- SỞ GIAO DỊCH HÀ NỘI
Sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trong đó có các NHTM, ... phải biết phát huy các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để vượt qua các thách thức và khai thác tốt các cơ hội kinh doanh trên thị trường.. Hoạt động kinh doanh của VPB cũng không nằm ngoài quy luật này. Chiến lược huy động vốn của VPB trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 như sau: tiếp tục phát huy những thế mạnh tiềm năng để đẩy mạnh những hoạt động kinh doanh chính của mình đặc biệt là lĩnh vực cho vay thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tài trợ thương mại đối với các công ty xuất nhập khẩu, đồng thời duy trì chính sách tín dụng cẩn trọng đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh; mức tăng trưởng vốn huy động bình quân hàng năm đạt tối thiểu là 10% năm; nguồn vốn huy động được phải có tính ổn định cao; cơ cấu vốn huy động phải hợp lý giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ, giữa huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn, giữa huy động từ tổ chức và huy động từ dân cư; không ngừng tăng cường quy mô vốn huy động để giảm sự phụ thuộc của nguồn vốn huy động vào các khách hàng lớn; áp
dụng mức lãi suất cạnh tranh, tương đương với lãi suất huy động của thị trường để duy trì giao dịch của các khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới cho Ngân hàng; giảm thiểu việc huy động vốn với thời gian ngắn và với chi phí cao trên thị trường liên ngân hàng. Ngân hàng phải đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ huy động vốn để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ của VPB so với các NHTM khác; phát triển hệ thống mạng lưới ngân hàng để mang sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến gần với khách hàng, tạo thuận tiện cho khách hàng trong các giao dịch với ngân hàng để nâng cao năng lực huy động vốn; tăng cường công tác marketing, quảng bá ngân hàng, các sản phàm dịch vụ, các hình thức huy động vốn, các chương trình tặng quà, khuyến mãi. Chiến lược huy động vốn luôn phải bám sát chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
3.3 GIẢI PHÁP TANG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG VID PUBLIC - SỞ GIAO DỊCH HÀ NỘI
3.3.1 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ
Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp ngân hàng khơi tăng NVHĐ. Một ngân hàng có nhiều sản phàm huy động sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng đến giao dịch. Nắm bắt điều đó, những năm gần đây VPB đã có nhiều đổi mới trong công tác huy động vốn, từng bước phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của khách hàng gửi tiền. Tuy nhiên, VPB chủ yếu huy động vốn thông qua các tài khoản tiền gửi của khách hàng. Các loại tài khoản tiền gửi bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn. Hơn nữa, cách thức trả lãi cho các tài khoản tiền gửi chưa linh hoạt: lãi tiền gửi không kỳ hạn được trả một lần vào cuối tháng; lãi tiền gửi có kỳ hạn được trả một lần vào ngày đến hạn hoặc định kỳ theo tháng theo quý. Trong khi đó, nhiều NHTM khác huy động tiền gửi thông qua rất nhiều loại hình tài khoản như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm mua nhà, tiết kiệm học đường ... Các hình thức trả lãi cũng đa dạng hơn : lãi trả trước, lãi trả sau. Đe khắc phục điểm yếu trong sản phẩm tiền gửi và để giảm thiểu nguy cơ quy mô vốn huy động bị thu hẹp, VPB cần phải thực hiện chiến lược hạn chế điểm yếu.
Trước hết, Ngân hàng phải đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và các dịch vụ hỗ trợ. Để có thể tránh được nguy cơ các sản phẩm mới mà Ngân hàng đưa ra không được chấp nhận và để giảm thiểu chi phí cho việc phát triển sản phẩm mới, VPB cần tiến hành việc phát triển các sản phẩm theo hướng học tập sản phẩm của các NHTM khác và đưa ra các sản phẩm tiền gửi tương tự hoặc sản phẩm tốt hơn. Theo đó, Ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu các sản phẩm tiền gửi đang được các NHTM khác áp dụng, tìm ra các ưu và nhược điểm của các sản phẩm này. Qua đó, Ngân hàng có thể đa dạng hóa các sản phẩm hiện có, cải tiến các sản phẩm hiện có, tăng độ hấp dẫn cho các sản phẩm hiện có, đưa ra các sản phẩm tiền gửi có ưu điểm vượt trội, phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Ngay bây giờ, Ngân hàng có thể đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ bằng cách:
- Cung cấp các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND và nhiều loại ngoại tệ khác hơn là chỉ giới hạn ở USD. Bổ sung thêm tài khoản cũng như tiền gửi có kỳ hạn cho một số loại ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY, GBP, SGD, HKD... Gia tăng loại giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt với tất cả các loại ngoại tệ mà ngân hàng giao dịch với đại lý thu đổi ngoại tệ cho cả khách hàng vãng lai.
- Tăng tiện ích cho các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn như trả lãi trước, trả lãi định kỳ.
- Đa dạng hóa hình thức huy động đối với tiền gửi tiết kiệm dân cư: VPB có thể phát triển thêm một số loại TK sau:
+ TGTK rút gốc từng phần lãi suất bậc thang: phần vốn rút trước hạn sẽ được hưởng lãi suất của kỳ hạn thấp hơn liền kề, phần còn lại vẫn được hưởng lãi suất như bình thường. Với hình thức gửi tiết kiệm này, khách hàng sẽ không bị ảnh hưởng bởi lãi suất thị trường. Thời gian thực gửi càng dài lãi suất càng cao, tối đa 36 tháng. Hết 36 tháng nếu khách hàng chưa đóng tài khoản, ngân hàng tự động nhập gốc vào lãi chuyển sang kỳ hạn bậc thang mới áp dụng lãi suất bậc thang theo các bậc và mức lãi suất tại thời điểm chuyển.
+ Tiết kiệm giành cho người cao tuổi: tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm tích luỹ (tiết kiệm nhân thọ) với các tiện ích như: người gửi có toàn quyền quyết định số tiền gửi mỗi lần, khi có sự cố bất thường xảy ra họ có thể rút tiền trước hạn hoặc vay vốn tại ngân hàng với lãi suất ưu đãi cộng thêm một khoản trợ cấp. Điều này sẽ khiến họ yên tâm giao phó cho ngân hàng những khoản tiền mà cả đời họ chắt chiu được. Đồng thời đảm bảo cho người già có mức sống ổn định, an toàn. Còn ngân hàng sẽ có được nguồn tiền ổn định, liên tục và lâu dài, hơn nữa lại gây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
+ TGTK có mục đích: tiết kiệm tích luỹ an sinh, tiết kiệm tích luỹ giáo dục, tiết kiệm tích luỹ tiêu dùng (mua nhà, ô tô, ...), tiết kiệm tích luỹ phương tiện vận chuyển, tích luỹ thành đạt, tích luỹ nhà đất, ... Với các hình thức tiết kiệm trên, khách hàng sẽ nộp một số tiền nhất định theo định kỳ 1 tháng, 3 tháng, ... từ nguồn thu nhập của mình để có một số tiền lớn tích luỹ nhằm thực hiện các dự định cho tương lai như: đảm bảo nhu cầu tài chính cho cuộc sống, nhu cầu học hành, mua sắm tài sản...trong khoảng thời gian từ 1 đến 15 năm, khi khó khăn khách hàng có thể dùng sổ tiết kiệm này vay vốn tại ngân hàng hoặc thanh lý trước hạn, có quyền lựa chọn người thụ hưởng hoặc chuyển nhượng cho người khác, ... khách hàng được quyền rút một phần hoặc toàn bộ vốn trước hạn bất kỳ lúc nào và hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi, gửi càng lâu, lãi suất càng cao. Những tiện ích trên sẽ đảm bảo hạn chế tối đa thiệt
hại cho khách hàng. Với việc cung ứng các sản phẩm trên chắc chắn sẽ giúp VPB mở rộng thị trường huy động vốn từ dân cư.
- VPB có thể thực hiện việc chứng khoán hoá các khoản tiền gửi, cho phép khách hàng có quyền chuyển nhượng chúng. Với hình thức này, Chi nhánh có thể phát hành thẻ tiết kiệm vô danh với thời hạn dài từ 1 đến 5 năm với lãi suất luỹ tiến theo thời hạn gửi tiền. Ngân hàng không phát hành đồng loạt mà thực hiện giống như các khoản TGTK thông thường khác. Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp VPB có thể huy động nhiều hơn nguồn vốn trung, dài hạn.
- Phát triển hơn nữa các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn như dịch vụ thẻ Visa, Master; dịch vụ ngân hàng điện thoại, dịch vụ ngân hàng trực tuyến tăng thêm tính năng gửi, rút tiết kiệm online cho khách hàng, dịch vụ hỗ trợ tư vấn khách hàng qua tổng đài chăm sóc khách hàng, qua trung tâm cung cấp thông tin cho khách hàng. Riêng với dịch vụ thẻ, VPB cần chú trọng vào việc xây dựng và phát triển các loại thẻ: thẻ tiết kiệm thịnh vượng, thẻ thương mại điện tử, thẻ tín dụng quốc tế, ... xây dựng các tiện ích, hạn mức, biểu phí riêng cho mỗi loại thẻ. Để làm tốt công tác này, VPB cần đẩy mạnh mạng lưới giao dịch ATM, tăng cường hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế, tích cực quảng bá, giáo dục về dịch vụ thẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc lắp đặt thêm một số máy ATM để tạo thuận tiện cho khách hàng của VPB, giảm thiểu được phí khi sử dụng dịch vụ thẻ ATM, tránh thủ tục cứng nhắc khi đổi mật khẩu lần đầu tiên sử dụng cho khách hàng.
- Tiếp tục phát huy sản phẩm tiền gửi thanh toán. Quán triệt đến tất cả các phòng nghiệp vụ có quan hệ trực tiếp với khách hàng ngoài nhiệm vụ tác nghiệp còn phải tiếp xúc, gây dựng tình cảm tốt đẹp với các tổ chức kinh tế, đặc biệt là với các doanh nghiệp lớn. Duy trì thường xuyên việc tặng quà dịp lễ, tết, sinh nhật. thực hiện khuyến mại với khách hàng mở tài khoản giao
dịch cá nhân, điều chỉnh thời gian giao dịch: nhận và trả tiền ngoài giờ hành chính, các ngày lễ, ngày nghỉ, thực hiện thu nhận tiền tại nhà, tại trụ sở doanh nghiệp, tại các đầu mối thanh toán, nhằm tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, xác lập, củng cố và phát triển mối quan hệ với nhóm khách hàng này.
3.2.2 Áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt
Lãi suất là yếu tố chính tạo nên thu nhập và chi phí cho ngân hàng. Mọi biến động về lãi suất đều có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, việc xây dựng chính sách lãi suất là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Đồng thời, lãi suất là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các NHTM, giúp các ngân hàng có thể hấp dẫn được khách hàng đến gửi tiền. Nếu ngân hàng trả lãi cao sẽ khuyến khích khách hàng đến gửi tiền nhưng lại làm gia tăng chi phí. Do vậy, việc xây dựng chính sách lãi suất hợp lý sẽ giúp ngân hàng huy động được một lượng vốn theo kế hoạch, đảm bảo tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.
Trong những năm qua, VPB đã áp dụng chính sách lãi suất khá hợp lý và đã thu hút được một lượng vốn đáng kể. Tuy nhiên, lãi suất VPB đưa ra vẫn kém cạnh tranh hơn một số ngân hàng khác trong cùng địa bàn ở một số loại sản phẩm tiền gửi (TGTK) dẫn đến lượng vốn này tuy có tăng nhưng không đáng kể. Do vậy, trong thời gian tới để tăng cường NVHĐ, VPB cần phải thường xuyên duy trì một chính sách lãi suất linh hoạt và hợp lý theo hướng:
- Trong từng thời điểm khác nhau có chính sách lãi suất khác nhau. Trong thời điểm tình hình kinh tế xã hội ổn định, lạm phát thấp, ... thì lãi suất tuân theo nguyên tắc lãi ngắn hạn thấp hơn lãi dài hạn. Nhưng vào những thời điểm nền kinh tế bất ổn, thị trường tài chính diễn biến không định trước, ngân hàng phải chú ý ưu tiên lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi dài
hạn. Vì chỉ có làm như vậy chi nhánh mới có thể giảm thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng.
- Lãi suất huy động khác nhau với các đối tượng khách hàng khác nhau. Lãi suất tiền gửi tổ chức kinh tế thấp hơn tiền gửi dân cư và thấp hơn lãi suất chứng chỉ tiền gửi. Lãi suất áp dụng với từng khách hàng khác nhau trong một nhóm khách hàng là khác nhau. Dựa trên lợi nhuận ngân hàng đã nhận được từ khách hàng, lợi nhuận tiềm năng sẽ nhận được từ khách hàng, VPB xây dựng cơ chế lãi suất riêng. Có thể cùng sản phẩm đầu tư tự động áp dụng với nhiều khách hàng tổ chức kinh tế, nhưng có khách hàng số dư tiền gửi không kỳ hạn lớn sẽ dược áp dụng lãi suất cao hơn.
- Lãi huy động và cho vay phải phù hợp nhau, và phù hợp với thị trường. Quy chế trả lãi tiền gửi phải thống nhất, xuyên suốt và tiện lợi cho phép khách hàng lựa chọn. Ví dụ: các khách hàng gửi tiền với số lượng lớn và thời hạn dài sẽ được ưu đãi về lãi suất hoặc có dịch vụ ưu đãi đi kèm... VPB phải xây dựng chính sách lãi suất riêng, vừa hấp dẫn khách hàng, vừa tạo được lợi thế trong cạnh tranh.
- Với tiền gửi tiết kiệm: ngoài lãi suất, người gửi thường bị chi phối bởi mối quan hệ đã có với ngân hàng, chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp, thái độ, phong cách phục vụ của ngân hàng. Do vậy, với loại tiền gửi này VPB cần đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, hoặc không tăng lãi suất thì đi kèm khuyến mại: tặng quà, quay sổ số trúng thưởng... Cần tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng và tạo mối quan hệ với các khách hàng này.
- Đối với tài khoản tiền gửi thanh toán: sự thuận tiện, nhanh chóng, đa dạng và độ an toàn được đặt lên hàng đầu. Để tăng cường nguồn vốn này hơn nữa, ngoài việc thực hiện tốt các giao dịch, VPB có thể chủ động áp dụng hình thức miễn, giảm phí dịch vụ.
- Đối với các sản phẩm hiện đại: tốt nhất VPB nên miễn phí phát hành thẻ, miễn phí giao dịch, không yêu cầu số dư tối thiểu... tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng sử dụng thẻ. Ngược lại VPB trả lãi thấp cho số dư trên tài khoản thẻ.
Tuy nhiên, hiện nay, lãi suất huy động bằng Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ của NHTM bị NHNN khống chế mức trần. Lãi suất huy động của các NHTM là hầu như không khác biệt nên việc áp dụng giải pháp lãi suất không phát huy nhiều tác dụng. Sau này, khi trần lãi suất huy động được gỡ bỏ, thực hiện giải pháp này cũng đồng thời là thực hiện chiến lược khắc phục điểm yếu sẽ giúp cho VPB hạn chế được sự dịch chuyển vốn huy động của khách hàng từ VPB đi các NHTM khác, góp phần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.
3.2.3 Mở rộng mạng lưới phục vụ cho công tác huy động vốn
Mở rộng mạng lưới giao dịch là mục tiêu hướng tới của rất nhiều NHTM. Thông qua quá trình phát triển mạng lưới, ngân hàng có thể chủ động tập trung vào các khu vực có nhiều khách hàng tiềm năng, mang sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng đến gần với khách hàng hơn, từ đó mở rộng cơ sở khách hàng, phát triển các hoạt động và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Với hệ thống mạng lưới còn quá mỏng như hiện nay, VPB khó có thể tiếp cận được các khách hàng tiềm năng, kể cả những khách hàng Malaysia, ở xa