Về sự phối hợp giữa các công cụ chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu 1342 sử dụng công cụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 78)

3.2.7.1. Công cụ dự trữ bắt buộc

Công cụ dự trữ bắt buộc tiếp tục được điều hành thận trọng do có tính chất tác động trực tiếp và mạnh đến thanh khoản của các TCTD và sự ổn định thị trường tiền tệ. Trong giai đoạn vừa qua, trong điều kiện tín dụng được kiểm soát, NHNN không thực hiện điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND; Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ, NHNN điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ tăng và mở rộng diện dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTC nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ góp phần thực hiện chủ trương chống đô la hóa.

3.2.7.2. Cơ chế điều hành tỷ giá

Tiếp tục thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm, được áp dụng từ ngày 04/01/2016, đây là một bước tiến mới của NHNN trong việc điều hành thị trường ngoại hối theo diễn biến thị trường để dần hướng đến một cơ chế tỷ giá thả nổi. Tỷ giá trung tâm sẽ được xác định trên cơ sở diễn biến của 3 yếu tố chính: (i) Diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày hôm trước; (ii) Diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của 8 đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam (gồm USD, EUR, CNY, Bath, JPY, SGD, KRW, TWD); (iii) Các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.

Việc chuyển sang neo giữ theo một giỏ tiền tệ giúp giữ ổn định tỷ giá và đảm bảo tính linh hoạt của chính sách. Đặc điểm của kinh tế Việt Nam là có quy mô nhỏ nhưng độ mở lớn, không bị phụ thuộc lớn vào một đối tác lớn nào, vì vậy việc neo theo một giỏ tiền tệ giúp Việt Nam tránh được những cú sốc bất lợi từ thị trường hàng hóa và tiền tệ thế giới. Việc áp dụng tỷ giá mới sẽ giúp việc giảm giá VND trong thời gian tới diễn ra tuần tự, NHNN sẽ hạn chế được việc phải sử dụng dự trữ ngoại hối để bình ổn thị trường.

Với tỷ giá trung tâm, tỷ giá giao dịch hàng ngày sẽ biến động phù hợp hơn với cung cầu thị trường, khó xảy ra trường hợp điều chỉnh mạnh. Dù tình trạng đầu cơ vẫn có thể xảy ra nhưng sẽ ở quy mô thấp hơn, do việc dự báo của giới đầu cơ sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều khi tỷ giá hối đoái biến động hàng ngày.

Với cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, NHNN không đưa ra một ngưỡng cam kết điều chỉnh tỷ giá sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá, giúp phát triển thị trường phái sinh tại Việt Nam.

3.2.7.3. Cơ chế điều hành lãi suất

Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hướng chủ động chủ động dẫn dắt thị trường và bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát.

Trong thời gian qua, điều hành công cụ lãi suất có bước chuyền biến căn bản đạt đươc mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân, hỗ trơ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Trên cơ sở đánh giá đúng xu hướng diễn biến của lạm phát, tình hình thanh khoản của hệ thống TCTD, NHNN đã đưa ra các định hướng về mặt bằng lãi suất thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD cũng như doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Điều hành chính sách lãi suất trên cơ sở kết hợp giữa biện pháp gián tiếp (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất trên OMOs) và trực tiếp (trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên) để điều tiết và kiểm soát được mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý với mục tiêu kiểm soát lạm phát trong điều kiện hoạt động của các TCTD không đồng đều, thanh khoản kém, một số TCTD thuộc diện phải cơ cấu lại.

3.2.7.4. Điều hành tín dụng

Các giải pháp tín dụng cần được điều hành linh hoạt theo hướng có kiểm soát, tăng trưởng tín dụng hợp lý phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế; mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế, hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro.

3.2.7.5. Nghiên cứu công cụ nhận tiền gửi qua đêm hoặc có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng

Nghiên cứu về việc đưa công cụ nhận tiền gửi qua đêm hoặc có kỳ hạn của các TCTD vào sử dụng như một công cụ dự phòng đỉều tiết vốn khả dụng dư thừa nhằm kiểm soát lãi suất thị trường liên ngân hàng theo mục tiêu, đồng thời hỗ trợ ổn định tỷ giá và tránh tác động tâm lý đến sự ổn định thị trường tiền tệ. Thực hiện công cụ này có ưu điểm là có thể điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các NHTM, đặc biệt trong điều kiện vốn khả dụng của TCTD không đồng đều dư thừa vốn mang tính tạm thời. Khi TCTD có dư thừa thừa vốn khả dụng sau khi đã cho vay trên thị trường liên ngân hàng, vào cuối ngày làm việc có thể gửi vào NHNN để hưởng mức lãi suất theo kỳ hạn gửi tiền, theo đó tương ứng việc NHNN thu lượng tiền từ lưu thông về (giống như NHNN phát hành tín phiếu NHNN) nhưng công cụ hoạt động như công cụ tự động không phải thực hiện đấu thầu như tín phiếu NHNN. Tuy nhiên, nêu áp dụng công cụ này NHNN thường xuyên phải trả lãi cho các TCTD nên chi phí có thể cao hơn việc NHNN chỉ phát hành tín phiếu khi cần thiêt và công cụ nhận tiền gửi không có tính thanh khoản như tín phiếu NHNN.

Một phần của tài liệu 1342 sử dụng công cụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w