT đa mục tiêu là xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam và sự lựa chọn đó đã mang lại thành công nhất định trong điều hành CSTT, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vào một số thời điểm việc thực hiện CSTT đa mục tiêu đã gây khó khăn cho NHNN trong việc đưa ra các quyết định chính sách để hạn chế các xung đột giữa các mục tiêu, trong đó có công cụ OMOs. Cụ thể một số thời điểm, NHNN đã phải lựa chọn mục tiêu giữa ổn định tỷ giá, nhưng không ảnh hưởng đến mục tiêu giảm lãi suất, theo đó, NHNN đã phải cân nhắc thận trọng về khối lượng tiền cần thu về qua nghiệp vụ thị trường mở để TCTD vẫn đảm bảo được nguồn vốn cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng, mà không phải tăng lãi suất thị trường.

khăn. Để thực hiện dự báo vốn khả dụng của các TCTD thì cần có rất nhiều

Một phần của tài liệu 1342 sử dụng công cụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w