Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM, và chúng có mối quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau. Các NHTM không chỉ quan tâm tới việc huy động thật nhiều vốn mà còn phải tìm nơi cho vay, đầu tư sao cho có hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới việc huy động nhiều vốn mà không cho vay, đầu tư hết thì sẽ bị ứ đọng vốn, trong khi phải mất nhiều chi phí huy động và như vậy sẽ dẫn tới làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, nếu ngân hàng không có đủ vốn để cho vay, đầu tư ngân hàng sẽ mất đi cơ hội kinh doanh, mất cơ hội mở rộng khách hàng, ... uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng giảm sút. Bởi vậy, việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện trước nhất để các NHTM mở rộng đầu tư, cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Sử dụng vốn là cách nối tiếp, quyết định hiệu quả huy động vốn, quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, để đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời trong hoạt động kinh doanh, các NHTM phải xây dựng cho mình một danh mục nguồn vốn và tài sản sao cho có sự phù hợp tương đối về quy mô, thời hạn, lãi suất cũng như thay đổi phù hợp với môi trường kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định.
Bảng 2.2 Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn tại VPB
60.412 64.862 65.139 70.827
- Nguồn vốn dưới 12 tháng 47.575 52.718 55.567 51.486
- Nguồn vốn trên 12 tháng 6.652 4.948 2.195 9.856
2. Tổng dư nợ cho vay. Trong đó: 44.802 44.686 45.762 46.523
- Cho vay ngắn hạn 16.960 16.162 15.265 14.727
- Cho vay trung - dài hạn 27.842 28.524 30.497 31.796
3. Hệ số sử dụng vốn huy động 0,74 0,69 0,70 0,66
- Hệ số SDV ngắn hạn 0,29 0,27 0,26 0,28
- Hệ số SDV trung - dài hạn 4 6 13 3
Trong 4 năm từ năm 2009 đến năm 2012, tổng nguồn vốn mà VPB huy động được đều đáp ứng để phục vụ nhu cầu đầu tư, cho vay cũng như thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác.
Hệ số sử dụng vốn năm 2009, 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 0,74 lần, 0.69 lần, 0,70 lần và 0,66 lần. Như vậy, nguồn vốn huy động tại VPB đáp ứng nhu cầu cho vay, và thừa vốn phải cho hội sở chính vay. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn chưa tương thích với cơ cấu vốn cho vay. Hệ số sử dụng vốn trung - dài hạn lớn hơn nhiều so với hệ số sử dụng vốn ngắn hạn. VPB huy động
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2010/ 2009 2011/ 2010 2012/ 2011
nguồn vốn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động nhưng dư nợ cho vay ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2012, hệ số sử dụng vốn trung - dài hạn tại VPB được điều chỉnh giảm còn 3 lần. Đây là xu hướng tốt cho hoạt động kinh doanh của VPB vì nó phản ánh sự cân đối ngày càng tốt hon giữa kỳ hạn tiền gửi và thời hạn cho vay trung - dài hạn.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG VID PUBLIC - SỞ GIAO DỊCH HÀ NỘI
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới biến động vô cùng phức tạp, trước xu thế hội nhập ngày càng sâu và rộng của Việt Nam thì tình hình kinh tế xã hội của nước ta không tránh khỏi ảnh hưởng. Hiện nay ngày càng có nhiều các doanh nghiệp, công ty, các NHTM, ... cạnh tranh nhau cùng tồn tại và phát triển. Trước xu thế đó, để đứng vững trong cạnh tranh, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động, hạ lãi suất cho vay, nới lỏng các điều kiện vay vốn, tăng cường hoạt động marketing, quảng cáo, khuyến mại, ... nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị phần, nâng cao uy tín, ... Nhận biết được các khó khăn trênVPB luôn chủ động, tích cực, nỗ lực vượt qua khó khăn và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Cụ thể:
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh vốn huy động:
Thực tế, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh vốn huy động luôn dưong và có sự tăng trưởng qua các năm. Điều đó nghĩa là hoạt động huy động vốn đã mang lại hiệu quả, đồng vốn huy động được đã tạo ra chênh lệch, lợi nhuận cho ngân hàng. Quy mô lợi nhuận kinh doanh vốn huy động tăng, tỷ suất lợi nhuận ngày càng cải thiện.
Lợi nhuận kinh doanh vốn huy động
Thu từ lãi cho Chi phí trả lãi tiền gửi, tiền -
vay và đầu tư vay và chi phí hoạt động khác Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động ( lãi ròng từ cho vay, đầu tư) được tính toán từ tổng thu từ lãi cho vay, đầu tư vốn huy động khấu trừ chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay và chi phí hoạt động khác.
Bảng 2.3 Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động tại VPB
- Thu lãi cho vay 5.946 6.011 6.235 6.756 101,09 103,7 3 108,36 2. Tổng chi. Trong đó: 5.050 4.893 5.892 4.908 96,89 120,4 2 83,30 - Chi phí trả lãi 3.598 3.547 3.555 3.786 98,58 100,2 3 106,50 - Chi phí hoạt động khác 1.452 1.346 2.337 1.122 92,70 173,63 48,01
3. Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy __±^_________________
89
nghìn USD tăng lên 1.118 nghìn USD năm 2010. Năm 2009 dù lãi suất huy động ở mức khá thấp 7-10% nhưng số dư tiền gửi mà VPB phải trả lãi lại ở mức cao 17%- mức lãi suất huy động trong những tháng 10/2008 vẫn chiếm
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Tông nguồn vốn huy động (tỷ
đồng) 60.412 64.862 65.139 70.827
tỷ trọng lớn. Điều này khiến cho mặc dù quy mô nguồn vốn huy động nhỏ hơn năm 2010 nhưng chi phí trả lãi đi cùng với các chi phí khác vẫn cao hơn năm 2010. Như vậy, trong năm 2010 cả hai chỉ tiêu thu từ lãi cho vay, đầu tư tăng cao và chi phí trả lãi tiền gửi , tiền vay giảm. Điều này cho thấy trong năm 2010 VPB đã thực hiện tốt hơn các chiến lược kinh doanh của mình. Đầu tiên, VPB chú trọng đến công tác duy trì và phát triển nguồn vốn huy động, tiếp đến, tăng cường quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, đầu tư. Các khoản vay tại VPB đã phát huy được hiệu quả cao khi việc thu nợ, thu lãi luôn đúng thời hạn thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Tiếp tục duy trì các biện pháp kinh doanh hiệu quả đã được thực hiện trong năm 2010 và có những thay đổi phù hợp với diễn biến mới của thị trường tài chính - tiền tệ, quy mô nguồn vốn huy động của VPB tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, VPB phải trích lập dự phòng một khoản nợ xấu khoảng 1 triệu USD (do công ty Orion Hanel đứng trước nguy cơ phá sản) khiến cho tổng chi phí của VPB đột biến tăng lên 2.337 nghìn USD dẫn đến lợi nhuận kinh doanh từ hoạt động huy động giảm còn 343 nghìn USD. Sang năm 2012, khoản vay nói trên, do Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam bảo lãnh, đã được hoàn trả. Tổng thu nhập cũng như thu từ lãi cho vay tăng lên, tổng chi giảm xuống khiến cho lợi nhuận của VPB tăng vọt, lợi nhuận kinh doanh từ hoạt động huy động cũng tăng lên 1.848 nghìn USD, bằng 538% con số này năm 2011. Thành tích này là nguyên nhân mà VPB đạt danh hiệu “Chi nhánh hoạt động xuất sắc” năm 2012 mà Ngân hàng Public Bank, Malaysia trao tặng.
- Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động:
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động
= ——7 T7 ..--- — X 100
(%) Tổng vốn huy động
Từ tính toán chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh vốn huy động năm 2009, 2010, 2011, 2012 và chỉ tiêu nguồn vốn huy động tại bảng 2.1 ta tính toán chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (tỷ suất lãi ròng từ cho vay, đầu tư) qua các năm như sau:
3. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh
tăng từ 1,48% năm 2009 lên 1,72%. Điều này cho thấy, không chỉ lợi nhuận hoạt động huy động vốn năm 2010 đ ã có kết quả mà tỷ suất lợi nhuận cũng có bước tiến đáng kể. Cũng với 100 đồng vốn huy động được từ khách hàng, chi nhánh thu được 1,72 đồng lợi nhuận từ kinh doanh vốn huy động. Tỷ suất lợi nhuận này cho phép VPB tiếp tục với những phương hướng và biện pháp kinh doanh được thực hiện. Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận đạt 0,53% cho dù trích lập dự phòng 1 triệu USD. Trên thực tế nếu không có khoản trích lập này, lợi nhuận của VPB đã tăng 1 triệu USD và mức tỷ suất lợi nhuận này đạt 2,06%. Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động tiếp tục tăng lên 2,61%.
- Chi phí huy động vốn giảm dần cho thấy ngân hàng đã làm tốt hơn công tác huy động vốn, khai thác được nhiều nguồn vốn giá rẻ.
- Hệ số sử dụng vốn tương đối hài hòa và ổn định: VPB đã thực hiện nhiều biện pháp để đa dạng hóa nguồn vốn huy động kết hợp với cơ cấu lại các khoản cho vay để điều chỉnh hài hòa mối tương quan về nguồn vốn huy động - cho vay. Nguồn vốn được điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn ổn định từ dân cư, thu hút nguồn vốn ngoại tệ. Cơ cấu dư nợ điều chỉnh theo hướng giảm dư nợ cho vay ngoại tệ. Đây chính là yếu tố cho thấy hướng đi đúng đắn của chi nhánh trong thời gian tới.
2.3.2 Hạn Chế và Nguyên Nhân
Phân tích ở trên cho thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động của VPB qua các năm là thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng vốn huy động của ngành ngân hàng; cơ cấu vốn huy động còn chưa cân đối; vốn huy động lại phụ thuộc rất nhiều vào số dư tiền gửi của một số khách hàng lớn, khách hàng doanh nghiệp. Để tìm ra các nguyên nhân, ta sẽ lần lượt đánh giá hoạt động huy động vốn qua các nội dung sau:
2.3.2.1 Các loại sản phẩm
VPB chủ yếu cung cấp các sản phẩm huy động vốn truyền thống như tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản vốn chuyên dùng, tài khoản ký quỹ, tài khoản tiền gửi cho cá nhân và cho các tổ chức. Loại tiền gửi có kỳ hạn được thực hiện bằng USD và VND. Các loại kỳ hạn gửi tiền gồm một tuần, hai tuần, ba tuần, một tháng, hai tháng, ba tháng, sáu tháng, chín tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng.
Trong khi đó, các sản phẩm tiền gửi mà các NHTM khác cung cấp rất đa dạng và phong phú. Chẳng hạn, Teccombank cung cấp tiết kiệm thường, tiết kiệm bội thu, tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm tích lỹ tài tâm, tiết kiệm tích lũy tài hiền, tiết kiệm trả lãi trước tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ; Vietcombank có các loại sản phẩm như tiết kiệm thường, tiết kiệm trả lãi định kỳ, tiết kiệm trả lãi tự động, tiết kiệm trả lãi trước, tiền gửi thanh toán, tiền
gửi có kỳ hạn; ACB cung cấp tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm lãi suất thả nổi, tiết kiệm bảo hiểm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi lãi suất thả nổi, tiền gửi thanh toán linh hoạt... (Nguồn: tham khảo trang web của các ngân hàng Techcombank, Vietcombank, ACB).
Như vậy, dù các sản phẩm tiền gửi xoay quanh các sản phẩm truyền thống như có kỳ hạn, không kỳ hạn cho cá nhân hay cho các tổ chức, các NHTM đã nghiên cứu và đưa rất nhiều loại sản phẩm tiền gửi làm phong phú về tên gọi và cách thức thực hiện cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Điểm hạn chế của VPB trong hoạt động huy động vốn là các sản phẩm tiền gửi của VPB còn rất đơn điệu về chủng loại, loại tiền được gửi có kỳ hạn chỉ có USD và VND, lãi chỉ được nhận cuối kỳ hoặc trả theo tháng, quý (mới được triển khai rộng rãi tháng 7 năm 2013). Theo kết quả thăm dò ý kiến khách hàng về sự đa dạng của các sản phẩm tiền gửi của VPB, 80% ý kiến cho rằng sản phẩm tiền gửi của VPB kém đa dạng. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ vốn huy động từ cá nhân trong tổng số vốn huy động là rất thấp.
2.3.2.2 Lãi suất huy động vốn
Hiệu quả huy động vốn ảnh hưởng bởi hai nhân tố chính đó là chi phí đầu vào và thu nhập từ yếu tố đầu ra. Tối thiểu hóa chi phí đầu vào thông qua hai hình thức: giảm chi phí trả lãi tiền gửi và giảm chi phí quản lý. Chi phí trả lãi ảnh hưởng trực tiếp từ chính lãi suất huy động của ngân hàng. Lãi suất càng cao thì chi phí trả lãi tiền gửi càng lớn khiến quy mô lợi nhuận kinh doanh vốn, tỷ suất lợi nhuận giảm. Ngược lại, lãi suất thấp là điều kiện cho ngân hàng tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng quy mô lợi nhuận kinh doanh.
Trước đây, khi NHNN thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất, lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng VND hay ngoại tệ khác của VPB
thường thấp hơn lãi suất huy động của khối các NHTMNN và NHTMCP. Gần đây, khi nền kinh tế thế giới suy thoái, khủng hoảng xảy ra ở các cường quốc kinh tế như Mỹ, các nước khối EU, lạm phát trong nước tăng cao, vốn huy động của các ngân hàng bị giảm sút. Các NHTM gặp khó khăn về huy động vốn đã phải đẩy lãi suất tiền gửi lên cao để giữ chân khách hàng, duy trì thanh khoản. Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã nhiều lần triệu tập cuộc họp bàn về trần lãi suất huy động. Mặc dù các thành viên của Hiệp hội sau khi nhất trí với trần lãi suất vẫn ngầm tăng lãi suất huy động thông qua các hoạt động tặng quà, khuyến mãi, tặng lãi suất thưởng... Như vậy, lãi suất mà một số NHTM (nhất là các NHTMCP quy mô nhỏ) huy động thực tế cao hơn lãi suất mà Hiệp hội ngân hàng đã thỏa thuận rất nhiều. Trong bối cảnh đó, NHNN đã áp dụng trần lãi suất huy động.
Trong giai đoạn 2008 - 2012, lãi suất trên thị trường Việt Nam biến động thay đổi liên tục. Cuối năm 2008, lãi suất huy động đẩy cao đến 18%/năm nhưng chỉ vài tháng sau đó đến giữa năm 2009, lãi suất giảm xuống mức 11%/năm. Từ mức trần 14% theo quy định của NHNN năm 2010, các ngân hàng xé rào đẩy lãi suất huy động năm 2011 có lúc lên đến 19%/năm. Đến tháng 3/2012 NHNN quy định mức trần lãi suất là 13%/năm, từ tháng 5/2012 NHNN quy định mức trần lãi suất từ 13%/năm xuống còn 11%/năm. Tuy nhiên mức lãi suất này duy trì không lâu, theo thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 08/06/2012 của thống đốc ngân hàng nhà nước, đến 11/6/2012 trần lãi suất huy động lại giảm tiếp 2%/năm xuống còn 9%/năm. Lãi suất thay đổi liên tục làm ảnh hưởng đến huy động vốn của VPB, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô lợi nhuận, mức độ tiết kiệm chi phí, hệ số sử dụng vốn huy động. Sang đến năm 2013, NHNN ban hành Thông tư số 14/2013/TT-NHNN quy định lãi suất tiền gửi bằng USD của tổ chức giảm từ 0,5%/năm xuống 0,25%/năm; Lãi suất USD tối đa tiền gửi của cá nhân giảm từ 2% xuống 1,25%/năm. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi quy định như trên