Giới thiệu về dịch vụ huy động vốn của VPB

Một phần của tài liệu 1370 thực trạng và giải pháp huy động vốn tại NH liên doanh VID PUBLIC sở giao dịch hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40)

Cũng như các NHTM khác, VPB huy động vốn chủ yếu thông qua các tài khoản tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Các loại tài khoản tiền gửi bao gồm tiền gửi thanh toán (hay tiền gửi không kỳ hạn), tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản vốn chuyên dùng, tài khoản ký quỹ.

Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được mở cho các khách hàng là cá nhân hay tổ chức. Tài khoản này có thể được mở bằng nội tệ và một số ngoại tệ chủ chốt như USD, EUR, SGD. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cũng được mở cho các khách hàng là cá nhân hay tổ chức. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn

chỉ được mở bằng VND và USD. Các loại kỳ hạn của tiền gửi có kỳ hạn gồm một tuần, hai tuần, ba tuần, một tháng, hai tháng, ba tháng, sáu tháng, chín tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng hoặc kỳ hạn theo số ngày.

về các điều kiện liên quan khác, VPB áp dụng mức số dư tối thiểu đối với tài khoản không kỳ hạn bằng nội tệ là 1.000.000 VND/ 100.000VND, với tài khoản bằng ngoại tệ là 100 USD/ 10 USD hoặc ngoại tệ khác tương đương. Số tiền tối thiểu để gửi có kỳ hạn là 2.000.000 VND hoặc 200 USD. Lãi tiền gửi không kỳ hạn được trả một lần vào cuối tháng. Lãi tiền gửi có kỳ hạn được trả một lần vào ngày đến hạn hoặc định kỳ hàng tháng, quý. VPB không áp dụng hình thức trả lãi trước cả kỳ cho các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.

Tài khoản vốn chuyên dùng là loại tài khoản không kỳ hạn bằng ngoại tệ, dành riêng cho khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo quy định của pháp luật, mỗi doanh nghiệp, tại một thời điểm nhất định, chỉ đư ợc phép mở một tài khoản vốn chuyên dùng tại một NHTM. Tài khoản vốn chuyên dùng được sử dụng cho các giao dịch sau: chuyển vốn đầu tư vào và ra khỏi Việt Nam; nhận tiền gốc, trả tiền gốc, tiền lãi và phí của các khoản vay nước ngoài vào và ra khỏi Việt Nam; chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp ra khỏi Việt Nam. Hầu hết các khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài nếu mở tài khoản giao dịch tại VPB thì cũng mở tài khoản vốn chuyên dùng tại đây. Thông qua loại tài khoản này, VPB có thể huy động vốn bằng ngoại tệ từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tài khoản ký quỹ được mở khi khách hàng có nghĩa vụ dùng tiền trong tài khoản của mình để đảm bảo cho một nghĩa vụ tài chính nào đó với ngân hàng như ký quỹ để mở thư tín dụng, ký quỹ để phát hành bảo lãnh, ký quỹ để phát hành thẻ tín dụng, ký quỹ để vay vốn, ký quỹ để chiết khấu chứng từ. Tiền ký quỹ có thể là nội tệ hay ngoại tệ, có thể được gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn.

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọn g Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

về khách hàng mục tiêu, ngay từ khi mới thành lập vào năm 1992, VPB đã xác định thị trường khách hàng mục tiêu của mình là các tổ chức và cá nhân Malaysia đang hoạt động và làm việc tại Việt Nam. Vì thế, VPB huy động vốn chủ yếu từ nhóm các khách này thông qua các tài khoản của họ mở tại Ngân hàng. Như thế, hoạt động huy động vốn của VPB có những lợi thế nhất định như các khách hàng Malaysia thích giao dịch với các ngân hàng có yếu tố Hàn Quốc; số tiền mà các doanh nghiệp Malaysia đầu tư vào Việt Nam chuyển qua các tài khoản của họ mở tại VPB thường là số tiền lớn, hàng triệu Đô la Mỹ; khách hàng thường gửi tiền trong tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, chủ yếu để phục vụ nhu cầu thanh toán; tiền chuyển từ nước ngoài về Việt Nam bằng ngoại tệ nên VPB có thể mua ngoại tệ của khách hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Cho đến những năm gần đây, cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhiều NHTM mới được thành lập, nhiều ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam , số lượng các NHTM tại Việt Nam đã tăng lên rất nhanh. Kết quả là, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vốn đã gay gắt nay còn gay gắt hơn nữa. Biết rằng khách hàng có vốn đầu tư của Malaysia là một mảng khách hàng tiềm năng nên nhiều NHTMNN, NHTMCP và ngân hàng 100% vốn nước ngoài cùng tấn công vào mảng khách hàng này. Vì thế, hoạt động huy động vốn của VPB ngày càng khó khăn hơn.

2.2.2 về quy mô và cơ cấu vốn huy động

Năm 2012 và đầu năm 2013, tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát, giá cả tăng cao, chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế ... đã gây khó khăn cho việc huy động vốn tại ngân hàng VID Public - SGD Hà Nội nói riêng và cho toàn hệ thống ngân hàng VID Public nói chung. Tuy vậy năm 2012 lại là năm gặt hái thành công của VPB. Nguồn vốn huy động thậm chí còn vượt kế hoạch được giao.

Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội

- Không kỳ hạn 13.145 22% 13.358 21% 12.642 19% 14.212 20% - Có kỳ hạn: 47.267 78% 51.504 79% 52.497 81% 56.615 80% <12 tháng 40.615 67% 46.556 72% 50.302 77% 46.759 66% >12 tháng 6.652 11% 4.948 ~ỹ % 2.195 ^3%0 9.856 14% 2. Theo thành phần kinh tế NVHĐ từ TCKT 54.422 90% 61.023 94% 59.233 89% 62.047 88% - NVHĐ từ dân cư 5.862 10% 3.712 6% 5.783 11% 8.656 12% - Tiền gửi TCTD 128 0% 127 0% 123 0% 124 0% 3. Theo loại tiền tệ - VNĐ (quy đổi) 46.523 77% 41.337 64% 47.654 73% 47.122 67% - Ngoại tệ 13.889 23% 23.525 36% 17.485 27% 23.705 33%

Trước những biến động của thị trường tài chính trong và ngoài nước cũng như biến động của nền kinh tế thế giới, quy mô và cơ cấu nguồn vốn có thay đổi như sau:

* về quy mô nguồn vốn:

Năm 2009, tổng NVHĐ đạt 60.412 nghìn đô la Mỹ. Năm 2010 là 64.862 nghìn đô, năm 2011 là 65.139 nghìn đô và đến năm 2012 tăng lên 63.827 nghìn đô la Mỹ.

Mặc dù nguồn vốn huy động không có sự biến động nhiều. Theo đó, tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động bình quân năm sau so với năm trước từ 2009 đến 2012 lần lượt là 7%, 0% và 9%. Nhưng con số này cũng đã phản ánh nỗ lực của VPB trong hoạt động kinh doanh thời gian qua.

Ta có thể thấy rõ hơn điều này qua biểu đồ NVHĐ của VPB:

Tổng NVHĐ

Biểu đồ 2.1 Tổng Nguồn vốn huy động của Ngân hàng VID Public - Sở Giao Dịch Hà Nội

* về cơ cấu nguồn vốn:

Dưới tác động của sự phát triển kinh tế, dịch vụ ngân hàng, nhận thức của người dân, ... cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh đã có nhiều sự biến đổi.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

+ Nguồn vốn không kỳ hạn: Nguồn vốn không kỳ hạn (chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn) có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2009. Năm 2009 tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn là 22%; sang năm 2010, tỷ lệ này là 21%, năm 2011 là 19%, năm 2012 là 20% tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn không kỳ hạn tuy không ổn định, song có lãi suất thấp nhất, lại có tỷ trọng tương đối cao nên rất có lợi cho VPB trong việc cạnh tranh lãi suất đầu ra. Nguồn vốn không kỳ cho thấy nhu cầu thanh toán, chi trả, mở tài khoản tiền gửi thanh toán của các cá nhân, tổ chức tại VPB khá lớn so với tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn tại các ngân hàng khác, đồng thời cũng chứng tỏ công tác chuyển tiền, thanh toán...thời gian qua đã được VPB thực hiện tốt.

+ Nguồn vốn có kỳ hạn: Trong khi nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng giảm về tỷ trọng thì nguồn vốn có kỳ hạn lại tăng về tỷ trọng. Cụ thể như sau:

về tỷ trọng: tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn tăng từ 78% năm 2009, lên 79% năm 2010, 81% năm 2011 và năm 2012 chiếm tỷ trọng 80% trong tổng nguồn vốn huy động.

về quy mô: Quy mô nguồn vốn có kỳ hạn tăng từ 47.267 nghìn USD năm 2009 lên 51.504 nghìn USD năm 2010, 52.497 nghìn USD năm 2011 và ở mức 56.615 nghìn USD năm 2012. (xem bảng 2.1).

+ Nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng: Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động (từ 66% đến 77%). Các khoản tiền gửi này có chi phí vốn cao nhưng lại có độ ổn định cao hơn các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Nhờ đó VPB có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này cho các hoạt động cho vay, đầu tư.

Năm 2009, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 40.615 nghìn USD lên 46.556 năm 2010, năm 2011 con số này là 50.302 nghìn USD và giảm xuống còn 46.759 nghìn USD năm 2012. Nguyên nhân: cuối năm 2011, VPB đã chủ động tiếp cận được một dự án có nguồn tiền gửi với kỳ hạn 3 tháng là dự án nhận tiền gửi của khách hàng mua nhà Gamuda City. Với dự án này các khách hàng mua nhà dự án Gamuda City sẽ gửi khoản tiền 200 triệu đồng kỳ hạn 3 tháng để dùng làm bảo lãnh cho hợp đồng mua nhà. Dự án không những giúp tăng nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng vào năm 2011 mà còn góp phần tăng thu nhập từ các khoản phí bảo lãnh cũng như lợi nhuận cho VPB vào năm 2012 khi dự án đến hạn thanh toán lần 1.

+Nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng: Nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng biến động không ổn định từ năm 2009.. Tỷ trọng của nguồn vốn này năm 2012 tăng lên 14%. Trong khi năm 2009 là 11%, 2010 là 8%, 2011 giảm còn 3%. Lượng vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy nguồn vốn huy động của VPB mất tính ổn dẫn đến gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư, cho vay trung, dài hạn. Tuy nhiên đến năm 2012 tỷ trọng này đã được cải thiện nhờ vào các hoạt động thu hút nguồn vốn dài hạn của VPB.

Năm 2009 6.652; 11% 40.615; 67% 13.145; 22% Năm 2010 Năm 2012 Năm 2011 46.759; 66%

□ Không kỳ hạn I=I Kỳ hạn < 12 tháng I=I Kỳ hạn ≥ 12 tháng

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn tại Ngân hàng VID Public - SGD Hà Nội

Nguồn: Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu vốn huy động của NH VID Public - SGD Hà Nội

- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:

Số liệu thống kê cho thấy, trong số các nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ TCKT tại VPB luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động (trên 85%) và có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây. Nguồn vốn huy động từ các TCTD khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Và ngược với

nguồn vốn huy động từ TCKT thì nguồn vốn huy động từ dân cư có xu hướng tăng dần. Năm 2012 tỷ trọng của nguồn vốn này tăng lên 14%.

Năm 2011 Năm 2012

□ NVHĐ TCKT O NVHĐ dân cư O NVHĐ TCTD

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng tại VPB

Nguồn: Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu vốn huy động của VPB

+ Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế (TG của các doanh nghiệp, công ty...):

Số liệu nguồn vốn TCKT cho ta thấy: tiền gửi các tổ chức kinh tế có sự biến động: năm 2009, con số này dừng ở mức 54.422 nghìn USD chiếm 90% nguồn vốn huy động, năm 2010 là 61.023 nghìn USD, chiếm đến 94% nguồn vốn, năm 2011 tăng lên 59.233 nghìn USD và chiếm 89% tổng NVHĐ. Đến

năm 2012 giảm tỷ trọng còn 88% đạt giá trị 62.047 nghìn USD. Nguồn vốn huy động của VPB như vậy chủ yếu là từ khách hàng doanh nghiệp. Nhờ đó VPB có thể huy động vốn với chi phí hợp lý. Bởi vì, khách hàng doanh nghiệp thường gửi tiền với những khoản lớn; lãi tiền gửi trả cho khách hàng doanh nghiệp thường thấp hơn trả cho khách hàng cá nhân; ngoài ra, huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp cho phép ngân hàng tiết kiệm được các chi phí ngoài lãi do quy mô khoản tiền gửi lớn.

Tuy nhiên, những số liệu này cũng cho thấy nguồn vốn huy động của VPB phụ thuộc quá nhiều vào một số khách hàng. Số dư tiền gửi của 10 khách hàng tiền gửi lớn nhất vào cuối các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 72%, 74%, 70% và 68% tổng vốn huy động của Ngân hàng (Nguồn: Báo cáo số dư tiền gửi của 10 khách hàng lớn nhất tại VPB). Cơ cấu nguồn vốn như vậy cho thấy sự lệ thuộc quá lớn và mất tính ổn định của nguồn vốn. Bởi lẽ, các doanh nghiệp này thường thực hiện những giao dịch có giá trị lớn, khi họ nhận tiền về vốn huy động của Ngân hàng tăng mạnh nhưng khi họ chuyển tiền đi, vốn huy động giảm đột ngột. Như vậy, nguồn vốn huy động của VPB là rất thiếu tính ổn định.

+ Nguồn vốn huy động từ dân cư:

Nguồn vốn huy động từ dân cư chủ yếu qua tài khoản thanh toán và tiền gửi tiết kiệm Trong đó, tiền gửi tiết kiệm dân cư luôn chiếm đa số (khoảng 90%)

trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư. Khách hàng cá nhân của VPB bao gồm người nước ngoài làm việc cho các công ty của Malaysia hoặc liên doanh với Malaysia, nhân viên được trả lương qua tài khoản VPB của các khách hàng là các TCKT, các cá nhân là khách hàng vay của VPB và một số cá nhân là khách hàng trung thành tin tưởng vào chất lượng dịch vụ tối ưu của VPB.

Năm 2009 nguồn vốn này đạt 5.862 nghìn USD, chiếm 10% tổng NVHĐ. Năm 2010 đạt 3.712 nghìn USD chiếm 6% tổng NVHĐ. Năm 2011 tăng lên 5.783 nghìn USD chiếm 11%. Đến năm 2012 đạt mức 8.656 nghìn USD chiếm 12% tổng NVHĐ.

Đe có được những con số đó VPB đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để xây dựng niềm tin, thương hiệu. Song song đó, chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức huy động mới, linh hoạt về kỳ hạn và lãi suất, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng.

Không như tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư vào ngân hàng nhằm mục đích an toàn và hưởng lãi. Tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm (TGTK). Lãi suất TGTK cao hơn rất nhiều so với tiền gửi giao dịch nhưng chi phí duy trì và chi phí quản lý nói chung là thấp, hơn nữa đây lại là nguồn vốn ít biến động nên rất có lợi cho hoạt động đầu tư, cho vay của ngân hàng.

+ Tiền gửi của tổ chức tín dụng:

Tiền gửi của TCTD tại VPB chiếm tỷ lệ không đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn huy động mấy năm qua. Khách hàng là TCTD tại VPB hiện nay chỉ còn ngân hàng RHB Bank Berhad (Malaysia). Số dư tiền gửi ở mức trên 120.000 USD.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ: + Nguồn vốn huy động nội tệ:

Nhìn chung, nguồn vốn nội tệ vẫn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn ngoại tệ. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay tỷ trọng này có sự giảm nhẹ trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động 77% năm 2009 xuống 64% năm 2010, 73% năm 2011 và 67% năm 2012.

2010

Bên cạnh nguồn vốn nội tệ thì VPB còn huy động vốn bằng ngoại tệ chủ yếu là USD. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng lại giúp VPB trong việc đa dạng hoá hình thức huy động, mở rộng diện tiếp xúc khách hàng, đáp ứng nhu cầu đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ và nhất là giúp VPB tăng thu nhập.

Nguồn vốn ngoại tệ tại VPB trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 biến

Một phần của tài liệu 1370 thực trạng và giải pháp huy động vốn tại NH liên doanh VID PUBLIC sở giao dịch hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w