Bài học kinh nghiệm cho NHNo & PTNT chi nhánh Hùng Vương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hùng vương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 38)

Việt Nam là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ NHBL. Tuy nhiên, trước sự tham gia của các ngân hàng quốc tế dày dặn kinh nghiệm, cùng với sự phát triển mạnh mẽ mảng dịch vụ này của các ngân hàng trong nước, nếu Agribank nói chung và chi nhánh Hùng Vương nói riêng không tận dụng được cơ hội, sự am hiểu về thị trường và mạng lưới khách hàng sẵn có thì nhiều khả năng sẽ bị để mất miếng bánh thị trường này.

Từ kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng quốc tế cũng như trong nước, có thể thấy một số bài học cần được rút ra:

Thứ nhất, chú trọng nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm: cần phải xác định được phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó triền khai các sản phẩm hướng vào các đối tượng này, tránh phát triền sản phẩm một cách tràn lan, thiếu hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng cần phải phân tích kỹ lượng môi trường kinh doanh, kết hợp với xem xét khả năng của mình để xác định nên phần thị trường dành riêng cho mình.

Thứ hai, việc đa dang hóa các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ là vô cùng cấn thiết: Các loại hình dịch vụ đưa ra nên tạo được những tiện ích khác biệt nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Về vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ, bên cạnh việc rút ngắn thời gian giao dịch, cần phải mở rộng các kênh phân phối hiện đại để tạo điều kiện tiếp cận sản phẩm tốt nhất cho các khách hàng. Bênh cạnh đó, chất lượng dịch vụ còn có thể được nâng cao bằng việc nâng cao trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên.

Thứ ba, tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro cần phải được nhận thức đầy đủ: Hoạt động thành công của ngân hàng ANZ là một minh chứng cho thấy quan trị các rủi ro có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động bán lẻ. Ngân hàng cần nâng cao công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời có thể xây dựng tiêu chí quản trị rủi ro trong việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên.

Thứ tư, tăng cường công tác tiếp thị, đặc biệt là ở khâu nâng cao hình ảnh của ngân hàng: Khách hàng chủ yếu của dịch vụ bán lẻ là các cá nhân, hành vi tiêu họ bị ảnh hưởng rất lớn bởi thương hiệu của một ngân hàng và tâm lý đám đông. Chình vì thế, nếu công tác quảng bá cho các dịch vụ được chú trọng, các nhân viên phục vụ khách hàng một cách nhiệt tình, chu đáo, thì ngân hàng sẽ có thể thu hút thêm được một số lượng khách hàng lớn.

Thứ năm, cơ cấu tổ chức trong ngân hàng cần phải được thiết lập theo hướng chuyên môn hóa: cần có một bộ phận đảm nhận mảng dịch vụ bán lẻ riêng để đảm bảo dịch vụ này được phát triển và quản lí hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã tập trung giải quyết được những lý luận cơ bản nhất về dịch vụ NHBL, đưa ra được các tiêu chí đánh giá sự phát triển, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ NHBL. Đây chính là cơ sở luận để đánh giá đúng thực trạng phát triển dịch vụ NHBL của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hùng Vương.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hùng vương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w