Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ

Một phần của tài liệu 1370 thực trạng và giải pháp huy động vốn tại NH liên doanh VID PUBLIC sở giao dịch hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 89)

3.4 KIẾN NGHỊ

3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ

3.4.1.1 Chính sách lãi suất

Lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, tài chính, tín dụng, ... Chính sách lãi suất chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện giá cả ít biến động, tiền tệ ổn định. Sử dụng chính sách lãi suất hợp lý sẽ thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội, kích thích các đơn vị, các tổ chức kinh tế sử dụng vốn trong sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Chính sách lãi suất phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội trong nước và quốc tế trong từng thời kỳ.

Để giúp các ngân hàng đưa ra được mức lãi suất hợp lý, thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đồng thời đẩy mạnh cho vay, đầu tư, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, giảm khối lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng nhà nước phải sử dụng linh hoạt chính sách lãi suất trong quản lý, cũng như ban hành các luật định thông qua việc quy định khung lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu. Lãi suất quy định phải phù hợp với thị trường để tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất giữa các NHTM. Cần cân đối giữa lãi suất huy động và tỷ lệ lạm phát nhằm bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, tạo thuận lợi cho công tác huy động vốn của các NHTM.

3.4.1.2 Chính sách tỷ giá

Khi tỷ giá biến động tăng nhanh thì dù lãi suất ngoại tệ có hạ xuống, lãi suất VNĐ tăng lên thì nguồn vốn huy động nội tệ của ngân hàng cũng không tăng trưởng đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu vay VNĐ lại tăng lên, điều này gây sức ép cho thị trường và làm cho VNĐ càng trở nên khan hiếm. VNĐ giảm giá sẽ khiến cho phần lớn dân chúng muốn nắm giữ ngoại tệ hơn do đó

càng gây khó khăn cho việc huy động nội tệ trừ khi ngân hàng Nhà nước có chính sách bình ổn tỷ giá. Neu tỷ giá ổn định thì sẽ huy động được nhiều VNĐ mà không phải tăng lãi suất.

3.4.1.3 Hoàn thiện và phát triển thị trường vốn

Sự hình thành và phát triển của thị trường vốn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường hàng hoá. Thị trường vốn phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá của các NHTM. Thị trường vốn là nơi gặp gỡ giữa người có ứng vốn với người cần vốn, qua đó tập trung được các nguồn vốn phân tán, nhỏ lẻ thành một lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước cần xúc tiến và tác động để thị trường vốn ngày càng phát triển hoàn thiện.

Ngoài ra Chính phủ cần ổn định về kinh tế vĩ mô, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp là nhữngvấn đề lớn mà Nhà nước đang phải tập trung giải quyết. Kinh tế có phát triển, lạm phát và thất nghiệp có được kiểm soát thì tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế mới tăng lên, người dân mới có tiền và yên tâm gửi vào ngân hàng.

3.4.1.4 Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra

Ngân hàng nhà nước phải thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những hành vi, những biểu hiện sai trái, vi phạm quy định huy động vốn, các hành vi gây thất thoát nguồn vốn của Nhà nước, của nhân dân; đưa hoạt động của tổ chức tín dụng đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao; giúp làm lành mạnh, trong sạch hoạt động của các NHTM, giúp nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế; phát hiện và xử lý nghiêm khắc các NHTM huy động vốn vượt trần lãi suất, lách luật, trái với quy định của NHNN, xử lý nghiêm

các doanh nghiệp niêm yết giá hàng hóa dịch vụ bằng đô la Mỹ, xử lý việc mua bán đầu cơ Đô la Mỹ ngoài thị trường tự do.

Một phần của tài liệu 1370 thực trạng và giải pháp huy động vốn tại NH liên doanh VID PUBLIC sở giao dịch hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w